Giải quyết vấn đề nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 86)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

3.2.1 Giải quyết vấn đề nợ xấu

Như đã đề cập giải quyết vấn đề nợ xấu NHTM đang là vấn đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo an toàn hoạt động, trên cơ sở giải quyết vấn đề nợ xấu các NHTM mới có thể tiến đến phát triển. Do vậy giải quyết vấn đề nợ xấu phải được thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn.

Cần kiểm soát nhằm ngăn chặn phát sinh nợ xấu

Để ngăn chặn tình trạng phát sinh nợ xấu, các NHTM cần phải:

− Thận trọng trong việc đầu tư, tài trợ tín dụng, đặc biệt đối với các ngành nhạy cảm, đối với sự phát triển của kinh tế cần có cơ chế kiểm sốt phù hợp, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt, kém hiệu quả. Bài học kinh nghiệm từ tình trạng khó khăn của ngành bất động sản mà nhiều NHTM Việt Nam đang phải đối mặt cho thấy các NHTM chưa chú trọng việc nghiên cứu định hướng đầu tư phù hợp.

− Nâng cao chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động cấp tín dụng. Đây là một chức năng đặc biệt quan trọng trong hệ thống một NHTM nhằm đảm bảo các hoạt động tuân theo chuẩn mực và quy định của ngân hàng. Với đặc điểm hoạt động là một ngành kinh doanh đặc thù như ngành ngân hàng thì rủi ro là điều khó tránh khỏi do đó bộ phận kiểm tra kiểm sốt sẽ nhận diện, cảnh báo và đưa ra những giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro.

− Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, đạo đức đội ngũ liên quan khối tín dụng, nhằm tránh xảy ra rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM. Trong những năm gần đây, các trường sai phạm dẫn đến phát sinh nợ xấu, có khả năng mất vốn cao ngày càng nhiều, trong đó khơng ít trường hợp có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố đạo đức cán bộ, như các trường hợp sai phạm lớn tại Agribank Nam Hà Nội, Agribank Long Biên,… dẫn đến thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Do đó cần chú trọng yếu tố này xuyên suốt trong hoạt động tín dụng nói riêng và tồn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung.

− Hồn thiện các quy trình, quy định về cấp tín dụng cũng như cơ chế kiểm tra chéo nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. Điều này khơng có nghĩa là bộ máy hoạt động cồng kềnh, cứng nhắc, chồng chéo giữa các phòng ban mà phải đảm bảo sự thơng suốt, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển lành mạnh, đúng định hướng.

− Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế để các báo cáo này phản ánh chính xác, minh bạch các thơng tin tài chính của các ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề các số liệu nợ xấu của các NHTM, từ đó nắm được ngành nghề, đơn vị vay vốn nào đang chiếm tỷ trọng nợ xấu cao, đang hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả, để từ đó ngân hàng có phương án thích hợp đối với khách hàng vay ngay từ khi vẫn còn trong giai đoạn tiềm ẩn.

− Số liệu nợ xấu tại các NHTM hiện nay theo nhiều cơ quan đánh giá là khác nhau, và cách biệt rất xa giữa số liệu theo chuẩn quốc tế với số liệu do chính các ngân hàng này công bố. Các con số này chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro tín dụng của các ngân hàng, do tiêu chuẩn phân loại nợ hiện nay còn nhiều bất cập và các NHTM thường không phân loại đúng theo quy định. Ngoài ra, phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay chủ yếu dựa vào các nhân tố định tính, xếp hạng tín dụng khơng được đánh giá và cập nhật thường xuyên, cơ cấu quản trị nội bộ và chức năng kiểm tốn nội bộ cịn yếu kém, giá trị tái sản thế chấp bị phóng đại và thiếu quy trình đánh giá độc lập, thiếu hệ thống cảnh báo sớm... Trên thế giới, các ngân hàng sử dụng các mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ để đưa ra các quyết định cho vay thích hợp, họ áp dụng các nhân tố định lượng đến 70% thông qua việc sử dụng các mơ hình, 30% cịn lại sử dụng các nhân tố định tính, bởi vì năng lực và tính hình tài chính vững chắc của doanh nghiệp mới là nhân tố quyết định khả năng thu hồi khoản nợ vay của ngân hàng. Trong khi tỷ lệ phụ thuộc vào các nhân tố định tính trong đánh giá tín dụng nội bộ của các ngân hàng Việt Nam là 65%, mang rất nhiều rủi ro. Do đó, các NHTM Việt Nam cần vận dụng các mơ hình chấm điểm tín dụng quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, định kỳ xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đưa ra giới hạn tín dụng phù hợp để hạn chế rủi ro, đồng thời, thực hiện thường xuyên công tác báo cáo thống kê, dự báo hỗ trợ tích cực cho cơng tác quản trị điều hành.

Giải quyết nợ xấu hiện tại

Để giải quyết tình trạng nợ xấu hiện tại, tác giả đề xuất các giải pháp như sau: − Trước tiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp lâm vào

tình trạng thua lỗ tạm thời, khả năng thanh tốn nợ vay thấp, nhưng có triển vọng hồi phục và phát triển trong tương lai. Đối với đối tượng khách hàng này, ngân hàng cần hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động phối hợp kịp thời với khách hàng để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ, đồng thời giảm lãi suất để hỗ trợ DN ổn định sản xuất.

− Ngoài ra, ngân hàng cần tham gia làm trung gian kết nối các doanh nghiệp để cùng hỗ trợ đầu vào đầu ra, giúp nhóm KH hoạt động trong ngành nghề có liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như trường hợp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho các doanh nghiệp đâu tư xây dựng cơng trình, doanh nghiệp sản xuất giấy cung cấp cho các đơn vị xuất bản, phát hành sách, hay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các cá nhân có nhu cầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn về thị trường, tăng khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

− Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (VAMC) của Bộ Tài chính Việc xử lý nợ qua cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng cũng có điểm thuận lợi là cơng ty con của ngân hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vay đối với khách hàng. Khi chuyển nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, cơng ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng. Nếu bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính thực hiện, rất cần một cơ chế mua bán rõ ràng thì hoạt động mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng mới có hiệu quả.

Mục tiêu hoạt động của AMC là mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng đồng thời tiến hành xử lý các khoản nợ xấu này trong một khoảng thời gian, và các khoản nợ xấu mà AMC mua phải là các khoản nợ xấu có thể xử lý được. Giá mua các khoản nợ xấu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giá thị trường hiện hành của các tài sản thế chấp (chủ yếu là bất động sản) cho các khoản nợ. Các nhân tố khác bao gồm tính chất hồn chỉnh hoặc khơng hồn chỉnh của các hồ sơ vay mượn, giá trị của các tài sản đảm bảo ngồi bất động sản (như cổ phiếu, máy móc thiết bị, …) và các khiếm khuyết trong thế chấp vay nợ, nghĩa là các khoản nợ này không được mua bằng đúng 100% giá trị khoản nợ. Nguồn vốn để mua các khoản nợ xấu này có được từ việc chứng khốn hóa các khoản nợ xấu. Kinh nghiệm một số nước cho thấy vai trò vai trò của nhà nước đảm bảo cho hoạt động của các AMC là rất quan trọng, một số quốc gia phải sử dụng khoản tiền từ ngân sách nhà nước cho các công ty mua bán nợ quốc gia hay bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)