Thông số thị trường

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 38 - 45)

Chỉ tiêu Công thức

Công ty Vinamilk Ngành

2018 2019 2020 2018 2019 2020 Lãi cơ bản trên

cổ phiếu lưu hành (EPS)

𝐿𝑁 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế − 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 ư𝑢 đã𝑖 𝑆ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

6645 VNĐ 6076 VNĐ 6112 VNĐ 3339 VNĐ 3171 VNĐ 3266 VNĐ

Giá trên thu nhập (P/E) 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 18,05 lần 19,17 lần 17,80 lần 43,28 lần 45,43 lần 41,50 lần Giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝐺𝑖 𝑡𝑟 𝑠 𝑠𝑐 𝑐𝑎 𝑚𝑖 𝑐 𝑝𝑖ế𝑢

7,95 lần 6,82 lần 6,76 lần 4,32 lần 4,08 lần 4,30 lần

2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành có lẽ là thơng số căn bản nhất trong các thông số liên quan đến cổ phiếu.

Chỉ số này cho biết, trong năm 2018 Vinamilk đã thu được 6645 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu lưu hành trong kỳ. Tuy nhiên, số thu nhập trên mỗi cổ phiếu của cơng ty có xu hướng giảm xuống ở hai năm sau đó. Năm 2019 EPS chỉ cịn 6076 tức thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã giảm đi 8,56% so với năm trước và sang năm 2020 tăng nhẹ lên 6112. Dù vậy, nhìn chung qua 3 năm cơng ty có mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang rất cao.

So với ngành chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành EPS của Vinamilk cao hơn gấp đôi so với ngành qua các năm từ 2018 đến 2020. Điều này cho thấy mức lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đáng có được trên mỗi cổ phiếu là cao hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành, phản ánh được hiệu quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho mỗi cổ phiếu là rất hiệu quả.

2.4.2. Giá trên thu nhập (P/E)

Hiển nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải sẵn sàng trả một một mức giá khá cao để có thể thu về được lợi nhuận từ những lá cổ phiếu của công ty. Cụ thể, trong năm 2018 để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của Vinamilk nhà đầu tư đã phải trả 18,05 đồng. Hai năm tiếp theo thì nhà đầu tư đã phải trả giá cao hơn cho mỗi đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Năm 2019, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra 19,17 đồng (+1,12 đồng) và năm 2020 là 17,8 đồng (-1,37 đồng) cho mỗi đồng lợi nhuận. Tuy nhiên giá thị trường của cổ phiếu vẫn giao động trong mức giá là 110 nghìn đồng. Nhìn chung, cơng ty có chỉ số P/E khá cao thường sẽ có xu hướng tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.

Mặc dù so với bình quân ngành, chỉ số P/E của Vinamilk có thấp hơn đáng kể. Điều đó cho thấy so với Vinamilk thì nhà đầu tư vào những công ty khác trong ngành sẽ phải bỏ ra nhiều vốn hơn nhưng thu về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ít hơn.

2.4.3. Giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B)

Chỉ số M/B cho cho biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần, biểu thị những đánh giá trên thị trường về một cổ phiếu, cung cấp cho

nhà đầu tư thông tin về mức độ thiên vị của thị trường đối với công ty, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng để có thể sở hữu 1 đồng vốn của cổ phiếu.

Vào năm 2018, để có thể sở hữu 1 đồng vốn của cổ phiếu VNM thì phải bỏ ra 7,95 đồng. Năm 2019, 2020 lần lượt là 6,82 và 6,76 đồng. Nhìn chung trong 3 năm, chỉ số có sự biến động giảm dần qua các năm, cụ thể 2019 giảm 1,13 lần so với 2018 và 2020 giảm 0,06 lần so với 2019. Chỉ số M/B giảm dần qua các năm bởi vì có sự biến động của giá thị trường cổ phiếu VNM qua các năm. Mặc dù có giảm nhưng các giá trị vẫn lớn hơn 1, cho thấy được tình hình cổ phiếu rất tốt trong tương lai, thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu.

