Xu hướng phát triển và cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 77 - 79)

xu hướng giảm trong vòng 5-6 năm gần đây, chủ yếu là do tốc độ cải cách cơ cấu chậm chạp. Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng và đầu tư công là yếu tố kéo lùi tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2020 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mơ hình tăng trưởng, cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư quốc tế, tạo điều kiên thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để thúc đẩy nền kinh tế từng bước đi lên. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 7-8%/năm. Điều này sẽ giúp hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có CTCP Đường Quảng Ngãi tiếp tục ổn định sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Xu hướng phát triển và cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam Nam

Ngành mía đường Việt Nam, dù được hưởng ưu đãi về lãi suất vốn vay, điều kiện phát triển vùng nguyên liệu đã nhiều năm nay, song vẫn mãi dậm chân trước kịch bản giá cao, khó tiêu thụ, tồn kho lớn và dễ tổn thương. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, vụ sản xuất 2013-2014, diện tích mía cả nước là 309.400 ha, tăng 11.200 ha so với vụ trước; năng suất mía bình qn cả nước đạt 62,7 tấn/ha, tăng 0,8 tấn/ha; hiện cả nước có 41 NMĐ hoạt động với tổng cơng suất thiết kế là 140.450 TMN; trong đó sản lượng mía ép cơng nghiệp đạt hơn 16 triệu tấn, sản xuất được gần 1,6 triệu tấn đường, tăng hơn 60 nghìn tấn đường so với niên vụ trước. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định, ngành đang phải đối mặt hàng loạt khó khăn như giá thành mía đang ở mức rất cao (800 đến 950 nghìn đồng/tấn), gấp 1,5 lần so với Thái Lan và Ấn Độ; 2 lần so với Australia; ba lần so với Brazil...Hiện nay các giống mía cũ vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao. Tại các tỉnh trồng mía trọng điểm, các

giống cũ vẫn chiếm tỷ lệ hơn 55% diện tích. Đặc biệt, hiện nay các nhà máy ép mía vẫn chưa tổ chức được hệ thống nhân giống đảm bảo chất lượng để cung cấp giống cho diện tích trồng mới vùng nguyên liệu hàng năm. Một hạn chế nữa là hầu hết các vùng mía trồng trên đất đồi bãi sử dụng nước trời, diện tích có tưới bổ sung khoảng hơn 10.000 ha, chỉ chiếm 6,4% diện tích mía đồi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất mía của nước ta thấp. Ngồi ra, mía thu hoạch xong không được đưa vào chế biến ngay khiến chữ đường giảm chính là nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch (ước tính 20%). Bên cạnh đó, khi khu vực Mậu dịch Tự do Asean (AFTA) có hiệu lực đối với mặt hàng đường vào ngày 1/1/2018 thì thuế nhập khẩu đường sẽ là 0%, lúc đó sẽ khơng cịn khái niệm đường lậu nữa, cạnh tranh giữa đường nội và đường ngoại sẽ ác liệt hơn hiện nay rất nhiều.

Để khắc phục tình trạng này khơng thể trong thời gian ngắn, nhưng ngành mía đường có thể tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng bằng cách tận dụng và chế biến sâu các phụ phẩm của cây mía. Ngồi đường, bã mía được dùng để sản xuất điện sinh khối, mật rỉ đường dùng để chế tạo cồn công nghiệp (đây là các ngành cạnh đường), các NMĐ cũng tham gia khâu chế biến các sản phẩm sau đường như bánh kẹo, nước giải khát...

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở phân tích khoa học về tiềm năng, năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam và thị trường tiêu thụ. Các NMĐ cần định hướng thị trường và xây dựng chiến lược phát triển trong đó phải chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng: khơng tăng diện tích mà tập trung áp dụng công nghệ, dồn điền đổi thửa tạo nên vùng nguyên liệu tập trung, hướng tới sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao. Bên cạnh đó, các viện, trung tâm nghiên cứu tiếp tục khảo nghiệm, cơng bố các bộ giống mía phù hợp, cũng như xây dựng các quy trình thâm canh cho từng giống mía phù hợp với từng địa phương để nhà máy áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)