Tỷ trọng thành phần trong cây mía

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 88 - 124)

Ngồi đường, bã mía được dùng để sản xuất điện sinh khối, mật rỉ đường dùng để chế tạo cồn cơng nghiệp, bã bùn dùng làm phân bón (đây là các ngành cạnh đường), các nhà máy đường cũng tham gia khâu chế biến các sản phẩm sau đường như bánh kẹo, nước giải khát,... Do đó, để cạnh tranh với đường trong nước và ngoại nhập, trong các năm qua CTCP Đường Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư hai hướng chính là giảm giá thành đầu vào và tăng nguồn thu từ các sản phẩm cạnh đường và sau đường.

Các sản phẩm cạnh đường

Mật rỉ

Mật rỉ đường chiếm 3-5% trọng lượng đem ép, mật rỉ được dùng nhiều trong việc sản xuất ra cồn công nghiệp, bột ngọt, thức ăn gia súc, xử lý môi trường nước để ni cá,… Vụ mía 2013-2014, Cơng ty đã nhập kho 53.822 tấn mật rỉ, trong đó NMĐ Phổ Phong sản xuất 8.648 tấn và NMĐ An Khê sản xuất 45.174 tấn. Hiện nay, tất cả số mật này đều được bán cho khách hàng trong nước và thu về cho Công ty gần 90 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận và tính vững bền đối với phương án bán trực tiếp là không cao so với việc sản xuất cồn cơng nghiệp. Do đó, Cơng ty cần phải nghiên cứu đầu tư một nhà máy sản xuất cồn công nghiệp nhằm tận dụng nguồn mật rỉ lớn này, nhưng phải xem xét các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả (vì lúc trước Cơng ty phải giải thể Nhà máy Cồn vì chưa có giải pháp xử lý nước thải), xem xét tài chính cho việc xây dựng nhà máy và hệ thống xử lý nước thải với lượng chênh lệch lợi nhuận giữa sản xuất cồn công nghiệp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng là nhiều khơng. Nếu thấy lợi nhuận nhiều thì Cơng ty cần xây dựng nhà máy sản xuất cồn gần NMĐ An Khê nhằm hạn chế tối đa chi phí vận chuyển và xây dựng khu xử lý nước thải cũng sẽ dễ dàng hơn vì diện tích đất nơng nghiệp và đất bỏ hoang ở đây còn nhiều.

Bã bùn

Trong quá trình sản xuất đường, lượng bã bùn thải ra do quá trình làm sạch nước mía. Trong bã bùn có chứa một lượng dinh dưỡng cao như đạm, lân, lưu huỳnh

và cali, sử dụng làm nguồn phân hữu cơ rất tốt nếu như được xử lý để loại bỏ mùi hơi. Vì vậy, Cơng ty nên dùng các biện pháp xử lý mùi hôi tránh gây ơ nhiễm mơi trường, sau đó mới tiến hành sử dụng nguồn bã mía này làm phân bón cho cây mía kết hợp với bón cân đối đạm, lân và kali sẽ có tác dụng làm tăng năng suất mía đáng kể. Bón bã bùn ngồi việc cung cấp dinh dưỡng cho mía nó cịn góp phần cải thiện đặc tính vật lý của đất, làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, thơng thống; nhờ vậy cây mía hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, cho năng suất cao. Ở vùng đất nghèo hữu cơ dù có bón tăng lượng phân vơ cơ thì năng suất mía cũng không thể tăng lên như mong muốn được nên việc bón phân từ bã bùn rất được chú trọng, ngồi ra cịn giúp cho đất tơi xốp không bạc màu và giữ vững được năng suất mía hàng năm. Từ những lợi ích từ bã bùn như trên, Cơng ty cần có biện pháp hỗ trợ nơng dân trồng mía bón phân cho vùng mía ngun liệu ngày càng mở rộng và nếu còn dư thừa sẽ tiếp tục bón phân cho các diện tích mía nhỏ lẻ khác, việc làm này giúp cải tạo đất trồng mía, làm tăng năng suất và chất lượng mía, từ đó giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đường của Cơng ty.

Bã mía

Thân mía sau ép lấy nước thu được phụ phẩm là bã mía, bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép, bã mía thường được sử dụng như là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi và nếu khơng đốt lị thì dùng để đóng ván ép. Hiện tại Cơng ty dùng bã mía để đốt lị hơi, nhiệt trị của bã mía từ 4.200 – 4.800 kCal/kg , tuy nhiên trên thực tế thì cả hai NMĐ sử dụng bã mía để đốt chỉ sử dụng hết 80% lượng bã mía là đáp ứng được tồn bộ lượng hơi để sản xuất của cả hai nhà máy. Với quy mô sản xuất 12.200 TMN thì lượng bã mía thừa ít nhất khoảng 610 tấn bã mía/ngày, đây là một lượng bã mía khá lớn, và với lượng bã mía dư thừa lớn như vậy sẽ là vấn đề lớn trong giải pháp xử lý bảo vệ môi trường. Công ty chưa hề tính đến khả năng tái chế khối lượng bã mía khơng nhỏ này. Do đó, Cơng ty nên nghiên cứu xây dựng xí nghiệp sản xuất giấy bằng bã mía để tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa này, nếu sản xuất giấy bằng bã mía sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu làm giấy ngày

