Nguồn vốn huy động và tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.3 Nguồn vốn huy động và tín dụng

Bảng 2.6: Tiền vay và tiền gửi của 27 NHTM Việt Nam

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi NHTMNN 322,786 399,558 454,127 519,790 676,778 745,167 899,676 NHTMCP 133,648 274,985 357,586 519,243 724,848 847,128 1,076,028 Tổng 456,435 674,543 811,713 1,039,033 1,401,626 1,592,295 1,975,704 Tốc độ tăng - 148% 120% 128% 135% 114% 124% Tiền vay NHTMNN 251,361 345,312 410,640 523,906 687,838 818,224 937,691

NHTMCP 96,144 210,433 244,895 394,586 540,956 621,200 705,918

Tổng 347,504 555,745 655,535 918,492 1,228,794 1,439,424 1,643,608

Tốc độ tăng - 160% 118% 140% 134% 117% 114%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các NHTMVN

Số liệu tổng hợp cho thấy cuối năm 2006 khối NHTMNN (gồm VCB, CTG, BIDV, MHB) có thị phần huy động và cho vay áp đảo các khối khác, lần lượt là 70,7,5%, và 72,3%; thì đến cuối năm 2012, các tỷ lệ này chỉ còn 45,5%, và 57,1%. Trong khi đó, nếu xét riêng nhóm NHTMCP và NHTMNN cho thấy thị phần huy động và thị phần cho vay của nhóm NHTMCP tăng dần qua các năm, nhất là thị phần huy động tăng mạnh và dần chiếm ưu thế so với khối NHTMNN. Sự gia tăng thị phần đáng kể trong những năm gần đây xuất phát từ sự gia tăng về số lượng các NHTMCP, quy mô vốn, sự bùng nổ về mạng lưới của khối và cơ chế hoạt động và điều hành linh hoạt trong hoạt động của các NHTMCP.

Biểu đồ 2.7: Thị phần huy động các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Biểu đồ 2.8: Thị phần tín dụng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 2.8 cho thấy, thị phần tín dụng cũng như huy động vốn khối NHTMNN vẫn chiếm ưu thế nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2006, thị phần tín dụng của nhóm NHTMNN là 72,3%, đến 2012 là 57,1%, tương ứng nhóm NHTMCP tăng từ 27,7% (năm 2006) đến 42,9% (năm 2012), huy động vốn của nhóm NHTMNN cũng giảm từ 70,7% năm 2006, đến 2012 là 45,5%, tương ứng nhóm NHTMCP tăng từ 29,5% (năm 2006) đến 54,5% (năm 2012). Về giá trị, ta thấy trong các năm đều có sự tăng trưởng, riêng năm 2012 có sự chững lại (tỷ lệ tăng trưởng bình quân của các ngân hàng nghiên cứu là 14%, thấp nhất trong 7 năm qua). Nguyên nhân chủ yếu do NHNN áp trần tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24/2/2011, điều này đã khiến cho tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống sụt giảm suốt năm 2011 đến đầu năm 2012. Ngồi ra, tình hình tín dụng năm 2012 tăng trưởng tín dụng tiếp tục sụt giảm mạnh, do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và do tình hình sản xuất đình đốn, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các NHTM phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.

Số liệu dư nợ tín dụng của 27 ngân hàng nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng này trong 7 năm qua là 31%/năm, trong đó tăng trưởng

cao nhất là năm 2007 (tăng 60% so với số dư tín dụng năm 2006), và thấp nhất là năm 2012 (chỉ tăng 14% so với năm 2011). Mặt khác tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản rất cao (bình qn 52,5% cho giai đoạn 7 năm 2006-2012).Trong nhóm NHTMNN, tỷ lệ này là 58,4%, cao hơn nhóm NHTMCP là 51,5%. Tỷ lệ này có xu hướng xoay quanh mức 50% cho thấy hoạt động chủ đạo hiện nay của các NHTM Việt Nam là hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)