Thông số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 32 - 38)

Chỉ tiêu Công thức Công ty Vinamilk Ngành Giá trị Giá trị 2018 2019 2020 2018 2019 2020 Lợi nhuận gộp biên

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 46,82 % 47,18 % 46,40 % 45,13 % 45,61 % 45,68 % Lợi nhuận hoạt động biên 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 22,60 % 22,72 % 22,70 % 21,57 % 21,59 % 21,89 % Lợi nhuận ròng biên 𝐿𝑖 𝑛𝑢𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 19,42 % 18,74 % 18,84 % 18,56 % 17,81 % 17,86 % Vòng quay tài sản cố định 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ớ đị𝑛ℎ 𝑟ị𝑛𝑔

3,93 vịng 3,78 vòng 4,30 vòng 3,92 vòng 3,65 vòng 4,22 vòng Vòng quay tổng TS 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 1,41 vòng 1,26 vòng 1,23 vòng 1,32 vòng 1,22 vòng 1,19 vòng Thu nhập trên tổng TS (ROA) % 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

28,34 % 25,72 % 24,13 % 25,28 % 23,25 % 22,66 % Thu nhập trên VCSH (ROE) % 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ớ𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

40,70 % 37,69 % 35,46 % 35,72 % 33,35 % 32,51 %

2.3.1. Lợi nhuận gộp biên

Lợi nhuận gộp biên là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của việc quản lý chi phí sản xuất và khả năng sinh lợi cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Chỉ tiêu này cho biết, với mỗi đồng doanh thu tạo ra trong năm sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

Cụ thể ở công ty Vinamilk năm 2018 cứ mỗi đồng doanh thu tạo ra trong năm sẽ thu về được 0,4682 đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Con số này qua các năm 2019, 2020 lần lượt là 0,4718 và 0,460. Lợi nhuận gộp biên qua 3 năm từ 2018 đến 2020 của cơng ty Vinamilk có sự biến động nhẹ nhưng nhìn chung Vinamilk đang có xu hướng duy trì mức lợi nhuận gộp biên ổn định, khá cao qua từng thời kỳ. Cho thấy cơng ty đang có lợi thế cạnh tranh tốt, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

So với bình quân ngành thì tỷ số này của Vinamilk cao hơn. Cụ thể trong năm 2018, lợi nhuận gộp biên của Vinamilk cao hơn bình quân ngành là 1,69%, năm 2019 là 1,57% và năm 2020 là 0,72%, chứng tỏ Vinamilk có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty khác trong ngành và cho thấy công ty hoạt động tương đối hiệu quả hơn trên phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2.3.2. Lợi nhuận hoạt động biên

Thông số lợi nhuận hoạt động biên là công cụ đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và Marketing của công ty.

Có thể thấy ở Vinamilk trong năm 2018 với mỗi đồng doanh thu tạo ra sẽ thu về được 0,226 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và ở năm 2019 tăng lên được 0,2272 đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,12% so với năm 2018. Tỷ suất đó giảm nhẹ khơng đáng kể ở năm 2020 (giảm 0,02%), khi với mỗi đồng doanh thu tạo ra thu về được 0,227 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Có sự sụt giảm vì chi phí sản xuất tăng lên so với doanh số và điều này xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động sản xuất giảm đi. Tuy nhiên, nhìn chung qua 3 năm cơng ty đang có tỷ suất lợi nhuận hoạt động khá cao. Điều đó cho thấy Vinamilk đã quản lý tương đối tốt các chi phí hoạt động của mình.

So với ngành chỉ số lợi nhuận gộp biên của Vinamilk cao hơn nhưng chênh lệch qua các năm là không cao. Trong năm 2018 tỷ suất hoạt động của Vinamilk cao hơn ngành 1,03%,

năm 2019 hơn 1,13% và 2020 hơn 0,81%. Một lần nữa, chứng tỏ Vinamilk đã rất cố gắng trong việc cắt giảm các khoản chi phí và hoạt động tương đối hiệu quả trên cả phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng để thấy rõ được hiệu suất và độ hấp dẫn của Vinamilk so với các đối thủ trong ngành thì phải tính đến cơng cụ đo lường lợi nhuận sau khi giảm trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.3.3. Lợi nhuận ròng biên

Thơng số lợi nhuận rịng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi của công ty sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế.