một tăng và giảm bớt việc khai thác gỗ dùng vào việc sản xuất giấy hiện nay. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ bã mía cũng khá thuận tiện cho các nhà sản xuất giấy. Giá bã mía rẻ, khoảng 100.000 đồng/ tấn, tỷ trọng xenluloza trong bã mía khoảng 85% so với gỗ. Vì vậy, bã mía nếu được dùng để sản xuất giấy thì ngồi việc tăng hiệu quả kinh tế do giá thành thấp, còn cho chất lượng giấy cao, trắng, mịn hơn.

Cũng có một hướng đi khác trong việc tận dụng nguồn bã mía rất lớn này là xây dựng nhà máy điện, nguồn phát điện bã mía lại thường nằm vùng sâu vùng xa, vùng nơng thơn nên thất thốt điện rất thấp và là nguồn bổ sung lý tưởng cho thủy điện vì khi mùa khơ đến, thủy điện ít nước cũng là mùa thu hoạch mía bắt đầu. Đây sẽ là nguồn tiền để Công ty quay lại đầu tư sản xuất. Vì vậy, Cơng ty nên theo đúng chiến lược và kế hoạch của mình đã đề ra là xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy Mía điện An Khê có cơng suất 110MWh, trong đó 30 MWh được dùng cho sản xuất kinh doanh của các nhà máy trực thuộc Công ty trên An Khê và 80 MWh sẽ bán trực tiếp cho mạng lưới điện Quốc gia. Đây là một hướng đi đúng lộ trình và xu thế, khơng những của Cơng ty mà cịn là con đường đi cho tất cả NMĐ trên cả nước. Nếu tận dụng hết bã mía từ 41 NMĐ trong cả nước thì có thể tạo ra lượng điện tương đương với một nửa công suất của nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam có kế hoạch xây dựng ở Ninh Thuận, vấn đề là Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ giá mua điện bã mía để các nhà máy có động lực đầu tư vào ngành này.

Các sản phẩm sau đường

Bên cạnh các sản phẩm cạnh đường, Công ty mạnh dạn thành lập các nhà máy sản xuất các sản phẩm sau đường như: Nhà máy sữa Vinasoy, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, nhà máy Bánh kẹo BiscaFun. Hằng năm, Cơng ty bán cho Nhà máy sữa Vinasoy 18.000 tấn đường, Nhà máy nước khống Thạch Bích 3.000 tấn đường, Nhà máy bánh kẹo BiscaFun 2.000 tấn đường, tổng lượng đường bán cho những khách hàng nội bộ này chiếm gần 17% lượng đường mà Công ty sản xuất trong một năm. Những sản phẩm như bánh kẹo BiscaFun và nước khống Thạch Bích chỉ tiêu thụ trong tỉnh, chưa phải là nhãn hiệu có uy tín trên tồn quốc. Do đó, Cơng ty

cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư tập trung một số sản phẩm chủ chốt như nước khống Thạch Bích, trà bí đao, nước khống chanh muối, bánh ChocoVina, Nice, kẹo hộp thiếc Sevenchew, bánh quy bơ Osaka, kết hợp tăng cường hoạt động marketing và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả sẽ đưa những thương hiệu này ra khỏi phạm vi tỉnh nhà và xa hơn nữa là xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Cịn thương hiệu sữa đậu nành Fami và Vinasoy đã là thương hiệu được mọi người trong nước tin dùng, chiếm 85% thị trường sữa đậu nành Việt Nam. Do đó, điều Cơng ty cần làm bây giờ là đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào tạo thành mơ hình sản xuất khép kín, thuận lợi trong việc mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu đạt được những điều này thì Cơng ty có những khách hàng nội bộ vững mạnh, điều đó giúp cho Cơng ty ổn định phần nào việc tiêu thụ đường khi thị trường tiêu thụ đường gặp khó khăn.

3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với nhà nước

Đối với thị trường mía đường đang gặp nhiều khó khăn, bất cập như hiện nay, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:

- Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định “Sản xuất – Tiêu thụ mía & đường

Việt Nam”, trong đó cần có một quy định rõ ràng về việc trích nộp trên đầu tấn mía,

hình thành nên Quỹ nghiên cứu và phát triển mía đường, nhằm đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ mía đường, với tổng mức trích nộp phải đạt từ 0.5% tổng giá trị sản lượng mía đưa vào chế biến trở lên.

- Nhà nước nên xem xét điều chỉnh mức thuế VAT từ 5% xuống còn 0%, nguồn vốn này đưa trực tiếp đến địa phương dùng để đầu tư cho người trồng mía.

