Ngân sách Marketing của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 67 - 68)

NGÂN SÁCH MARKETING (ĐVT: Tỷ đồng)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Doanh thu 6469,84 5474,48 5972,16

Ngân sách Marketing 646,984 547,448 597,216

Ngân sách Marketing mỗi tháng = Doanh thu mỗi tháng*10%

3.2.2.2. Xây dựng ngân sách tài chính

Ngân sách ngân quỹ là tổng hợp của ngân sách thu tiền mặt và ngân sách chi tiền mặt. Ngân sách này cung cấp thêm dự đoán về số dư tiền mặt tối thiểu dựa trên cấu trúc lịch sử. Ngân sách ngân quỹ cho biết cơng ty có nhu cầu tài trợ do chi tiền mặt nhiều hơn hay thừa tiền mặt do thu tiền mặt nhiều hơn trong từng thời kỳ. Ngồi ra ngân sách ngân quỹ cũng dự đốn tiền lãi thu được từ đầu tư tiền mặt dư thừa và chi phí tài chính do vay nợ tạm thời.

Giả định trong ngân sách ngân quỹ năm 2021 của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam có những chính sách như sau:

Tiền mặt ln phải được duy trì trong ngân sách của cơng ty, đề phịng cho những sự cố xảy ra hay những khoản phải thanh toán thường xuyên. Năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh công ty càng cần phải dự trữ tiền mặt một mức cao hơn 2020. Giả định năm 2021, công ty sẽ tăng thêm lượng tiền mặt cần duy trì tối thiểu vào cuối mỗi tháng là 10% so với năm 2020, tương ứng với 1481,7 tỷ đồng. Vào ngày 31/12/2020, số dư tiền mặt là 1.347 tỷ đồng (theo bảng cân đối kế toán năm 2020 của Vinamilk).

Năm mươi phần trăm (50%) doanh thu được thanh toán ngay vào thời điểm bán hàng, 20% doanh thu sẽ được thu vào tháng tiếp theo và 30% còn lại sẽ được thu vào tháng thứ hai sau tháng phát sinh doanh số.

Lãi suất ngân hàng năm 2021 có khả năng tăng lên. Dự kiến công ty sẽ đầu tư vào tiền gửi ngân hàng thêm 15% so với năm 2020 để sinh lãi và tiền sẽ nhận vào cuối mỗi tháng. Khi tiền gửi tăng lên 15% đồng nghĩa với tiền lãi cũng sẽ được tăng lên. Lãi tiền gửi bình quân mỗi tháng trong năm 2020 là 95,6 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).

Theo kế hoạch, công ty dự kiến thanh lý một tài sản cố định vào tháng 3 với giá trị thanh lý dự kiến là 16 tỷ đồng để có thêm doanh thu phục vụ cho những hoạt động kinh doanh khác.

Theo kế hoạch tài trợ dài hạn, công ty sẽ vay dài hạn 100 tỷ đồng vào tháng 3.

Tồn bộ chi phí ngun vật liệu đều được mua tín dụng, nhà cung cấp yêu cầu trả 60% tổng chi phí sau một tháng kể từ thời điểm mua hàng, 40% còn lại phải trả vào tháng tiếp theo. Cơng ty đã đạt được cam kết thanh tốn trên với nhà cung cấp. Giá trị mua sắm nguyên vật liệu thực tế của tháng 11 và tháng 12 tương ứng là 1532,034 và 1702,26 triệu đồng.

Hàng tháng cơng ty đã thanh tốn lương đầy đủ cho nhân viên vào ngày cuối của tháng. Công ty sẽ chi 30 tỷ đồng tiền mặt để đầu tư thêm số lượng bò sữa vào tháng 1 và 60 tỷ đồng để mua trang thiết bị mới vào tháng 2, đầu tư chứng khoán ngắn hạn 20 tỷ đồng vào tháng 3.

Vào tháng 1 cơng ty sẽ thanh tốn cho ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) một khoản vay ngắn hạn 1000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng vào mỗi tháng 2,3 cho những ngân hàng khác. Ngồi ra, cơng ty sẽ thanh tốn 20 tỷ đồng tiền lãi vào tháng 1, 50 tỷ đồng tiền lãi vào mỗi tháng 2 và 3.

Trong các khoản phải trả, theo kế hoạch công ty sẽ phải thanh toán 1.500 tỷ đồng cổ tức vào tháng 2.

Vào tháng 1 công ty sẽ thanh toán 300 tỷ đồng tiền thuế, 200 tỷ đồng tiền thuế vào tháng 2 và trả trước 1.500 tỷ đồng tiền thuế cho năm sau vào tháng 3.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)