Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP đường Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 80)

Quảng Ngãi

3.2.1. Nhóm giải pháp phát huy ưu điểm 3.2.1.1. Nâng cao uy tín thương hiệu 3.2.1.1. Nâng cao uy tín thương hiệu

Sau hơn 7 năm qua cổ phần hóa, dù gặp nhiều thách thức trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, song CTCP Đường Quảng Ngãi đã chủ động, sáng tạo, phát huy sự tận tâm của tập thể người lao động để duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm liền.Với quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng liên tục, Công ty luôn chú trọng xây dựng thương hiệu bằng cách tăng cường đầu tư hệ thống thị trường, phát triển mạng lưới phân phối, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu đường RS Quảng Ngãi, chuẩn bị cho ra đời sản phẩm đường RE với độ tinh khiết cao,… Với sự nổ lực tồn Cơng ty nên trong nhiều năm liền, Công ty luôn được đánh giá cao bởi các tổ chức uy tín và thương hiệu trên thị trường, năm 2014, Công ty đạt thương hiệu quốc gia và tiếp tục giữ vững danh hiệu là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam:

- Công ty được xếp hạng 167 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và ở vị trí 48 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo công bố của VietNam Report).

- Công ty được xếp hạng thứ 169 trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (theo công bố của VietNam Report).

- Công ty được xếp thứ 52/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (theo cơng bố của Tạp chí Thuế và Báo Vietnamnet).

Để đạt được những thành tựu trên, Công ty thường xuyên đổi mới công nghệ, đầu tư có hiệu quả vào các dự án mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quy hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh đường mía của các Nhà máy Đường gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, Cơng ty đã đầu tư vào các dự án nghiên cứu, khảo nghiệm giống mía mới, đưa khoa học cơng nghệ, kỹ thuật, thiết bị mới vào canh tác trên vùng nguyên liệu mía, nâng cao năng suất và chất lượng mía, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Tuy nhiên, Cơng ty cũng nên duy trì và củng cố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, HACCP, công tác đánh giá chất lượng nội bộ theo quy trình ISO được thực hiện hàng năm và đẩy mạnh đào tạo giúp cho đội ngũ quản lý tiếp cận kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý mới và nâng cao tay nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, việc gắn kết q trình phát triển sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường, Công ty cần phải đầu tư mạnh mẽ cho công tác bảo vệ môi trường trong tồn Cơng ty và Trung tâm Mơi trường và Nước sạch nhằm mục đích xử lý triệt để lượng nước thải ra trong quá trình sản xuất và đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép trước khi đưa ra mơi trường.

Ngồi ra, cịn một mảng hoạt động vẫn chưa được ban lãnh đạo Cơng ty đặt nhiều sự quan tâm, đó là những hoạt động nhằm gắn liền sự phát triển của Công ty với sự phát triển của cộng đồng. Chẳng hạn như một hoạt động xây dựng hình ảnh nhưng cũng có thể giúp thu được lợi ích ngay trước mắt cho Cơng ty là kết hợp với các phịng cơng tác sinh viên của các trường đại học danh tiếng trong nước như Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,… để khởi động các quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên các ngành kinh tế, kỹ thuật. Hoạt động này nhằm mục đích giúp đỡ các sinh viên giỏi nhưng có điều kiện kinh tế khó khăn, đồng thời tạo nguồn tuyển dụng nhân sự chất lượng cho Công ty trong thời gian gần.

