Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trong hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 54)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.5 Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trong hoạt động

động kinh doanh của NHTM Việt Nam

2.2.5.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế vĩ mô

− Kinh tế thế giới giai đoạn hiện nay đầy khó khăn sau những đợt khủng hoảng liên tiếp kể từ khi khủng hoảng thị trường bất động sản và tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế chưa kịp phục hồi đã phải chịu tác động của các đợt suy thoái kinh tế hai năm liên tiếp 2011 và 2012 khiến cho tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm nghiêm trọng và xuống mức 3,3% năm 2012. Tình trạng nợ công tăng cao và kéo dài ở khu vực Euorzone, thất nghiệp tràn lan, cùng với vấn đề an ninh thế giới căng thẳng ở khu vực Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, Bắc Phi, Trung Đông ... gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội thế giới, trong đó có Việt Nam. Gia nhập WTO từ năm 2007 cùng với độ mở kinh tế ngày càng lớn, nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của suy thoái kinh tế thế giới.

− Nền kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào khu vực ngân hàng: Tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng năm 2012 bằng 172,36% GDP và tín dụng nền kinh tế bằng 102,97%GDP cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP ở một số nước ASEAN

Đơn vị tính: %

Nguồn: Trading Economics – World Bank

Điều này cho thấy khi khu vực ngân hàng không thực hiện được tốt chức năng dẫn vốn với quy mô từng đảm đương trong khu vực thì nền kinh tế tât yếu sẽ biết suy giảm mạnh. Ngược lại, hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương khi kinh tế vĩ mơ bất ổn. Điển hình trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Điều này đã dẫn đến tình trạng “chạy đua” lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở lên đã gây chấn động thị trường. Tiếp đó, để cạnh tranh SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm.

− Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã góp cơng lớn trong việc phát huy vai trị quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động quản lý hệ thống ngân hàng vẫn còn những bất cập cần được thay đổi. Hệ thống văn bản để quản lý hệ thống ngân hàng khơng theo kịp tốc độ, trình độ phát triển của các ngân hàng dẫn đến gây nhiều lỗ hổng. Việc lạm dụng tác động tức thì của biện pháp hành chính đã tạo ra việc lách quy định từ phía các NHTM ở một số lĩnh vực: tiền gửi, tiền vay, phái sinh lãi suất, tỷ giá...Điều này không chỉ tạo ra sự lơi lỏng trong kỷ luật tài chính, mà cịn khó khăn cho NHNN trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

− Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò trong việc cảnh báo, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm và rủi ro

trong hoạt động của NHTM, đặc biệt chưa có những quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào các ngành có rủi ro cao. Ngoài ra, sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật về TSĐB và xử lý nợ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các NHTM khi rủi ro xảy ra.

2.2.5.2 Nguyên nhân từ nội tại hoạt động của NHTM

Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu,

năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của NHTM. Nhiều cổ đông lớn và người đại diện cổ đông lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các NHTM hoạt động chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của các NHTM nhìn chung chưa có hiệu quả cao dẫn đến chưa kiểm sốt có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của NHTM.

Cạnh tranh giữa các NHTM thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các

NHTM dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không tôn trọng: Phương thức, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các NHTM trong nước nhiều hạn chế. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh của các NHTM và dẫn tới vi phạm quy định pháp luât về hoạt động ngân hàng khá phổ biến. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTM Việt Nam là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng đúng mức chất lượng dịch vụ.

Cơ cấu tín dụng khơng hợp lý: theo báo cáo của NHNN về phân loại tín

dụng cho thấy kỳ hạn cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong khi đó nguồn vốn huy động chủ yếu từ ngắn hạn. Điều này gây ra tình trạng căng thẳng thanh khoản thường xun. Chính tình trạnh này dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Các NHTM luôn phải chạy đua lãi suất từ huy động đến cho vay để gia tăng thị phần. Điều này làm cho thị trường tài chính

bị rối loạn, chất lượng tín dụng giảm sút và rủi ro thanh khoản cận kề do tỷ lệ cấp tín dụng vượt nguồn vốn huy động diễn ra tại một số NHTM.

Trong cơ cấu dư nợ của các NHTM, dư nợ cho vay các Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao. Tính đến tháng 9/2011 dư nợ cho vay của các DNNN lớn tại các NHTM là 45.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% dư nợ tín dụng tại các NHTM. Các đơn vị này lại đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả, cũng là một trong những đối tượng cần cơ cấu trọng điểm của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng nợ xấu của các ngân hàng như hiện nay.

Ngoài ra nếu chia theo ngành nghề, lĩnh vực đầu tư bất động sản theo báo cáo đến quý 2/2012 dư nợ là 250.000 tỷ đồng. Trong điều kiện thị trường bất động sản đang “đóng băng”, sụt giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi thì riêng khoản nợ xấu từ khu vực này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 54)