2.2. Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của CTCP đường
2.2.2. Phân tích mơi trường vi mơ (mơi trường bên ngồi)
Để hiểu rõ sự ảnh hưởng của môi trường vi mô tác động như thế nào đối với CTCP Đường Quảng Ngãi, tác giả áp dụng mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter, đó là những áp lực từ: Nhà cung ứng, các đối thủ tiềm năng, khách hàng, sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
2.2.2.1. Nhà cung ứng
Giống mía hiện có ở nước ta khá phong phú, từ mía giống hoang dại cịn tồn tại ở một số vùng mía như mía lau, mía gie, mía đế,… đến các giống mía được lai tạo tại Việt Nam hoặc có nguồn gốc từ nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, với báo cáo của Viện Nghiên cứu mía đường (SRI), hiện nay giống mía trồng ở Việt Nam có nguồn gốc hơn 95% là từ nước ngồi. Trong đó các giống mía có nguồn gốc từ Đài
Loan chiếm tỷ lệ cao nhất (32,52%), tiếp theo là các giống mía có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan, Pháp,… Giống mía do Việt Nam lai tạo chỉ chiếm 1,24% trong cơ cấu giống mía ở Việt Nam. CTCP Đường Quảng Ngãi tuy có Trung tâm mía giống chun cung cấp giống mía cho cả vùng nguyên liệu mía miền Trung và Tây Nguyên nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu giống mía từ Trung Quốc và Thái Lan vì mỗi năm lại có thêm nhiều giống mía mới tốt hơn để Trung tâm nghiên cứu, cung cấp cho thị trường và khơng phải giống mía mới nào cũng có thể trồng ở Việt Nam nên cần phải thử nghiệm rất nhiều lần, lai tạo thêm để cho ra giống mía phù hợp với mơi trường và khí hậu từng vùng của nước ta. Bên cạnh nguồn cung cấp về mía giống, Cơng ty cịn mua phân bón và đặt bao bì ở một số công ty trong nước. Các nhà cung cấp mía giống, phân bón, bao bì cho Cơng ty đều là nhà cung ứng lâu năm và là những nhà cung ứng tốt nhất trên thị trường nên Công ty không lo nhiều ở khoản này.
Cơng ty có hai vùng mía ngun liệu đó là vùng mía An Khê với diện tích trồng mía là 15.000 ha và vùng mía Phổ Phong với diện tích trồng mía là 4.800 ha, vùng mía nguyên liệu ở An Khê trong vài năm nữa sẽ tăng lên 30.000 ha. Người dân An Khê được Công ty hỗ trợ nhiều về vốn và cơng nghệ nên có năng suất và thu nhập cao, vì thế người dân khó bỏ cây mía để trồng cây hoa màu khác. Cịn vùng mía ở Phổ Phong khơng thể tăng thêm được nữa vì vùng này sắp đơ thị hóa nên đất canh tác rất hạn chế và lại khơng có cơ giới hóa, chủ yếu là thủ cơng nên năng suất chỉ đạt mức trung bình, thường là 50 tấn/ha. Do đó, hướng đầu tư mở rộng vùng mía nguyên liệu chỉ ở An Khê và sẽ nghiên cứu thêm nhiều vùng mía nguyên liệu ở những vùng lân cận khác để đáp ứng công suất ngày càng tăng khi nhà máy mở rộng.
2.2.2.2. Các đối thủ tiềm năng
Một NMĐ phải có cơng suất 6.000 TMN trở lên và diện tích vùng mía ngun liệu tương ứng thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mơ nhưng chỉ có 8 nhà máy trong số 41 nhà máy cịn hoạt động đạt được tiêu chuẩn này, do đó các nhà máy còn lại đều hoạt động cầm chừng để chờ đợi thị trường tăng trở lại. Bên cạnh đó, muốn xây dựng một nhà máy có cơng suất ép 6.000 TMN thì tốn khoảng 60 triệu
USD, đây là một con số khơng hề nhỏ. Về chính sách hạn chế của Chính phủ, theo QĐ số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 khơng xây dựng thêm nhà máy mới. Tất cả những điều này cho thấy rào cản gia nhập ngành là rất lớn và gần như là không thể.