So với ngành, chỉ số M/B của công ty Vinamilk đều lớn hơn nhiều. Cụ thể các giá trị trong 3 năm đều lớn hơn ngành lần lượt là 3,63, 2,74 và 2,46. Điều này cho thấy được giá trị thị trường trên giá sổ sách của Vinamilk cao hơn và báo hiệu tương lai về cổ phiếu tốt hơn so với các cơng ty cùng ngành.

Tóm lại, Vinamilk là một doanh nghiệp có thể cho thấy khả năng sinh lời tốt nếu đầu tư cổ phiếu vào đây. Cơng ty có triển vọng tăng trưởng cao hơn trong tương lai so với những công ty trong ngành.

2.5. Đánh giá chung tình hình tài chính của cơng ty Vinamilk

2.5.1. Về tình hình tài sản

Vinamilk ln là công ty sữa dẫn đầu nhiều năm trong ngành tại Việt Nam điều này đồng nghĩa với việc Vinamilk là doanh nghiệp có cơ cấu tài sản lớn nhất trong ngành. Nhìn chung từ năm 2018-2020 tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các năm đặc biệt giai đoạn từ 2019 đến 2020 Vinamilk có mức tăng tốt nhất trong ba năm.

Năm 2019, tổng tài sản của Vinamilk đạt 44.699 tỷ đồng, tăng 19,63% so với năm 2018, đáng kể đến là hàng tồn kho giảm hơn 542 tỷ đồng (-10%), tài sản cố định tăng 1.528 tỷ đồng (+11,43%). Ngồi ra thì các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn cũng giảm so với năm trước. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 3.761 tỷ đồng (+43,37%), tài sản dở dang dài hạn tăng 75 tỷ đồng (+8,64%) và bất động sản đầu tư giảm 31% so với năm 2018.

Năm 2020 tổng tài sản của Vinamilk là 48.432 tỷ đồng, tăng 8,35% so với năm 2019, đáng kể đến là tài sản ngắn hạn tăng 4.944 tỷ đồng so với năm 2019, tiền và các khoản tương

đương tiền giảm 554 tỷ đồng (-20,79%), tài sản cố định vơ hình giảm 13 tỷ đồng (-1,13%). Ngồi ra, trong năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn tăng, tồn kho giảm 78 tỷ đồng (- 1,57%).

Cụ thể tài sản ngắn hạn của Vinamilk trong năm 2020 tăng 4.944 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân chính là do tiền giảm và các khoản tương đương tiền lại tăng. Mặt khác sản lượng hàng tồn kho tăng trưởng không đồng đều, trong năm 2018 sản lượng hàng tồn kho đạt mức cao nhất trong ba năm. Cuối năm 2020 sản lượng hàng tồn kho giảm so với hai năm trước, đây là mức giảm sút đáng kể trong ba năm gần nhất của Vinamilk.

Như vậy, với phần vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng với phần thu được từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, cơng ty sử dụng chủ yếu vào mua sắm hàng tồn kho và tài sản cố định. Vị thế số một của Vinamilk được chứng tỏ qua các nhà máy sản xuất sữa của doanh nghiệp. Chỉ xét riêng nhà máy sản xuất sữa nước tại Bình Dương của VNM, đây là nhà máy sản xuất sữa với công suất lớn nhất cả nước với công suất là 800 triệu lít/năm. Cơng suất hiện tại của nhà máy gấp 1,5 lần so với công suất của các nhà máy sữa từ các đối thủ cạnh tranh. Với việc tiếp tục mở rộng quy mô thị trường trong tương lai, việc đầu tư vào các nhà máy sữa càng khẳng định vị trí quan trọng hàng đầu của Vinamilk trong ngành. Trên đà tăng trưởng năm 2020 Vinamilk tiếp tục đầu tư vào trang trại bò sữa tại Lào và thu mua lại 75% cổ phần của CTCP GTNFoods góp phần tăng Tài sản của Doanh nghiệp lên cao. Định giá khấu hao lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho thấy khối lượng tài sản cố định đồ sộ của ông lớn ngành sữa Việt Nam. Trong báo cáo tài chính năm 2020, Vinamilk có định hướng tiếp tục mở rộng các nhà máy sản xuất và trang trại chăn ni bị, dự đốn tài sản của Vinamilk vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên năm 2021 đại dịch Covid quay trở lại tác động đến tình hình tài chính của tồn thế giới nói chung cũng như Vinamilk nói riêng. Trước sức ảnh hưởng nặng nề mà Covid-19 mang lại Vinamilk nên có những quyết định thận trọng trong việc đầu tư.