Tính đến trong năm 2018 của Vinamilk, cơng ty thu được 0,1942 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh số. Con số đó đã có xu hướng giảm nhẹ trong thời kỳ 2018-2019. Cụ thể, trong năm 2019 Vinamilk thu được 0,1874 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh số, đã giảm 0,68% so với năm 2018 nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng tương đối so với doanh số hoặc là do tiền lãi tăng lên. Năm 2020 tăng nhẹ khi thu được 0,1884 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh số. Nhìn chung thơng số lợi nhuận rịng biên của Vinamilk qua các năm có sự biến động nhẹ nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận của mình, cơng ty vẫn đang duy trì tỷ suất rịng biên khá cao qua từng năm.

Ngay cả khi so sánh với bình quân ngành thì tỷ lệ này của Vinamilk vẫn cao hơn. Trong năm 2018, Vinamilk cao hơn ngành 0,86% và lần lượt hai năm sau đó là 0,93%, 0,98%. Qua đây cho thấy trong giai đoạn 3 năm từ 2018 đến 2020 khả năng sinh lợi của Vinamilk tốt hơn so với các công ty cùng ngành.

2.3.4. Vòng quay tài sản cố định

Thơng số vịng quay tài sản cố định đo lường tốc độ chuyển hóa của tài sản cố định để tạo ra doanh thu thuần.

Trong năm 2018 của Vinamilk, với 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra được 3,93 đồng doanh thu thuần. Năm 2019 giảm xuống 3,78 (giảm 0,15 lần) so với 2018 và năm 2020 tăng lên 4,30 (tăng 0,52 lần) so với 2019. Có thể thấy trong 3 năm tốc độ chuyển hóa của cơng ty có sự biến động bởi vì mức tăng giảm của tài sản cố định ròng nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ chuyển hóa để tạo ra doanh thu tốt.

Đối với bình quân ngành sữa cho thấy Vinamilk đã tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng tài sản cố định đầu tư. Cụ thể năm 2018 Vinamilk cao hơn ngành 0,01 lần, 2019 là 0,13 lần và 2020 là 0,08. Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa của tài sản cố định để tạo ra doanh thu thuần của Vinamilk nhanh hơn và tốt hơn các cơng ty cùng ngành.

2.3.5. Vịng quay tổng tài sản

Ở đây, thơng số vịng quay tổng tài sản để đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty.

Có thể thấy trong năm 2018 của Vinamilk, với 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,41 đồng doanh thu thuần và tốc độ chuyển hóa đó đã có sự suy giảm ở hai năm tiếp theo. Năm 2019, với 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 1,26 đồng doanh thu thuần, giảm 0,15 lần so với 2018 và năm 2020 tạo ra 1,23 đồng, giảm 0,03 lần so với 2019. Nếu nhìn qua 3 năm có thể thấy rằng công ty đang sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra được nhiều doanh thu. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy là vì đầu tư quá mức vào phải thu khách hàng và hàng tồn kho là nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản thấp. Mặc dù tốc độ chuyển hóa đó có sự suy giảm qua từng thời kỳ nhưng vẫn cho thấy Vinamilk có tốc độ chuyển hóa tài sản để tạo ra doanh thu rất là tốt.

Khi so sánh với bình quân ngành cho thấy Vinamilk đã tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng tài sản. Cụ thể năm 2018 Vinamilk hơn 0,09 lần và lần lượt hai năm tiếp theo đều là 0,04 lần. Chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Đây là một dấu hiệu tốt về khả năng sinh lời của công ty. Tuy vậy, thơng số này vẫn có thiếu sót là đã bỏ qua khả năng sinh lợi trên doanh số.