3.2.1.2. Làm chủ địa bàn vùng mía đã quy hoạch

Vùng nguyên liệu của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí địa lý, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng và đơi khi cịn tác động bởi văn hố địa phương. Vì thế khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể ở gần vùng nguyên liệu hay tập trung được các vùng nguyên liệu để thực hiện “mơ hình cánh đồng mẫu lớn”. Chính yếu tố này đã tạo nên một lợi thế cho doanh nghiệp. Thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có uy tín thương hiệu lớn kết hợp với một doanh nghiệp có vùng ngun liệu dồi dào, tập trung thì sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Đối với NMĐ Phổ Phong, vùng nguyên liệu mà NMĐ Phổ Phong quy hoạch đang gặp khó khăn vì đơ thị hóa, các diện tích cho cây hoa màu càng ngày càng bị thu hẹp lại để nhường chỗ cho các nhà máy, nhà dân mọc lên, số đất còn lại cũng sẽ trồng rau phục vụ cho khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích đất người dân trồng mía nhỏ lẻ, đa phần nhỏ hơn 1 ha, có nhiều hộ chỉ có 500 - 1000 m2 nên khó khăn trong việc thu mua, cơ giới hóa, ít đầu tư chăm sóc, ít thuốc men cho cây mía và do ít đất nên đơi khi người dân trồng mía lại bỏ khơng để mía tự lớn rồi giao hết chuyện thu hoạch cho nhà máy, được bao nhiêu thì được, khơng thì đổi qua cây trồng có lợi nhuận cao hơn như cây mì, do đó năng suất cây mía rất thấp, chỉ khoảng 50 tấn/ha. Do đó, Cơng ty cần thuyết phục người dân thực hiện chiến lược “dồn điền đổi thửa” nhằm tạo ra những vùng nguyên liệu mía lớn, điều này giúp dễ dàng áp dụng cơ giới hóa và chăm sóc cây mía bài bản hơn. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng đầu tư về giống, phân bón nhằm tăng năng suất, chất lượng cây mía để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. Đối với NMĐ An Khê, vùng mía nguyên liệu đã tăng từ 6.000 ha lên 15.000 ha cho thấy Công ty đã nhận thấy tiềm năng lớn trong việc khai thác mía ở vùng này và đã có nhiều chuyên gia trong ngành Mía đường nhận định vùng mía An Khê là vùng trồng mía tốt nhất nước về đất, địa hình, cơ giới hóa,… Điều này được thể hiện qua việc những người dân trồng các loại cây khác như bắp, đậu, mì ,ớt,… nhưng đã bỏ các cây trồng này để chuyển qua trồng mía vì thấy được lợi nhuận từ cây mía cao hơn các cây trồng khác và được Công ty hỗ trợ vốn, kỹ thuật trồng, cơ giới hóa và bao tiêu đầu ra. Để làm chủ địa bàn vùng trồng mía này, Cơng ty cần lên kế hoạch

phủ kín mía trên các xã có cự ly gần Nhà máy và mở rộng thêm bán kính đầu tư phát triển mía bình qn từ 30 km lên 45 km về Nhà máy. Bên cạnh đó, Cơng ty cần khảo sát điều tra chính xác những diện tích các loại cây trồng như mì, bắp, cà phê,… trên 45 xã, phường kém hiệu quả thì nên vận động chuyển sang trồng mía, đảm bảo diện tích mở rộng hàng năm là 2.000 – 3.000 ha và đến năm 2020 diện tích vùng mía nguyên liệu của Nhà máy đường An khê đạt ổn định 30.000 ha.

3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục những nhược điểm

3.2.2.1. Giải pháp về xây dựng, củng cố và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển của Cơng ty, nó là nguồn sống của Cơng ty và chính nó góp phần tạo nên những năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh cho Cơng ty. Để hồn thiện hơn về việc xây dựng, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, Công ty phải thực hiện những giải pháp sau:

Nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo của Cơng ty

Cán bộ lãnh đạo phải có đủ năng lực để điều hành tổ chức, nếu không, không những sẽ lãng phí lao động sống mà cịn lãng phí về đầu tư thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,… Do đó, hàng năm, đối với lãnh đạo chủ chốt của Công ty, Công ty tổ chức tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà máy sản xuất đường lớn trong nước và trên thế giới hay thuê người về Cơng ty đào tạo các khóa học như: tài chính, tổ chức, quản lý nhân sự, xây dựng thương hiệu,… Ngồi ra, cán bộ Cơng ty còn tham gia các khóa truyền đạt các vấn đề về việc quản lý theo tiêu chuẩn nước ngồi, đánh giá tình hình kinh tế, biến động của giá đường trong nước và thế giới. Những việc này giúp đội ngũ lãnh đạo Cơng ty có thể học hỏi kinh nghiệm trong chun mơn về sản xuất đường cũng như trong quản lý điều hành.

Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của mình, muốn cho người lao động gắn bó lâu dài với Cơng ty thì Cơng ty phải cho họ thấy những cơ hội thăng tiến và khả năng nâng cao trình độ chun mơn

của mình. Cơng ty phải xây dựng tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh và các phương thức bổ nhiệm để người lao động trong Công ty phấn đấu phát triển. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng trình độ giỏi và có ý chí cầu tiến mà cịn có rất nhiều người lao động có trình độ thấp, điều này sẽ dẫn tới công việc thực hiện không đạt hiệu quả cao, năng suất lao động thấp. Vì vậy, việc đào tạo nghiệp vụ cho người lao động cũng hết sức cần thiết nên theo ý kiến của tác giả thì hàng năm Cơng ty nên trích ra khoảng 0.6% - 0.8% (khoảng 4-5 tỷ đồng) lợi nhuận để đào tạo nguồn lao động này, giúp tăng năng suất lao động cho từng nhân viên.

Xây dựng chế độ lương, khen thưởng, phúc lợi hợp lý

Hiện nay, Công ty đang thực hiện cơ chế chi trả tiền lương dựa trên hệ số lương của từng chức danh, công việc và tăng lương theo thâm niên công tác. Điều này sẽ tương đối hạn chế khi một số nhân viên trẻ có trình độ, năng lực công tác tốt, hiệu quả cao nhưng mức lương đơi khi lại khá thấp do có ít thâm niên cơng tác. Do đó, ban quản trị cơng ty cần phải xây dựng lại một số chính sách tiền lương, tiền thưởng mới như hệ thống chỉ số đánh giá công việc KPI, hệ thống lương 3P,.. cho phù hợp với năng lực, trách nhiệm cơng việc, tính chất cơng việc của mỗi cá nhân trong từng phịng ban khác nhau, như vậy thì mới kích thích được tinh thần làm việc cũng như năng suất lao động và những sáng kiến mới để áp dụng cho công việc cũng như trong chiến lược phát triển Công ty. Đối với những người tài, Cơng ty nên có những chính sách về tiền lương và thưởng riêng biệt như trả lương cao hơn mặt bằng chung cùng cấp, được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu ưu đãi, … Bên cạnh đó, hàng năm, Cơng ty cần tiếp tục duy trì chế độ khám sức khỏe tổng quát cho CB CNV, tổ chức các cuộc tham quan nghỉ mát dành cho tất cả mọi người và người thân để phục hồi sức khỏe, tạo tinh thần đồn kết và gắn bó trong Cơng ty. Đối với những nhân viên thiếu tính kỹ luật và vơ trách nhiệm trong cơng việc, Cơng ty sẽ có những kỷ luật thỏa đáng và công bằng, chẳng hạn, nếu nhân viên vi phạm lần 1,2 sẽ bị nhắc nhở và trừ lương (tùy theo tính chất cơng việc) nhưng nếu tái diễn lần thứ 3 sẽ chính thức nghỉ việc. Những chính sách thưởng, phạt hợp lý cũng là vấn đề quan

trọng và cần được quan tâm trong công tác nhân sự để xây dựng đội ngũ nhân viên tận tâm và chuyên nghiệp hơn trong công việc của mình.

