Thông số nợ

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 29 - 32)

Chỉ tiêu Công thức Công ty Vinamilk Ngành 2018 2019 2020 2018 2019 2020 Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu 𝑇𝑛𝑔 𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 42,23 % 50,35 % 43,94 % 40,35 % 49,24 % 48,05 % Tỷ lệ nợ trên tài sản 𝑇𝑛𝑔 𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 29,69 % 33,49 % 30,53 % 29,8 % 31,26 % 29,12 %

Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn 𝑇𝑛𝑔 𝑛 𝑑𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 + 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 2% 2% 15% 2% 2% 2% Số lần đảm bảo lãi vay

𝐿𝑖 𝑛𝑢𝑛 𝑡𝑢𝑛 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 100,64 lần 68,44 lần 43,88 lần 92,83 lần 64,64 lần 43,25 lần

2.2.1. Thơng số nợ trên vốn chủ sở hữu

Thông số nợ trên vốn chủ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số này cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi đồng mà cổ đông cung cấp. Hay một đồng vốn chủ đang đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay.

Cụ thể ở công ty sữa Vinamilk, tỷ lệ này cho biết trong năm 2018 với một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho 0,4222 đồng vốn vay. Tương tự với năm 2019, một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho 0,5035 đồng vốn vay và trong năm 2020 là một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho 0,4394 đồng vốn vay. Nhìn chung thơng số nợ trên vốn chủ sở hữu của Vinamilk trong ba năm 2018 đến 2020 có sự biến động. Tỷ lệ nợ này đã có sự tăng lên từ 2018 đến 2019 (tăng 8,12%) nhưng lại giảm xuống ở năm 2019 và 2020 (giảm 6,41%). Chứng tỏ trong năm 2018 cơng ty ít sử dụng vốn vay hơn so với năm 2019 và 2020. Hơn hết thì Vinamilk vẫn đảm bảo đủ khả năng chi trả tiền vay của mình.

So với bình quân ngành sữa thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ của Vinamilk cao hơn. Năm 2018 tỷ lệ nợ của ngành thấp hơn so với Vinamilk (1,88%) đến năm 2019 tỷ lệ nợ của Vinamilk là 1,11%. Nhưng đến năm 2020 thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành lại cao hơn (cao hơn 4,11%). Có thể thấy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ của Vinamilk tương đối cao so với các công ty cùng ngành, sự chênh lệch này cho thấy mức vay của Vinamilk cao hơn so với các công ty cùng ngành.

2.2.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản

Thông số nợ trên tổng tài sản phản ánh tài sản được tài trợ từ nguồn vốn vay như thế nào. Cứ một đồng tài sản sẽ đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay phải trả.

Cụ thể, trong năm 2018 có 29,69% tài sản của cơng ty được tài trợ bằng vốn vay và 70,31% còn lại là được tài trợ từ nguồn vốn chủ. Đến năm 2019 con số này tăng 3,8% (33,49%) tài sản của công ty là được tài trợ bằng vốn vay. Nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này lại giảm xuống cịn 30,53%. Nhìn chung tỷ lệ nợ trên tài sản của Vinamilk qua ba năm 2018 đến 2020 có sự biến động vì tổng nợ có sự tăng giảm nhưng tổng tài sản vẫn tăng, nên cho thấy tỷ lệ nợ này của Vinamilk qua các năm vẫn có xu hướng ổn định ở mức dưới 35%. Điều này thể hiện cơng ty có chủ trương sử dụng nợ ở mức hợp lý và khá ổn định.

Khi so với bình qn ngành, Vinamilk vẫn có tỷ lệ nợ trên tài sản cao hơn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của cơng ty là thấp hơn và sẽ có nhiều ảnh hưởng khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường. Nhưng sự chênh lệch của Vinamilk và ngành khơng đáng kể vì vậy có thể nói vẫn đảm bảo nợ trên tài sản của công ty.

2.2.3. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn

Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty.

Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn của công ty sữa Vinamilk luôn ở mức thấp. Cụ thể, trong năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ dài hạn chiếm 2% cơ cấu vốn dài hạn của công ty. Điều này cho thấy Vinamilk có xu hướng sử dụng vốn tự có để thực hiện các hoạt động đầu tư sản xuất và nợ của công ty cũng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nhưng năm 2020 tỷ lệ đó đã nhảy vọt lên 15% (tăng 13%) cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ dài hạn nhiều so với tổng cơ cấu vốn dài hạn.

So với bình quân ngành sữa, tỷ lệ này của Vinamilk cũng ngang bằng trong hai năm 2018 và 2019. Cho thấy được tỷ lệ nợ dài hạn cũng ngang với các cơng ty cùng ngành. Nhưng năm 2020 thì cao hơn ngành hẳn 13%. Điều đó chứng tỏ cơng ty đang gặp vấn đề về các khoản nợ dài hạn nên có tỷ lệ nợ dài hạn lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.2.4. Số lần đảm bảo lãi vay

Số lần đảm bảo lãi vay là thông số biểu thị khả năng đáp ứng các khoản nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Ở đây, thơng số đó nói lên rằng với mỗi đồng chi phí tài chính trong năm 2018 của Vinamilk sẽ được đảm bảo bằng 100,64 đồng lợi nhuận sản sinh từ hoạt động kinh doanh của

công ty. Tuy nhiên, với hai năm tiếp theo số lần đảm bảo lãi vay của công ty giảm rất nhanh. Năm 2019 chỉ còn 68,44 lần và năm 2020 là 43,88 lần. Nhìn vào thơng số này của Vinamilk qua các năm cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của cơng ty là rất cao. Nhưng bên cạnh đó thì cịn cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ tiền lãi của cơng ty đang có dấu hiệu giảm mạnh qua từng năm. Từ năm 2018-2019 số lần đảm bảo lãi vay đã giảm đi 32,2 lần và giai đoạn 2019-2020 giảm 24,56 lần. Nguyên nhân dẫn đến điều đó chủ yếu là do chi phí tài chính của công ty tăng rất nhanh. Tuy vậy, khả năng trang trải của công ty sữa Vinamilk vẫn ở mức rất cao, tạo ra lớp đệm an toàn đối với những người cho vay.

Với bình qn ngành sữa, thơng số đảm bảo lãi vay của Vinamilk vẫn cao hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2018 Vinamilk hơn ngành 7,81 lần và hai năm sau đó lần lượt hơn 3,8 và 0,63 lần. Điều đó cho thấy Vinamilk có một lề an toàn tương đối tốt, đảm bảo khả năng trang trải các khoản nợ tiền lãi nhiều hơn so với các cơng ty cùng ngành.

Nhìn chung, cơng ty sữa Vinamilk có xu hướng sử dụng vốn tự có của mình trong các hoạt động đầu tư hơn là vay nợ từ ngân hàng (riêng năm 2020 đầu tư nhiều hơn nên nợ dài hạn tăng) và nợ ngắn hạn của công ty cũng chủ yếu là các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Vì vậy, khả năng tài chính của Vinamilk là rất tốt và cơng ty có rất ít rủi ro về địn cân nợ. Nhưng việc sử dụng nguồn vốn chủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng cao lợi nhuận công ty và cổ tức phân chia cho cổ đông. Một lần nữa, khi so sánh tỷ lệ nợ của công ty với những doanh nghiệp khác trong ngành sữa cho thấy cơng ty có tỷ lệ nợ khá thấp. Việc cung cấp tín dụng cho Vinamilk là rất an tồn.

2.3. Thông số khả năng sinh lợi

Thông số khả năng sinh lợi phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thơng số bình quân ngành. Dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất qua 3 năm của Vinamilk và báo cáo tài chính ngành sữa để phân tích thơng số khả năng sinh lợi của cơng ty sữa Vinamilk và bình qn ngành (Phụ lục), ta có kết quả tính trong bảng 2.3.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)