Chuỗi giá trị tổng quát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 32 - 39)

Nguồn: Michael E.Porter (1985)

Thứ nhất, năm hoạt động chủ yếu: Đây là những hoạt động liên quan trực

tiếp đến việc tạo ra giá trị và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Hậu cần đầu vào: Như nhận hàng, vận chuyển, tồn kho, thanh toán cho nhà cung cấp,…

- Vận hành: Bao gồm các hoạt động liên quan đến sản xuất, thiết bị, quy trình vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị,…

- Hậu cần đầu ra: Bao gồm kho chứa hàng, đơn hàng, vận chuyển và phân phối,…

- Tiếp thị và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến sản phẩm như giá bán, quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối,…

- Dịch vụ: Là các hoạt động tăng cường và duy trì giá trị của sản phẩm như: Tư vấn sản phẩm, hậu mãi, ghi nhận các đóng góp và trả lời các khiếu nại của khách hàng,…

Thứ hai, bốn hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt

động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Mua hàng: Bao gồm việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào.

- Phát triển công nghệ: Cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, tự động hóa, cải tiến thơng tin liên lạc,…

- Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm những việc như tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đãi ngộ.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Liên quan bên trong của doanh nghiệp gồm quản lý chung, tài chính, kế tốn, thương hiệu, …

Thứ ba, lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa giá trị mà doanh nghiệp tạo ra

với chi phí để tạo ra giá trị đó. Doanh nghiệp sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra. Trong mơ hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mơ hình về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.

Mơ hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Thơng qua mơ hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngồi ra, mơ hình cịn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị để đạt được hiệu quả cao nhất.

1.2.3.7. Ma trận các yếu tố bên trong

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong dùng để định lượng các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Cách thành lập ma trận này gồm 5 bước giống như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.

Bước 1: Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm điểm mạnh và điểm

yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Bước 2: Xác lập mức độ quan trọng cho mỗi yếu tố từ 0.00 (không quan trọng) tới 1.00 (quan trọng nhất). Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1.00.

Bước 3: Xác định hệ số phân loại mức phản ứng từ 1 đến 4 cho từng yếu tố,

trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng kém. Mức phân loại này dựa vào phản ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường bên trong.

Bước 4: Nhân điểm mức độ quan trọng của từng yếu tố với hệ số phân loại

để xác định số điểm quan trọng.

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma

trận.

Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 đến 4, sẽ không

phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng trong ma trận. Nếu tổng điểm dưới 2,5 điểm, công ty yếu về các yếu tố nội bộ. Nếu tổng điểm trên 2,5 điểm, công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.

Thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, doanh nghiệp xem xét, đánh giá khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu bên trong

doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực để đối đầu những điểm yếu này. Điều này giúp cho nhân viên trong doanh nghiệp tham gia trong việc quyết định tương lai của doanh nghiệp, phát huy năng lực lõi của mình để mang lại thành công chung.

Cấu tạo bảng ma trận này như sau:

Bảng 1.4: Mẫu bảng đánh giá các yếu tố bên trong

STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng

Phân loại Số điểm quan trọng 1 Yếu tố 1 2 Yếu tố 2 3 ……….. N Yếu tố n Tổng điểm 1.00 XX

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, những yếu tố tác động gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường nội bộ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào, khái niệm về chuỗi giá trị làm cơ sở để từ đó xây dựng các ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong nhằm định lượng các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Đây cũng là nền tảng và định hướng cho việc phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh cũng như nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần (CTCP) Đường Quảng Ngãi trong thời gian qua. Trên cơ sở đó nhận dạng được các đối thủ cạnh tranh, vị thế cạnh tranh và đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

2.1. Giới thiệu về CTCP Đường Quảng Ngãi 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sáng lập từ những năm đầu:

Năm 1965 người Nhật xây dựng một NMĐ tại tỉnh Quảng Ngãi với tổng diện tích đất qui hoạch ban đầu là 256.963 m2 được hoàn thành và đưa vào chạy thử năm 1972 với công suất 1.500 TMN và một nhà máy sản xuất Cồn thực phẩm có cơng suất 1 triệu lít/ năm được xây dựng sau ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng.

Trong những năm ( 1976 – 1990), Nhà máy chỉ có 2 sản phẩm là đường RS và Cồn, số lượng lao động: 650 người, sản lượng sản xuất đạt thấp, thu nhập người lao động bấp bênh. Giá trị tổng sản lượng đạt bình quân 23,2 tỷ đồng/năm.

Sau 30 năm hoạt động và phát triển khơng ngừng, đến năm 1994 có thêm 13 Đơn vị trực thuộc trong ngành sản xuất thực phẩm và nước giải khát. Với quy mô như vậy nên Bộ NN-PTNT đã ra quyết định thành lập Công ty lấy tên là Công ty Đường Quảng Ngãi trực thuộc Bộ NN-PTNT theo Quyết định 932/NH/TCCT-QĐ.

