Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 69)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo phương

2.3.3.1 Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE)

quả quy mô (SE)

Với mẫu nghiên cứu gồm 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1, tác giả đã sử dụng hai mơ hình DEACRS và DEAVRS để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các NHTM trong 2 mơ hình giả định các biến khác nhau. Trước hết để có cái nhìn tổng qt về hiệu quả kỹ thuật (TE-CRS) giữa các NHTM với nhau trong mơ hình 1, ta tiến hành xếp hạng các NHTM theo TE-CRS bình quân giai đoạn 2006- 2012 như biểu đồ 2.13 dưới đây:

Biểu đồ 2.15: Hiệu quả kỹ thuật các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012 (Mơ hình DEA 1)

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEA

Trung bình trong giai đoạn 2006-2012 chỉ có một ngân hàng (OCB) đạt hiệu quả tối đa khi so sánh với tổng số 27 ngân hàng nghiên cứu. mức độ chênh lệch hiệu quả giữa các ngân hàng ở mức tương đối, từ mức thấp nhất là MHB với hiệu quả kỹ thuật bình quân 0,75 trong 7 năm, hầu hết các ngân hàng đều đạt mức hiệu quả từ

80% trở lên, mức hiệu quả kỹ thuật bình quân 27 ngân hàng là 0,889. Trong đó các NHTMNN với ưu thế về quy mô vốn, kinh nghiệm hoạt động trong ngành lại không thuộc nhóm đứng đầu trong mẫu: VCB ở vị trí 6, BIDV và CTG lần lượt ở tại vị trí thứ 14 và 17 vị trí 15, riêng MHB là ngân hàng hiệu quả thấp nhất trong mẫu.

Trong giai đoạn từ 2006-2012, số lượng ngân hàng đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất mỗi năm khơng nhiều: cao nhất là năm 2011 có 11 ngân hàng, năm 2006- 2010 chỉ có khoảng từ 4-10 ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, riêng năm 2012 chỉ có 6 ngân hàng đạt mức cao nhất (TE=1). Điều này cho thấy nhìn chung các NHTM Việt Nam chưa đạt được mức hiệu quả kỹ thuật. Nếu xét cả giai đoạn, chỉ có một ngân hàng Phương Đơng (OCB) duy trì hiệu quả tối ưu so với mẫu còn lại trong suốt giai đoạn nghiên cứu, ổn định tiếp theo là các ngân hàng MBB, SEA, CAP, SGB và MSB, khi đạt hiệu quả kỹ thuật trong 4-6 năm trên 7 năm nghiên cứu, ngoài ra các ngân hàng gồm KLB, SOU cũng duy trì hiệu quả cao nhất trong 3 năm, các ngân hàng còn lại chỉ đạt hiệu quả tối ưu tối đa trong 2 năm. Đáng lưu ý là có đến 11 ngân hàng khơng đạt hiệu quả tối ưu trong mơ hình suốt giai đoạn nghiên cứu, trong đó có 7 ngân hàng do khơng đạt hiệu quả qui mô làm ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật, cịn lại 3 ngân hàng khơng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần lẫn hiệu quả qui mô.

Trong mơ hình 2 với 2 biến tiền gửi & chi phí lãi-biến đầu vào và tiền vay & thu nhập lãi- biến đầu ra ta cũng xếp hạng các NHTM theo TE-CRS bình quân giai đoạn 2006-2012 như biểu đồ 2.14 dưới đây:

Biểu đồ 2.16 Hiệu quả kỹ thuật các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2012 (Mơ hình DEA 2)

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEAP

Trung bình trong cả giai đoạn 2006-2012 theo mơ hình này, khơng có một ngân hàng nào đạt hiệu quả tối đa khi so sánh với tổng số 27 ngân hàng nghiên cứu. Mức độ chênh lệch hiệu quả giữa các ngân hàng cũng ở mức tương đương so với mơ hình 1, thấp nhất là SOU với hiệu quả kỹ thuật bình quân 0,69 trong 7 năm, hầu hết các ngân hàng đều đạt mức hiệu quả từ 80% trở lên, mức hiệu quả kỹ thuật bình quân 27 ngân hàng là 0,822. Trong đó, nhìn chung các NHTMNN đạt được hiệu quả kỹ thuật cao hơn với nhóm NHTMCP, điều này có thể lý giải được qua truyền thống và quy mô hoạt động trong lĩnh vực huy động và cho vay là thế mạnh của nhóm ngân hàng này, trong khi ở mơ hình 1 có xét đến các yếu tố hoạt động khác.