2.5.2. Cơ cấu nguồn vốn

Với vị trí dẫn đầu ngành sữa Vinamilk đang là Doanh nghiệp có nguồn vốn dẫn đầu của ngành. Nguồn vốn của Vinamilk tăng dần qua các năm, trong năm 2018 (37.366 tỷ) nhưng sang năm 2019 (44.699 tỷ) nguồn vốn có mức tăng mạnh là 7.333 tỷ đồng (+ 19,62%) và năm 2020 là 48.432 tỷ. Tuy nhiên các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của Vinamilk tăng

dần theo thời gian như nợ ngắn hạn, dự phòng phải trả ngắn hạn. Vinamilk vẫn đẩy mạnh đi vay trong năm 2019, vay ngắn hạn 4.188 tỷ trong khi đầu năm chỉ vay hơn 1.060 tỷ. Tuy nhiên nếu so với tổng tài sản hơn 40.000 tỷ, mức nợ vay này vẫn trong tầm kiểm soát.

Nhìn chung trong những năm 2018-2020 nợ chỉ chiếm 30% cơ cấu vốn của Vinamilk trong đó nguồn nợ ngắn hạn chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn để Doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động. Nợ dài hạn chỉ chiếm 0,26% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của Vinamilk thực sự vững mạnh. Việc cần nhiều sự hỗ trợ từ vốn vay khiến cho Doanh nghiệp ít phần nào chủ động trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình mặt khác chi phí tài chính lãi vay sẽ khiến cho lợi nhuận thuộc về cổ đông giảm bớt đi phần nào. Dù vậy, các khoản vay ngắn hạn giúp Vinamilk xoay chuyển được nguồn tiền bổ sung cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất sở hữu 36% vốn. Tiếp đến là F&N Dairy Investments Pte chiếm 17,31% và Platinum Victory Pte nắm 10,62% vốn. Ngoài 3 cổ đơng lớn trên, Vinamilk cịn có sự tham gia của rất nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp như nhóm quỹ Mathews, nhóm Genesis, Deutsche Bank, Vietnam Ventures, Government of Singapore, nhóm Dragon Capital, nhóm Morgan Stanley... Nhóm 20 cổ đơng lớn nhất của Vinamilk chiếm đến 80,68% vốn công ty. Tổng sở hữu của các nhà đầu tư trong nước là 40,79%, trong khi đó các nhà đầu tư nước ngồi nắm đến 59,21% vốn doanh nghiệp. Có thể thấy cơ cấu này rất có lợi cho Doanh nghiệp khi sở hữu nước ngồi tăng đến sát mức giới hạn có thể, nhà nước là một cổ đơng lớn song không phải là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động. Với tỷ lệ sở hữu của các tổ chức lên đến 80,68% cho thấy cơ cấu cổ đông của Vinamilk không bị phân tán và điều này giúp cho việc định hướng hoạt động của Hội Đồng Quản Trị được tập trung và quyết định sẽ được thực hiện nhanh chóng. Nhìn chung các cơng ty có tỷ lệ sở hữu nước ngồi cao cũng là yếu tố đánh giá tốt hoạt động của công ty.

2.5.3. Về khả năng quản lý tài sản

Vinamilk là ông lớn trong ngành sữa điều này gây nên sức ép nặng nề cho ban Quản trị tài chính của cơng ty trong việc quản lý tài sản để đem lại lợi nhuận sau thuế tốt nhất cho Doanh nghiệp. Nhận thấy thu nhập trên tổng tài sản của doanh nghiệp giảm dần qua 3 năm từ

2018-2020, tổng tài sản qua các năm của Vinamilk tăng cao nhưng doanh thu thuần không tăng trưởng như dự kiến. Cụ thể trong năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng chậm hơn doanh thu nguyên nhân là do giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao khi chịu sức ảnh hưởng từ sức mua nguyên liệu của Trung Quốc làm cho lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm. Ngồi ra, vịng quay tài sản cố định của Vinamilk cũng giảm dần, trong năm 2018 giảm 6,6% trong năm 2019 giảm 14,6% việc giảm sút của vòng quay tài sản làm doanh thu của Doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhận thấy xu hướng sử dụng sữa của Việt Nam không giảm nhưng do các đại lý bán sỉ của Vinamilk tập trung vào đầu tư tài chính (Bất động sản và chứng khốn) thay vì kinh doanh sữa nên việc nhập hàng bán có phần hạn chế.