Năm 2005, CTCP Đường Quảng Ngãi chính thức ra đời với tổng số vốn điều lệ là 49,968 tỷ (1 Cổ đông là đại diện vốn Nhà nước, 2 Cổ đông là pháp nhân, 3.097 Cổ đông là cá nhân).

Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.

Tên giao dịch : Quang Ngai Sugar Joint Stock Company.

Địa chỉ : 02 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi. Điện thoại : 0553.822.697 Fax: 0553.822.843

Quá trình phát triển của CTCP Đường Quảng Ngãi sau khi cổ phần hóa:

Ngày 28/12/2005: Thành lập CTCP Đường Quảng Ngãi với vốn điều lệ lúc đầu là 49,968 tỷ đồng.

Ngày 29/11/2007: CTCP Đường Quảng Ngãi trở thành công ty đại chúng theo chứng nhận số 236/ĐKCB do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.

Ngày 23/06/2009: Toàn bộ vốn nhà nước tại CTCP Đường Quảng Ngãi được bán cho nhà đầu tư bên ngoài và người lao động trong công ty, trở thành CTCP khơng cịn vốn nhà nước.

Ngày 25/08/2009: Cơng ty tăng vốn điều lệ lên 96 tỷ đồng.

Trong năm 2010, CTCP Đường Quảng Ngãi đã giải thể và dừng hoạt động Nhà máy Cồn rượu và NMĐ Quảng Phú do điều kiện về vùng nguyên liệu và môi trường không đảm bảo.

Ngày 15/04/2011: Công ty quyết định chia cổ tức năm 2010 tỷ lệ 115% trong đó 100% trả bằng cổ phiếu; 15% trả bằng tiền. Công ty tăng vốn điều lệ lên 296 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu ESOP.

Ngày 30/03/2012: Công ty quyết định chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2011 là 130% trong đó 100% trả bằng cổ phiếu, 30% trả bằng tiền. Vốn điều lệ tăng lên 622 tỷ đồng.

Ngày 30/03/2013: Công ty quyết định chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2012 là 80% trong đó 50% trả bằng cổ phiếu; 30% trả bằng tiền. Công ty tăng vốn điều lệ hiện nay lên 979,284 tỷ đồng.

Cơ cấu sở hữu: Xuất phát từ một doanh nghiệp nhà nước đến cổ phần nhưng hiện nay Nhà nước đã bán hết cổ phần. Tính đến cuối năm 2012, người lao động trong công ty nắm giữ gần 75,5% cổ phần, cổ đông là nhà đầu tư chiến lược và các cổ đông khác là 24,5% cổ phần.

Qua q trình phát triển, Cơng ty đã xây dựng và nâng cấp các đơn vị lên gồm 14 nhà máy, xí nghiệp, trung tâm và Văn phòng Đại diện trực thuộc. Các sản phẩm và dịch vụ của Cơng ty được tóm gọn như sau:

Mía đường: Là lĩnh vực trọng tâm phát triển,

Cơng ty có kinh nghiệm về ngành đường hơn 30 năm qua. Phần lớn đường của CTCP Đường Quảng Ngãi được sản xuất tại NMĐ An Khê (chiếm 4/5 tổng sản

lượng đường), còn lại NMĐ Phổ Phong chiếm 1/5 tổng sản lượng.

Sữa đậu nành: Với nguồn nguyên liệu chọn lọc

từ vùng đất Tây Nguyên. Công ty là đơn vị chiếm thị phần sữa đậu nành lớn nhất nước, hàng năm đã cung cấp hơn 90 triệu lít sữa đậu nành phục vụ nhu cầu cả nước.

Bia: Với nhãn hiệu bia Dung Quất đã và đang xây dựng uy tín tốt trên thị trường, đặc biệt là khu vực miền Trung.

Nước giải khát: Thương hiệu nổi bật là nước khống

Thạch Bích, bên cạnh đó cịn có các sản phẩm khác như khống ngọt, khống có gaz, nước ngọt, nước tăng lực…

Bánh kẹo: Thương hiệu Biscafun có mặt trên thị trường nhiều, sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại.

Mía giống: Trung tâm Giống Mía trực thuộc CTCP

Đường Quảng Ngãi chuyên nghiên cứu và lai tạo các giống mía tốt nhằm cung cấp cho cả vùng nguyên liệu mía Miền Trung và Tây Nguyên.

Dịch vụ: CTCP Đường Quảng Ngãi cũng cung cấp

các dịch vụ liên quan đến cơ giới nông nghiệp (cày bừa, dịch vụ sau thu hoạch, dịch vụ trồng trọt), cơ khí (chế tạo, lắp ráp, sản xuất các loại máy nông lâm nghiệp, máy chuyên dùng, sữa chữa các loại máy móc, thiết bị), xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng, dịch vụ kho bãi...

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và cơ cấu tổ chức của cơng ty Tầm nhìn

Trở thành một tập đồn hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành đa lĩnh vực.

Sứ mạng

CTCP Đường Quảng Ngãi không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất để phục vụ người tiêu dùng trong và ngồi nước.

Cơ cấu tổ chức của cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)