Trong giai đoạn từ 2006-2012, số lượng ngân hàng đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất thấp hơn so với mơ hình 1, cao nhất là năm 2011 có 9 ngân hàng, năm 2008 và 2009 chỉ có khoảng từ 2 ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất. Điều này cho thấy nếu chỉ xét riêng đơn thuần hoạt động huy động vốn và cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn này thì đạt hiệu quả khơng cao. Nếu xét cả giai đoạn, chỉ có sáu ngân hàng (CAP, EIB, KLB, OCB, PGB, SEA) duy trì hiệu quả ổn định nhưng chỉ tối đa trong 3 năm, các NHTMNN chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật trong 1-2 năm trên 7 năm nghiên cứu. Có đến 10 ngân hàng khơng đạt hiệu quả tối ưu trong mơ hình suốt giai

đoạn nghiên cứu, trong đó có 4 ngân hàng khơng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần lẫn hiệu quả qui mô.

Kết quả ước lượng theo mơ hình DEA VRS năm gần nhất (năm 2012) của mơ hình 1 cho thấy có 13 trong tổng số 27 ngân hàng nghiên cứu đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất (giá trị Te –vrs bằng 1), trong khi đó chỉ có 6 ngân hàng trong 27 ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất (giá trị Te –crs bằng 1) trong mơ hình DEA CRS (các ngân hàng này cũng đạt hiệu quả kỹ thuật trong mơ hình VRS), các ngân hàng cịn lại khơng đạt hiệu quả trong mơ hình này. Do trong mơ hình CRS khi xét đến hiệu quả có tính đến hiệu quả qui mơ tối ưu. Xét riêng nhóm NHTMNN ta thấy khơng có ngân hàng nào đạt hiệu quả cao tối ưu trong năm 2012 trong cả hai mơ hình VRS và CRS, đều do ảnh hưởng của hiệu quả qui mô.

Bảng 2.17: Các chỉ tiêu hiệu quả bình qn (Mơ hình DEA 1)

Chỉ tiêu hiệu quả 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006-12 Hiệu quả kỹ thuật

(Te-crs) 0,884 0,828 0,818 0,915 0,941 0,950 0,887 0,889

NHTMNN 0,887 0,804 0,808 0,851 0,910 0,916 0,881 0,865

NHTMCP 0,884 0,832 0,820 0,926 0,947 0,956 0,888 0,893

Hiệu quả kỹ thuật

thuần (PTE-vrs) 0,934 0,935 0,895 0,944 0,969 0,964 0,952 0,942

NHTMNN 0,957 0,967 0,959 0,948 0,947 0,950 0,946 0,954

NHTMCP 0,929 0,929 0,884 0,944 0,972 0,967 0,953 0,940

Hiệu quả quy mô

(SE) 0,946 0,887 0,915 0,969 0,972 0,985 0,932 0,944

NHTMNN 0,927 0,830 0,842 0,897 0,962 0,965 0,935 0,908

NHTMCP 0,949 0,896 0,928 0,982 0,974 0,989 0,932 0,950

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEA

Trong cơ sở lý thuyết tại Chương 1 ta có hiệu quả kỹ thuật trong mơ hình DEA CRS bằng tích số của hiệu quả kỹ thuật trong mơ hình DEA VRS và hiệu quả quy mô (SE) Bảng 2.15 cho thấy hiệu quả kỹ thuật (TE) bình quân giai đoạn 2006- 2012 thấp hơn hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mơ (SE), và mức đóng góp của SE vào TE của các NHTM giữa hai nhóm NHTMNN và NHTMCP có sự

khác nhau: đối với NHTMNN giá trị SE nhỏ hơn PTE có nghĩa là hiệu quả quy mơ thấp hơn hiệu quả kỹ thuật thuần, ngược lại đối với nhóm NHTMCP thì giá trị SE lại cao hơn PTE. Điều này cho thấy các NHTMCP khai thác hiệu quả qui mô tốt hơn các NHTMNN trong mẫu.