Có một cơng cụ có thể giải quyết được sự thiếu sót này của vịng quay tổng tài sản và lợi nhuận rịng biên là thơng số thu nhập trên tài sản hay còn gọi tắt là ROA.

2.3.6. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Thông số này đo lường khả năng sinh lợi trên tài sản đầu tư và phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Cụ thể, trong năm 2018 của Vinamilk, với mỗi đồng tài sản tạo ra được 0,2834 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 thì tạo ra lợi nhuận ít hơn là 0,2572 đồng và năm 2020 là 0,2413

đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy chỉ số ROA của Vinamilk có xu hướng suy giảm qua từng năm. Từ giai đoạn 2018-2019 tỷ lệ này đã giảm 2,62% và giảm 1,59% ở giai đoạn 2019- 2020. Nếu phân tích theo cách tiếp cận Dupont sẽ dễ dàng thấy được nguyên nhân làm cho ROA giảm qua từng thời kỳ như vậy. Điều đó đã được phân tích ở những thơng số trước, có thể thấy chỉ số lợi nhuận rịng biên và vòng quay tổng tài sản đều giảm dần qua từng năm nên dẫn đến hệ quả là chỉ số ROA cũng giảm đi.

Tuy vậy,so với bình quân ngành thì Vinamilk có mức sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn. Trong năm 2018 tỷ lệ này của Vinamilk đã cao hơn bình quân ngành 3,06% và vẫn cao hơn ở hai năm 2019 và 2020, lần lượt một khoảng là 2,47% và 1,47%. Chứng tỏ Vinamilk sử dụng ít tài sản hơn để tạo ra lợi nhuận so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Ngoài ROA, cịn phải tính đến một cơng cụ đo lường hiệu quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đơng. Đó là thơng số thu nhập trên vốn chủ hay được viết tắt là ROE.

2.3.7. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Đây có lẽ là thơng số quan trọng nhất đối với các cổ đơng nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Tuy vậy, thông số này của Vinamilk cho họ một cảm giác khá bất an khi tỷ số ROE có xu hướng giảm tương đối nhanh qua từng năm.

Cụ thể, trong năm 2018 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0,4070 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0,3769 đồng lợi nhuận sau thuế, đã giảm 3,01% so với năm 2018 và năm 2020 thu được 0,3546 đồng lợi nhuận, tức giảm 2,23% so với năm 2019. Để giải thích được nguyên nhân làm cho tỷ số ROE giảm thì dựa vào cách tiếp cận Dupont. Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến điều đó chủ yếu là do tỷ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều giảm.

Dù vậy, so với bình quân ngành thì Vinamilk vẫn cao hơn rất nhiều, cụ thể trong năm 2018 cao hơn 4,98% và lần lượt hơn 4,34%, 2,95% ở hai năm tiếp theo. Nhìn chung 3 năm chỉ số ROE của Vinamilk đang ở trên mức 35%. Do đó, cơng ty đang có cơ hội đầu tư lớn và khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.

Kết hợp hai nhóm thơng số khả năng sinh lợi trên doanh số và khả năng sinh lợi trên đầu tư ở trên thì cho thấy cơng ty sữa Vinamilk đang có khả năng sinh lợi tốt so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Vinamilk sẽ là chỗ đầu tư tốt vì có khả năng sinh lời cao.

2.4. Thông số thị trường

Thông số giá trị thị trường liên quan đến giá cổ phiếu của cơng ty so với thu nhập, dịng ngân quỹ và giá trị kế tốn. Nó cung cấp cho các nhà quản trị thơng tin về nhận định của người đầu tư về hiệu quả hoạt động trong quá khứ và triển vọng trong tương lai của công ty. Ở đây, có thể phân tích ba chỉ tiêu chủ yếu của thông số này là lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS), giá trên thu nhập (P/E) và giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) của cơng ty sữa Vinamilk. Dựa trên sàn chứng khốn ta có các chỉ số EPS, P/E và M/B của Vinamilk và bình quân ngành sữa (Phụ lục) ở trong bảng 2.4.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 32 - 38)