Mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Các bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các sinh viên, học viên cao học của các trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Kinh tế - Luật. Bên cạnh đó, phiếu khảo sát cịn được gửi trực tiếp đến các cán bộ, nhân viên của các công ty đang sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng như công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Gia Định, công ty cổ phần Liên Minh, cơng ty cổ phần Việt Hóa. Ngồi ra, tác giả cũng gửi bảng câu hỏi được thiết kế trực tuyến đến các đối tượng khảo sát để mời họ trả lời thông qua mạng internet.

Sau khi đã loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc nhiều hơn một ơ trả lời,…cịn lại 297 bảng trả lời hợp lệ được sử dụng để phân tích.

Bảng 4.1 Kết quả số lượng mẫu thu thập Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng

phát ra Số lượng thu về Tỷ lệ hồi đáp Số lượng hợp lệ

In và phát bảng câu hỏi trực tiếp 350 298 85.14% 206 Gửi email mời khảo sát trực

tuyến, gửi tin nhắn trên Facebook, Yahoo Messenger

>250 94 37.6% 91

Mẫu được khảo sát gồm 297 khách hàng, trong đó có 121 khách hàng là nam, chiếm 40.7% và 176 khách hàng là nữ, chiếm 59,3% (Phụ lục 7).

Hình 4.1: Giới tính của mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi, chiếm 45,8%, tiếp theo là độ tuổi từ 18 đến 25, chiếm 24,2%, độ tuổi từ 31 đến 35 chiếm 18,9%, độ tuổi từ 36 đến 40 chiếm 10,1% và chỉ có 1% khách hàng có độ tuổi trên 40.

Hình 4.2: Độ tuổi của mẫu khảo sát

Về thu nhập hàng tháng, trong số 297 mẫu được khảo sát có 173 khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, chiếm 58,2%, 59 khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng, chiếm 19,9%, 43 khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng và chỉ có 22 khách hàng có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên, chiếm 7,4%.

Hình 4.3: Thu nhập hàng tháng của mẫu khảo sát

Trong 4 nhóm học vấn được khảo sát thì trình độ học vấn đại học chiếm đa số với tỷ trọng là 60,3% và có 179 người, trình độ sau đại học là 61 khách hàng, chiếm 20,5%; trình độ trung cấp/cao đẳng là 53 khách hàng, chiếm 17,8% và chỉ có 4 khách hàng thuộc nhóm trình độ phổ thơng với tỷ trọng 1,3%.

4 53 179 61 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Phổ thông T rung cấp/Cao đẳng

Đại học Sau đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)