Biểu đồ 2.18: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của các NHTM Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEA

Khi xét riêng trong từng nhóm NHTM, yếu tố hiệu quả qui mô thể hiện tương đối rõ ràng hơn. Hiệu quả kỹ thuật của nhóm NHTMNN thấp hơn nhóm NHTMCP mặc dù xét về hiệu quả kỹ thuật thuần cao hơn nhưng hiệu quả qui mô lại thấp hơn. Hiệu quả kỹ thuật của nhóm NHTMNN thường xuyên bị ảnh hưởng do hiệu quả quy mô thấp hơn: trong giai đoạn nghiên cứu (7 năm), có đến 5 năm hiệu quả qui mơ cao hơn hiệu quả thuần, vào năm 2010 và 2011 có cải thiện nhưng lại tiếp tục sụt giảm trong năm 2012. Xét từng ngân hàng trong nhóm NHTMNN, MHB-ngân hàng có qui mơ tổng tài sản thấp nhất trong nhóm, lại là ngân hàng có hiệu quả qui mơ cao và duy trì ổn định mức tối ưu trong 4 năm. Các ngân hàng còn lại với tổng tài sản lớn hơn rất nhiều có hiệu quả qui mơ thấp hơn và khơng ổn định.

Trong nhóm NHTMCP, hiệu quả qui mô đạt mức cao hơn so với nhóm NHTMNN, nhìn chung khơng q chênh lệch với hiệu quả kỹ thuật thuần. Điều này cho thấy tồn cảnh NHTM hiện nay, nhóm NHTMCP tận dụng tốt ưu thế qui mơ hơn nhóm NHTMNN. Minh họa tại Biểu đồ 2.19 cho thấy các ngân hàng có quy mơ tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả qui mơ thấp so với nhóm ngân hàng có quy mơ tổng tài sản nhỏ.

Biểu đồ 2.19: Hiệu quả qui mô theo tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEAP và các BCTC của NHTMVN

Từ kết quả của phần mềm DEAP cho thấy nhóm NHTMNN phải cải thiện PTE 4,6% và SE 9,2% để đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất, trong khi đó nhóm NHTMCP phải cải thiện PTE 6,0% và SE 5,0%. Hiệu quả kỹ thuật (TE) bình quân cả giai đoạn là 0,889 thấp hơn 1 cho thấy rằng các NHTM hiện nay có thể cải thiện giảm đầu vào thêm 11,1% để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo kết quả của mơ hình 2 cũng cho thấy đặc điểm tương tự tại mơ hình 1 đó là tính phi hiệu quả quy mô đã làm ảnh hưởng lên hiệu quả kỹ thuật của các NHTM. Trong đó nhóm NHTMNN tính phi hiệu quả quy mơ cao hơn nhóm NHTMCP mặc dù có hiệu quả kỹ thuật khá cao (Bảng 2.18).

Bảng 2.20: Các chỉ tiêu hiệu quả bình qn (Mơ hình DEA 2)

Chỉ tiêu hiệu quả 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006-2012 TE 0,742 0,808 0,647 0,829 0,924 0,914 0,887 0,822 NHTMNN 0,690 0,740 0,666 0,882 0,979 0,974 0,980 0,844 NHTMCP 0,751 0,820 0,643 0,820 0,915 0,904 0,871 0,818 PTE 0,954 0,959 0,890 0,921 0,951 0,940 0,933 0,936 NHTMNN 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 0,980 0,996 0,996 NHTMCP 0,946 0,952 0,871 0,907 0,942 0,934 0,923 0,925 SE 0,776 0,841 0,727 0,899 0,972 0,971 0,949 0,876 NHTMNN 0,690 0,740 0,666 0,882 0,979 0,994 0,984 0,848 NHTMCP 0,791 0,859 0,737 0,902 0,971 0,967 0,943 0,881 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEAP

Như vậy ta thấy vấn đề nổi bật hiện nay của các NHTM Việt Nam là chưa khai thác quy mô để đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.

