Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 31 - 34)

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3.6. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Bên cạnh việc phân tích các yếu tố mơi trường bên trong của doanh nghiệp thì cần phải phân tích chuỗi giá trị để thấy được bức tranh tồn vẹn và chính xác nhất thực trạng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tổng hợp những hoạt động có liên quan của doanh nghiệp làm tăng giá trị của khách hàng. Mơ hình chuỗi giá trị của Michael E.Porter gồm bốn hoạt động hỗ trợ, năm hoạt động chủ yếu và lợi nhuận. Nhóm hoạt động chủ yếu bao gồm dãy năm loại hoạt động: Đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; Vận hành, sản xuất- kinh doanh; Vận chuyển ra bên ngoài; Marketing và bán hàng; Cung cấp các dịch vụ liên quan.

Nhóm hỗ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và mua sắm. Các hoạt động hỗ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính (xem hình 1.3). Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chuỗi giá trị sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động chung và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hình 1.3: Chuỗi giá trị tổng quát

Nguồn: Michael E.Porter (1985)

Thứ nhất, năm hoạt động chủ yếu: Đây là những hoạt động liên quan trực

tiếp đến việc tạo ra giá trị và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Hậu cần đầu vào: Như nhận hàng, vận chuyển, tồn kho, thanh toán cho nhà cung cấp,…

- Vận hành: Bao gồm các hoạt động liên quan đến sản xuất, thiết bị, quy trình vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị,…

- Hậu cần đầu ra: Bao gồm kho chứa hàng, đơn hàng, vận chuyển và phân phối,…

- Tiếp thị và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến sản phẩm như giá bán, quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối,…

- Dịch vụ: Là các hoạt động tăng cường và duy trì giá trị của sản phẩm như: Tư vấn sản phẩm, hậu mãi, ghi nhận các đóng góp và trả lời các khiếu nại của khách hàng,…

Thứ hai, bốn hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt

động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Mua hàng: Bao gồm việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào.

- Phát triển công nghệ: Cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, tự động hóa, cải tiến thông tin liên lạc,…

- Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm những việc như tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đãi ngộ.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Liên quan bên trong của doanh nghiệp gồm quản lý chung, tài chính, kế tốn, thương hiệu, …

Thứ ba, lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa giá trị mà doanh nghiệp tạo ra

với chi phí để tạo ra giá trị đó. Doanh nghiệp sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra. Trong mơ hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mơ hình về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.

Mơ hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Thơng qua mơ hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngồi ra, mơ hình cịn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)