- Nhà nước và các doanh nghiệp mía đường phải cùng nhau phối hợp đầu tư tạo các giống tốt, chất lượng cao và năng suất cao nhằm tạo ra những sản phẩm đường tốt để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

- Khi chưa bỏ hàng rào thuế quan AFTA và WTO thì Nhà nước phải có biện pháp xử lý nghiêm đường nhập lậu, tránh gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

- Nhà nước nên có chính sách chặt chẽ để quản lý tốt về đường tạm nhập tái xuất, tránh tình trạng nhập nhưng không xuất mà tiêu thụ trong nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng giá đường trong nước.

- Nếu cung vượt cầu như hiện nay, Chính phủ cần có chính sách dự trữ đường theo chu kỳ mùa vụ hàng năm để bình ổn giá, chống tình trạng đầu cơ, gây bất ổn cho nền kinh tế, thiệt hại cho nơng dân trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Thực hiện việc đấu thầu đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, phần chênh lệch giá đưa vào Ngân sách Nhà nước. Khuyến khích nhập đường thơ về để các NMĐ trong nước tinh luyện thay cho việc nhập đường kính trắng.

3.3.2. Đối với Hiệp hội Mía đường Việt Nam

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp thành viên cùng phát triển, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững, tác giả xin được đề xuất một số ý kiến sau:

- Đề nghị Hiệp hội nắm được lượng đường sản xuất trong nước và quốc tế nhằm thơng báo cho các doanh nghiệp đường để có phương án sản xuất và tiêu thụ hợp lý..

- Cần có một nghị định phối hợp của Hiệp hội để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành đường Việt Nam gắn kết để việc kinh doanh của các doanh nghiệp đường Việt Nam ngày càng phát triển.

- Hiệp hội Mía đường Việt Nam tạo ra quỹ để hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu giống mía để phục vụ cho người trồng mía trên cả nước.

TĨM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Trong chương này, dựa vào mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP Đường Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2020, dựa vào nguồn lực cốt lõi của Công ty, chuỗi giá trị của Công ty nhằm thực hiện việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2014-2020. Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, đúng đối tượng, đúng phương pháp; các dự báo cần phải thường xuyên theo dõi, điều chỉnh sao cho sát với hồn cảnh cụ thể của từng năm. Trước mắt Cơng ty cần tập trung đầu tư vào các nhân tố được đánh giá cao như: chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, khả năng tự chủ về vùng mía ngun liệu, năng lực sản xuất,… nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, đáp ứng tốt nhất sự kỳ vọng của khách hàng, gia tăng hiệu quả trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua những năm đổi mới, ngành mía đường cũng hịa cùng nhịp đập với sự vận động của nền kinh tế thị trường, cũng có những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành đường nhưng tất cả đều cố gắng cải thiện những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh để đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phục vụ xã hội, giúp nền kinh tế phát triển bền vững, tăng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường nói riêng và kinh tế Việt Nam đối với thế giới nói chung.

Nhận thức được vấn đề này, kết hợp với lý thuyết đã học được với thực tiễn, luận văn với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi” là một nổ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp Cơng ty cải thiện năng lực cạnh tranh hiện tại, nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã nêu lên những vấn đề mà Công ty cần quan tâm trong ba chương của luận văn. Nội dung chương 1, luận văn trình bày khá đầy đủ phần lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tầm quan trọng của của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh, chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Nội dung chương 2, luận văn giới thiệu về CTCP Đường Quảng Ngãi, sau đó tác giả phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi và cuối chương là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi. Nội dung chương 3, kết hợp lý thuyết trong chương 1 và những phân tích đánh giá trong chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và với Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp này đạt hiệu quả tối đa.

Luận văn đã thể hiện những nổ lực của tác giả, tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm tịi, nghiên cứu nhưng với sự hạn chế về thời gian và kiến thức, đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những đóng góp ý kiến q báu của Q Thầy Cơ cùng các bạn đọc để nội dung được hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn.

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Đường Quảng Ngãi năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

2. CTCP Đường Quảng Ngãi – Báo cáo thường niên 2013.

3. CTCP Đường Quảng Ngãi, 2013. Tổng hợp tình hình tiêu thụ đường, mật rỉ vụ mùa 2013 – 2014 và kế hoạch tiêu thụ vụ ép 2014 - 2015. Quảng Ngãi, tháng 11 năm 2013.

4. CTCP Đường Quảng Ngãi, 2014, Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường cảu Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây (2000 – 2013) và xu hướng sản xuất, tiêu dùng đường từ năm 2014 – 2021. Quảng Ngãi, tháng 3 năm 2014.

5. Dương Ngọc Dũng, 2009, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.Porter, NXB Tổng hợp TP.HCM.

6. Đặng Vũ Huân, 2004. Pháp luật về kiếm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

7. Trần Sửu, 2006. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện tồn

cầu hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

8. Vũ Trọng Lâm, 2006. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

9. Website:

http:// www.gso.gov.vn

http://www.thesaigontimes.vn

http://www.vienmiaduong.vn

Tài liệu tiếng Anh

1. Barney, J. B. & Hesterly, W. S., 2007. Strategic Management and Competitive

Advantage. New Jersey: Prentice Hall.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 88 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)