2.3.3.2 Giá trị tối ưu các biến đầu vào và đầu ra tại các NHTM hiệu quả thấp

Từ kết quả phần mền DEAP 2.1 với mơ hình DEA cho ta giá trị tối ưu của các biến thể hiện giá trị mục tiêu thể hiện các giá trị mà ngân hàng có thể tăng thêm đối với các biến đầu ra và các giá trị của biến đầu vào mà ngân hàng có thể giảm trừ hay một cách khác chính là mức độ lãng phí trong nguồn lực đầu vào của ngân hàng. Xét tổng quan các NHTM cho thấy mức độ lãng phí trong nguồn lực đầu vào là khá lớn, trong năm 2006, tổng chi phí đầu vào có thể giảm thiểu là 5.475 tỷ đồng, trong đó nhóm NHTMNN chỉ có 4 ngân hàng nhưng chiếm đến 61,8% cho thấy tính phi hiệu quả của nhóm này là rất cao.

Bảng 2.21: Giá trị tối ưu cho các biến đầu vào, đầu ra tại hai NHTM

Giá trị thực Di chuyển về tâm Di chuyển bổ sung Giá trị mục tiêu mục NH tiêu

Trọng số mục

tiêu Ngân hàng Original Radial

movement Slack Movement Projected value Peers Peer weights MHB Y1 1.495.123 0 0 1.495.123 WES 10,148 Y2 7.073 0 139530.577 146.604 SEA 1,337 X1 1.066.381 -208.918 0 857.463 MBB 0,495 X2 141.378 -27.698 0 113.680 X3 146.450 -28.691 0 117.759 NAB Y1 266.015 0 0 266.015 SEA 0,172 Y2 10.014 0 22.085 32.099 MBB 0,074 X1 170.818 -28.567 0 142.251 WES 2,928 X2 26.108 -4.366 0 21.742 X3 26.589 -4.447 0 22.142 Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEAP

Phân tích điển hình hai NHTM có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất bình quân qua các năm (MHB- 0,750; NAB- 0,796). Các ngân hàng này có thể cắt giảm chi phí các nguồn lực trong khi vẫn giữ nguyên kết quả đầu ra. Việc cắt giảm chi phí đầu vào bao gồm chi phí trả lãi, chi phí ngồi lãi và chi phí lao động trong đó trong đó cắt giảm chi phí trả lãi bao gồm việc giảm huy động, hoặc giảm lãi suất huy động, giảm chi phí ngồi lãi bao gồm giảm chi phí quản lý và quảng cáo, khuyến mãi, giảm chi phí lao động gồm việc cắt giảm bộ máy nhân sự, trả lương thấp hơn... Cụ thể của tình huống này, MHB có thể cắt giảm các khoản chi phí đầu vào khoảng 265.307 triệu đồng (gồm chi phí trả lãi: 208.918 triệu đồng, chi phí ngồi lãi: 27.698 triệu đồng và chi phí lao động là 28.691triệu đồng), để tăng hiệu quả hoạt động. Tương tự, NAB cần giảm thêm 37.380 triệu đồng chi phí đầu vào.

Các ngân hàng mục tiêu và trọng số mục tiêu là kết quả từ mơ hình DEA VRS. Các ngân hàng mục tiêu là các ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, phù hợp với các ngân hàng hoạt động ít hiệu quả hơn, và mỗi ngân hàng mục tiêu có trọng số mục tiêu của nó thể hiện rằng chính sách các ngân hàng mục tiêu phù hợp theo trọng số đối với ngân hàng chưa hiệu quả. Ví dụ đối với trường hợp ngân hàng MHB, có 3

ngân hàng mục tiêu là WES, SEA, MBB trong đó, chính sách các ngân hàng này phù hợp với MHB theo trọng số tương ứng 10,148:1,337:0,495, nghĩa là WES có chính sách phù hợp với nó nhất.

Trong mơ hình 2, các ngân hàng đạt hiệu quả thấp cũng có thể cải thiện bằng cách cắt giảm chi phí huy động vốn để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)