Giải pháp từ Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90 - 92)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.3 Một số kiến nghị để hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.3.1 Giải pháp từ Chính phủ

− Chính phủ cần đưa ra những thơng điệp và giải pháp hỗ trợ tối đa nhằm củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng trước những sự kiện có khả năng gây ảnh hưởng đến thị trường và tâm lý chung.

Để đảm bảo quá trình tái cơ cấu hệ thống được thực hiện hiệu quả và tránh những xáo trộn do những thông tin bất lợi đưa ra, hầu hết các nước trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều đưa ra các thông điệp đối với công chúng nhằm củng cố niềm tin, tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ từ phía cơng chúng. Theo đó, một số thơng điệp mà Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần đưa ra là: Thứ nhất, Chính phủ cần đảm bảo rằng người gửi tiền sẽ không bị tổn thất và thiệt hại khi một ngân hàng nào đó bị giải thể hay sáp nhập trong q trình tái cơ cấu. Nếu khủng hoảng hệ thống ngân hàng có nguy cơ xảy ra, Chính phủ các nước thường quyết định nâng mức bảo hiểm tiền gửi để gia tăng lịng tin của cơng chúng. Thứ hai, đối với những ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần đưa ra thơng điệp rằng các ngân hàng đó đã đáp ứng được các chuẩn mực kế tốn và an tồn hoạt động hợp với thơng lệ quốc tế, có các biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tốt hoặc đưa ra lộ trình bắt buộc

áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngân hàng thương mại. Thứ ba, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần chỉ đạo việc xây dựng quy chế an toàn, nâng cao năng lực của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng sẽ được vận hành an toàn trong tương lai. Thứ tư, kinh nghiệm các nước cho thấy, giải pháp tốt nhất để duy trì được lịng tin cơng chúng là minh bạch hóa thơng tin và một kế hoạch, lộ trình tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt. − Rà sốt khn khổ pháp lý.

Việc tiến hành các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc. Do đó, các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong các tình huống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng khơng vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây. Việc này rất quan trọng, bởi lẽ nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứ khơng phải vì một động cơ nào khác. Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể.

− Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng.

Để thực hiện quá trình tái cấu trúc ngân hàng, hầu hết các nước đều phải tiến hành xác định một cách rõ ràng và chính xác tình hình tài sản, mức độ và phân loại nợ xấu cũng như mức độ mất vốn của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, việc phân loại các ngân hàng “xấu” và ngân hàng “tốt” cũng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước tiến hành đánh giá một cách kỹ lưỡng đối với từng ngân hàng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với các ngân hàng không lành mạnh và củng cố các ngân hàng lành mạnh. Ngoài ra, các nước đều tiến hành thành lập các công ty quản lý nợ và tài sản xấu để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cũng như để giải quyết các vấn đề nợ xấu và thanh lý các tài sản.

Sau khi đánh giá được mức vốn thực có của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phịng, hầu hết Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương các nước thực hiện tái cấu trúc đều quyết liệt cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém hoặc yêu cầu tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong một vài trường hợp phải áp dụng biện pháp hành chính để buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập lại với nhau để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy phép hoặc đóng cửa cũng như buộc phải tuyên bố phá sản.

− Mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém được xem là một trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với các NHTM khơng có khả năng sáp nhập hoặc hợp nhất. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, việc mua lại hoặc đầu tư của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời, phần lớn Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác sau khi tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này.

− Theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo các ngành kinh tế để đề xuất kịp thời các giải pháp về tiền tệ, tín dụng phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ. Chủ động làm việc ngay với các bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng, các địa để phối hợp tìm các giải pháp xử lý hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có giải pháp hợp lý xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và ngân hàng tạo thêm thanh khoản cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90 - 92)