2.2.2.3. Khách hàng
Đường là sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng hằng ngày và là nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp thực phẩm nên tính nhạy cảm với giá thấp. Thơng tin người mua có được về các doanh nghiệp ngành đường khá nhiều và sự khác biệt giữa các sản phẩm là thấp vì Cơng ty và các NMĐ khác có quy trình và dây chuyền sản xuất tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, hệ thống thương lái trung gian, khách hàng cơng nghiệp là khách hàng chính của Cơng ty nên có thể thấy lợi thế thương lượng của người mua là cao vì đầu ra sản phẩm của Công ty gần như phụ thuộc vào các hoạt động bán sỉ. Do đó, Cơng ty cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng cũ và thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ những đối tượng khách hàng này. Và điều quan trọng nhất là hạ giá thành đường bằng cách đầu tư vào cơng nghệ, mở rộng vùng mía nguyên liệu, nâng cao chất lượng mía giống,… nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Có một thị trường nhập khẩu đường rất lớn là Trung Quốc mà những năm trước là cứu cánh cho ngành đường đang có nguy cơ mất dần vì tình hình chính trị trong những tháng vừa qua khi Trung Quốc đang có âm mưu thơn tính biển Đơng bằng đường lưỡi bị chín đoạn, mà sự việc thăm dị dầu khí của tàu Hải Dương 981 là một ví dụ điển hình. Nếu thị trường này bị thu hẹp hoặc xấu nhất là mất đi, kết hợp với đường nhập lậu từ Thái Lan và Campuchia sẽ làm cho thị trường đường ở Việt Nam biến động lớn, việc dư thừa nguồn cung sẽ đẩy các nhà máy hoạt động không hiệu quả bên bờ vực phá sản. CTCP Đường Quảng Ngãi cũng khó tránh những khó khăn này vì những năm trước đây Cơng ty xuất khẩu qua Trung Quốc hơn 40% tổng sản lượng, vì thế các lãnh đạo Cơng ty phải nhanh chóng tìm ra hướng đi mới cho việc tiêu thụ sản phẩm nếu muốn tồn tại và phát triển.
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế
Để hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, người tiêu dùng có xu hướng chọn những sản phẩm, thực phẩm khơng đường hoặc ít đường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các chất tạo ngọt không chứa hoặc chứa rất ít calo ở Việt Nam cịn hạn chế (khoảng 10%), do đó xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng không cao.
Theo bảng 2.2, ta thấy thị trường các chất tạo ngọt khác ở Việt Nam là rất nhỏ nếu so với đường. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống trong vùng miền cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ. Thống kê từ các hộ gia đình ở Việt Nam, mức tiêu thụ đường bình quân đầu người ở miền Nam cao gấp rưỡi miền Bắc, một trong những ngun nhân chính do thói quen nấu nướng cũng như khẩu vị của từng vùng miền khu vực. Vì vậy, khả năng chuyển đổi sang sản phẩm thay thế là thấp do thói quen tiêu dùng ở Việt Nam, đó là yếu tố thuận lợi đối với ngành đường nói chung và CTCP Đường Quảng Ngãi nói riêng.
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các chất ngọt thay thế tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013 ĐVT: Tấn Tình hình tiêu thụ các chất ngọt thay thế tại Việt Nam (tấn) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chất tạo vị ngọt (aspartame) 8 8 9 9 9 10 10 11 Đường hóa học 29 26 26 27 29 31 30 29 Đường Sacarin 108 81 66 45 48 52 47 49
Stevia n/a n/a n/a 41 38 43 44 40
2.2.2.5. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi chính là 41 NMĐ đang hoạt động từ Bắc tới Nam ở Việt Nam, thêm vào đó là 1 NMĐ mới đưa vào hoạt động ở Lào của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, các nhà máy này có điểm mạnh và yếu khác nhau nhưng xét trên phương diện về quy mô, hoạt động hiệu quả và tầm ảnh hưởng đến Cơng ty thì chỉ có 6 NMĐ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, bao gồm:
- CTCP Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh
- CTCP Đường Biên Hòa
- CTCP Mía đường Lam Sơn
- Cơng ty TNHH Mía Đường Nghệ An Tate & Lyle
- CTCP Mía đường Hồng Anh Gia Lai
Các điểm mạnh và điểm yếu của các cơng ty đối thủ cạnh tranh chính với CTCP Đường Quảng Ngãi được phân tích dưới đây.