Trong năm 2020, Vinamilk có gần 200 nhà phân phối và 240.000 điểm bán lẻ. Trong 240.000 điểm bán lẻ này có 10-15% là điểm sỉ nên khi các điểm sỉ này giảm lấy hàng sẽ tác động lớn đến doanh thu của Doanh nghiệp. Tuy công tác quản lý tài sản để tạo ra doanh thu của Doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như đề xuất nhưng Vinamilk đã rút ngắn được khoảng thời gian của vịng quay tồn kho góp phần rút ngắn thời gian các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động bán hàng năm.

Sức khỏe tài chính của Vinamilk vẫn được đánh giá là tương đối tốt dù tỷ lệ nợ trên tài sản có nhiều biến động, khả năng thanh tốn lãi vay giảm nhưng vẫn ở mức cao, tỷ lệ nợ dài hạn trong cơ cấu vốn dài hạn cũng tăng qua các năm do tăng đầu tư dài hạn của Vinamilk. Với tốc độ tăng trưởng của Vinamilk vẫn rất chậm dù là công ty đầu ngành, điều này do đối với ngành sữa Vinamilk đã tăng trưởng tối đa và khó để có thể tăng trưởng nhanh như các năm trước. Trong năm 2020 dưới sức ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid nhưng doanh thu thuần của Doanh nghiệp vẫn tăng đáng kể điều này sẽ tác động mạnh đến việc tạo ra doanh thu thuần từ tổng tài sản. Khi tài sản cố định không thay đổi nhưng sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần, bên cạnh đó giá cổ phiếu lần lượt giảm sút qua các kỳ giao dịch, các giá trị tài sản khác cũng giảm do sức ảnh hưởng của đại dịch.

Vinamilk là cơng ty chiếm tỷ trọng tài chính lớn trong ngành, hơn thế nữa công ty luôn được đánh giá là “Top 50 Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam” điều này một lần nữa khẳng định vị thế cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinamilk.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh vào năm 2019 là 3.757 tỷ đồng (+7,15%) trong năm 2020 là 3.318 tỷ đồng (+5,89 %). Với mức tăng của doanh thu thuần trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk qua các năm. Tuy sức ép của giá vốn ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp nhưng với sản lượng sữa tươi hiện hành, Vinamilk có thể thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu bằng nguồn sữa tươi giúp giảm bớt đi một nửa giá thành nguyên vật liệu. Điều này góp phần giảm bớt giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA BỘT OPTIMUM

GOLD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK

Sữa Optimum Gold là dịng sữa cao cấp của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thiết kế tối ưu hơn Optimum thường, ngoài đạm Whey từ sữa giàu Alpha-Lactalbumin, chất xơ hòa tan FOS và lợi khuẩn Probiotics như Optimum thường. Tháng 11/2019 một cơng thức hồn toàn “mới” của sữa bột Optimum Gold nhờ bổ sung dưỡng chất vàng HMO đã được kiểm nghiệm lâm sàng, đạt chất lượng Châu Âu. HMO là Prebiotic có thành phần nhiều thứ 3 trong sữa mẹ (hơn hẳn chất đạm). Dưỡng chất này giúp hình thành hệ vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa sự bám dính tác nhân gây bệnh lên thành ruột, giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh. Optimum Gold được bổ sung thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết theo đúng khuyến nghị của tổ chức y tế Thế giới (FAO/WHO) cùng các dưỡng chất tốt cho trí não khác như Lutein, ARA, Taurin… giúp cho trẻ phát triển tồn diện thể chất và trí tuệ, nhất là trí não và hỗ trợ q trình tiêu hóa, hấp thu, phịng ngừa các rối loạn tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ tăng sức đề kháng khỏe mạnh.

Optimum Gold cung cấp nhiều dòng sữa để đáp ứng nhu cầu cho nhiều nhóm tuổi, hiện nay trên thị trường có các loại sữa sau:

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)