3.2.2.2. Giải pháp đầu tư cơng nghệ mới

Nếu xét về giá đường so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành thì giá đường của Cơng ty là rất cạnh tranh và luôn nằm ở mức giá thấp so với các đối thủ trong nước, như giá đường năm 2013 của Công ty luôn dao động trong khoảng 12.500- 14.900 đồng/kg. Sắp tới khi AFTA có hiệu lực thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt vì hầu như giá đường ở các nước khu vực ASEAN đều rẻ hơn nhiều so với giá đường của Cơng ty. Do đó, ngồi việc quy hoạch vùng mía ngun liệu, nâng cao chất lượng mía giống,… thì cịn phải liên tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu. Để làm được điều đó, Cơng ty cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Vùng mía ngun liệu ở Đơng Gia Lai chủ yếu dựa vào nước trời khi mùa khô đến, điều này làm giảm năng suất cây mía rất nhiều. Do đó, Cơng ty nên áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt trên cây mía, đây là cơng nghệ từ Israel và là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay được nhiều cơng ty mía đường có năng suất cao nhất trên thế giới áp dụng (CTCP Mía đường Hồng Anh Gia Lai là một ví dụ). Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là hệ thống có thể vận hành thường xuyên, hạn chế sự xói mịn đất, làm cho độ ẩm đất đồng đều và luôn đạt ở mức độ ẩm tối ưu cho cây trồng, tăng khả năng hô hấp của rễ nên tăng hiệu quả hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây,... Mỗi vị trí tưới sẽ cung cấp khoảng 1 lít nước/giờ cho cây mía, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô. Nhờ được cung cấp đủ nước mà cây mía có thể phát triển liên tục 12 tháng trong năm, điều này giúp cho năng suất và chữ đường cao hơn rất nhiều. Chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng 2.000 đơ-la/ha mía, thời gian sử dụng tối thiểu cho công nghệ này là 10 năm, như vậy khấu hao cho hệ thống này khoảng 4,2 triệu/ha. Tuy nhiên, đầu tiên Công ty nên thử nghiệm trước 2 – 5 ha nhằm đảm bảo tính ổn định rồi mới nhân rộng ra cho tồn vùng mía nguyên liệu. Bên cạnh đó, Cơng ty nên kết hợp áp dụng cơng nghệ chăm sóc theo tiêu chí “đúng và đủ”

nhu cầu dinh dưỡng và không cần phải tốn nhiều nhân cơng. Cụ thể, Cơng ty sẽ phân tích mẫu đất nhằm xác định thành phần dinh dưỡng trong đất, sau đó sẽ bổ sung những dưỡng chất cịn thiếu cho cây mía bằng cách pha phân bón hay dưỡng chất vào hồ chứa nước và cung cấp trực tiếp cho cây mía thơng qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Tồn bộ q trình tưới nước và bón phân này đều hồn tồn tự động. Nếu dự án này được thực hiện thì năng suất cây mía của Cơng ty sẽ đạt trên 100 tấn/ha và chữ đường bình quân khoảng 10-12%.

- Nâng cao năng suất sản xuất mía đối với NMĐ An Khê bằng cách mở rộng nhà máy và nhập thêm dây chuyền hiện đại từ Ấn Độ, Pháp có trị giá 910 tỷ để có thể sản xuất theo lộ trình tăng dần qua 2 năm từ 10.000 TMN năm 2013 lên 18.000 TMN năm 2020, phù hợp với chiến lược mở rộng vùng mía nguyên liệu của NMĐ An Khê từ 15.000 ha năm 2013 lên 30.000 ha năm 2020.

- Hiện tại Cơng ty có 125 máy làm đất với giá mỗi máy khoảng 900 triệu đồng nhưng vẫn khơng đủ phục vụ cho việc trồng mía đầu mùa, chỉ làm được khoảng 30% diện tích mía tập trung. Do đó, Cơng ty cần phải mua thêm máy làm đất và các loại máy cơ giới khác như: Máy xới xâu không lật đất 5 lưỡi, máy phay làm nhỏ lá mía, máy làm cỏ, máy chăm sóc mía,… nhằm cơ giới hóa vùng mía tập trung. Cơng ty cũng nên cơ giới hóa tồn bộ khâu thu hoạch, chẳng hạn đầu tư thêm 10 máy thu hoạch, mỗi máy thu hoạch có thể thay thế khoảng 20-50 lao động theo cách truyền thống. Nhờ vậy Cơng ty có thể tiết kiệm được chi phí lao động rất lớn trong giai đoạn này. Ngồi ra, thu hoạch mía bằng máy và ngay lập tức chuyển mía về nhà máy cịn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)