- CTCP Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh + Điểm mạnh
Là doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất khu vực Đơng Nam Bộ, vị trí nhà máy gần các khu công nghiệp lớn nằm trong vùng tam giác kinh tế Tp.HCM – Đồng Nai – Bình Dương nên có lợi thế về giá và năng lực cung cấp. Sản phẩm chính là đường RE có độ tinh khiết cao, phục vụ cho sản xuất cơng nghiệp nên giá ít biến động hơn đường RS. Là nhà cung cấp đường RE của nhiều công ty lớn trong ngành cơng nghiệp thực phẩm. Nhóm khách hàng cơng nghiệp chiếm đến 90-95% doanh thu, sản lượng cung cấp cho nhóm này năm 2013 tăng 43%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này đã hợp tác chặt chẽ với nơng dân, tích cực trong cơng tác ngun liệu: đầu tư tưới mía, nghiên cứu giống, phân bón mới thích hợp hơn với điều kiện trồng, chăm sóc tại địa phương; áp dụng chính sách thu hoạch nhằm tăng chữ đường như chặt sát gốc, tề ngọn…
+ Điểm yếu
Hoạt động trong khu vực bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi đường nhập lậu. Vùng mía nguyên liệu chưa thật sự ổn định và công suất nhà máy hiếm khi đạt tối đa. Dự án nhà máy ethanol thực phẩm cơng suất 21 triệu lít/năm sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015 sẽ khơng hiệu quả vì cơng suất 21 triệu lít/năm là q lớn nên khơng có đủ nguồn nguyên liệu mật rỉ phục vụ sản xuất và việc chuyển mật rỉ từ các nhà máy khác khá tốn kém. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm trong 2 năm liên tiếp, phải được bù đắp bằng nợ vay ngắn, dài hạn và bán ra cổ phiếu quỹ. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào khu cơng nghiệp Bourbon An Hồ chưa mang lại hiệu quả.
- CTCP Đường Biên Hòa + Điểm mạnh
Hoạt động tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, vị trí nhà máy gần khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, kênh bán lẻ phát triển, giá bán lẻ đường RE cao hơn các doanh nghiệp khác do có lợi thế thương hiệu, kênh bán bn có nhiều khách hàng lớn. Hoạt động kinh doanh ít tính mùa vụ do có thể thu mua đường thơ để tinh luyện hoặc thu mua đường tinh lưu kho bán dần trong mùa thấp điểm.
+ Điểm yếu
Hoạt động trong khu vực bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi đường nhập lậu. CTCP Đường Biên Hịa sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường đường mở cửa vì khơng có ưu thế về sản xuất. Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá lớn trên doanh thu khiến hoạt động không hiệu quả.
- CTCP Mía đường Lam Sơn + Điểm mạnh
Năng suất và tỷ lệ tiêu hao mía/đường cải thiện rất nhanh sau 3 vụ. Có lợi thế về quy mơ vùng trồng mía ngun liệu (17.000 ha), cơng suất sản xuất (10.500 TMN) và sản lượng đường sản xuất hằng năm (vụ 2013-2014 đạt 1.006.000 tấn
đường). Có vị trí nhà máy gần khu cơng nghiệp nên dễ thiết lập mối quan hệ trực tiếp và bền vững với các khách hàng. Thay đổi cơ cấu sản lượng đường, với đường RE chiếm tỷ trọng lớn (80%) có khả năng giữ giá bán tốt hơn. Tập trung cao cho dự án tái cấu trúc doanh nghiệp, giảm đầu tư ngoài ngành. Hằng năm được cấp quota xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
+ Điểm yếu
Hầu hết diện tích đất trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn thường manh mún, nhỏ lẻ, phân tán và chủ yếu là đất đồi, có độ dốc lớn nên khó khăn trong chăm sóc, thu hoạch và cơ giới hóa.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đang rất thấp và cổ tức chi trả hằng năm cũng không cao (5,5%/năm) do gánh nặng từ chi phí lãi vay q lớn. Bên cạnh đó, việc nâng cơng suất nhà máy đã để lại gánh nặng vay nợ khá lớn và làm bào mòn hiệu quả kinh doanh trong vòng 2 năm tới. Nhiều thành viên HĐQT từ nhiệm trong kỳ họp gần đây nhưng bản thân doanh nghiệp khơng thể tìm kiếm được gương mặt mới nào đủ sáng để chèo lái trong hồn cảnh khó khăn cũng phản ánh những hạn chế của doanh nghiệp.
- Cơng ty TNHH Mía Đường Nghệ An Tate & Lyle + Điểm mạnh
Vùng mía nguyên liệu khoảng 20.000 ha đã cung cấp tốt cho nhà máy hoạt động liên tục với công suất là 8.400 TMN. Bắt đầu ứng dụng cơng nghệ tưới nhỏ giọt trên cây mía nhưng hiện tại phạm vi ứng dụng cịn khá thấp, chỉ có 2 ha.
+ Điểm yếu
Nhiều vùng mía ngun liệu vẫn cịn sử dụng giống mía cũ đã gần 20 năm như ROC nên năng suất năng suất rất thấp, chỉ đạt 53 tấn/ha. Hệ thống giao thông nội đồng chưa được địa phương đầu tư, những con đường ra cánh đồng mía lầy
lội, mặt đường hẹp, vận chuyển đến điểm tập kết mía xa,… nên cơng tác thu hoạch mía của người dân cịn nhiều khó khăn.
- CTCP Mía đường Hồng Anh Gia Lai + Điểm mạnh
Vùng mía nguyên liệu 10.000 ha được cơ giới hóa từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch và đưa vào sản xuất, tất cả các khâu này đều được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia là giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đến từ Israel, Thái Lan và Việt Nam. Điều này giúp cho năng suất cây mía tăng cao, khoảng 120 tấn/ha, chữ đường bình qn khoảng 14% và giá thành mà cơng ty tạm tính rất cạnh tranh, chỉ khoảng 4.700 đồng/kg. Bên cạnh đó, cơng ty cũng tích cực đầu tư chuỗi giá trị nhằm tận dụng phụ phẩm trong sản phẩm đường. Cụ thể, công ty đầu tư một nhà máy nhiệt điện với công suất 30MW để tận dụng bã mía, cơng ty chỉ sử dụng 20% và phần cịn lại bán cho chính phủ Lào với giá $6 cent/kwh. Ngồi ra, cơng ty đang có kế hoạch đầu tư nhà máy cồn để tận dụng mật rỉ và nhà máy phân bón để tận dụng bã bùn.
+ Điểm yếu
Địi hỏi vốn lớn và trình độ kỹ thuật cao trong khi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang khó khăn về tài chính (chủ yếu bị chơn vốn ở ngành bất động sản).
Qua việc phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính của Cơng ty, các đối thủ của Cơng ty đều có chiến lược kinh doanh riêng cho mình như đầu tư mạnh vào vùng mía ngun liệu, nghiên cứu các giống mía tốt, gia tăng sản xuất đường RE với độ tinh khiết cao, đầu tư vào công nghệ kỹ thuật, bên cạnh kênh bán buôn cũng phát triển thêm kênh bán lẻ, khai thác nhiều các sản phẩm cạnh đường và sau đường,… và đây là những đối thủ rất nặng ký trên thương trường. Vì thế Cơng ty cần có chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai, Công ty phải giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào như cơ giới hóa vùng mía ngun liệu, chăm sóc cây mía theo đúng quy trình, cải tạo đất tốt, tạo mối quan hệ tốt với nơng dân trồng mía, tìm kiếm thêm các khách
hàng công nghiệp,… và gia tăng hiệu quả kinh doanh các sản phẩm cạnh đường và sau đường. Nếu làm được đều này thì Cơng ty sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể cạnh tranh trực tiếp với đường nhập lậu và các sản phẩm đường khác trên thế giới.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng theo lý thuyết đã đề cập ở mục 1.2.2.6 và 5 đối thủ chính là CTCP Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh, CTCP Đường Biên Hịa, CTCP Mía đường Lam Sơn, Cơng ty TNHH Mía Đường Nghệ An Tate & Lyle và CTCP Mía đường Hồng Anh Gia Lai.
Nhận xét, ma trận hình ảnh cạnh tranh thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy tổng điểm