MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NỔI BẬT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2008 2013 (Trang 30 - 36)

1.3.1 Nghiên cứu về tác động của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành và vĩ mô đến lợi nhuận Ngân hàng của nhóm tác giả Athanasoglou et al. (2006).

Nghiên cứu này được thực hiện tại Hy Lạp với số liệu các Ngân hàng được lấy từ năm 1985 đến 2001. Kết quả cho thấy các yếu tố nội tại Ngân hàng: Tỷ lệ vốn/tổng tài sản, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, năng suất lao động, chi phí hoạt động đều tác động có ngh a thống kê đến lợi nhuận Ngân hàng. Tuy nhiên, quy mơ hoạt động khơng có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, chu kỳ kinh tế (được đo lường bằng GDP cũng tác động có ngh a thống kê đến lợi nhuận Ngân hàng. Cụ thể như sau:

 Tỷ lệ vốn/tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ở độ tin cậy cao. Ngân hàng có tỷ lệ vốn/tổng tài sản cao sẽ tạo sức ép thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả và khả năng giải quyết linh hoạt những rủi ro bất ngờ xảy ra. Do đó Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hơn.

 Rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Điều này cho thấy các nhà quản trị hệ thống Ngân hàng ở Hy Lạp đã tăng cường việc kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

 Nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất lao động cũng có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năng suất lao động cao sẽ mang đến thu nhập cao và lợi nhuận cao. Nói cách khác, Ngân hàng tăng lợi nhuận của họ từ việc cải thiện năng suất lao động.

 Chi phí hoạt động là một yếu tố rất quan trọng và có tác động ngược chiều đến lợi nhuận . Tuy nhiên mối quan hệ này phản ánh sự yếu kém trong quản l chi phí của Ngân hàng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận suy giảm.

 Tác động của quy mô lên lợi nhuận Ngân hàng thì khơng đáng kể bởi vì các Ngân hàng có quy mơ nhỏ thường cố gắng tăng trưởng nhanh thậm chí chịu mất khoản chi phí khơng nhỏ. Ngồi ra những Ngân hàng mới thành lập thường khơng

có lợi nhuận trong năm đầu hoạt động. Họ chủ yếu tập trung vào việc gia tăng thị phần chứ không phải nâng cao lợi nhuận.

 Cũng giống như quy mô, cơ cấu sở hữu các Ngân hàng ở Hy Lạp dường như ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận.

 Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là chu kỳ kinh tế (GDP có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận Ngân hàng.

 Cuối cùng lạm phát kỳ vọng có mối tương quan cùng chiều và đáng tin cậy đối với lợi nhuận. Có thể do khả năng dự báo lạm phát trong tương lai tốt nên lãi suất được chỉnh phù hợp và kịp thời do đó đạt được lợi nhuận cao hơn.

1.3.2 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng trƣớc và trong giai đoạn khủng hoảng ở Thụy Sĩ của Dietrich and Wanzenried (2011).

Nghiên cứu phân tích số liệu trên 372 Ngân hàng thương mại ở Thụy S từ 1999-2009, được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước khủng hoảng 1999- 2006, giai đoạn khủng hoảng từ 2007 -2009, tác giả s dụng kỹ thuật ước lượng GMM để nghiên cứu. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về hiệu quả hoạt động giữa các Ngân hàng. Đặc biệt là hiệu quả hoạt động Ngân hàng được giải thích bởi sự tăng trưởng dư nợ, chi phí huy động vốn, mơ hình kinh doanh. Kết quả cho thấy tăng trưởng dư nợ trên mức trung bình ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Chi phí huy động vốn cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Những Ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ lãi vay thì có ít lợi nhuận hơn những Ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Cơ cấu sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động. Hệ số tự tài trợ khơng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trước khủng hoảng, tuy nhiên nó có tác động ngược chiều đến lợi nhuận Ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng 2007- 2009. Một trong những lí do chính để giải thích cho điều này là do một số Ngân hàng ở Thụy Sỹ đảm bảo được sự an toàn đã thu hút được thêm lượng tiền g i tiết kiệm (chủ yếu từ Ngân hàng UBS- Ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới) trong cuộc khủng hoảng. Tỷ lệ chi phí hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt

động trong cả hai giai đoạn. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro/tổng dư nợ khơng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng trong giai đoạn trước khủng hoảng. Điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên vì những Ngân hàng ở Thụy Sỹ có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng rất thấp trước khủng hoảng. Tuy nhiên tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đã tăng đáng kể trong suốt giai đoạn khủng hoảng, điều này phản ánh mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động Ngân hàng trong suốt những năm khủng hoảng. Ngoài ra tỷ lệ tăng trưởng tiền g i hàng năm có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng.

Các Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cho vay cao so với thị trường có lợi nhuận hơn so với các Ngân hàng khác trong cả hai giai đoạn. Về mặt quy mơ, có nhiều bằng chứng cho thấy những Ngân hàng có quy mơ nhỏ hoặc lớn có hiệu quả hoạt động cao hơn các Ngân hàng quy mơ trung bình ở giai đoạn trước khủng hoảng nhưng những Ngân hàng lớn thì ít lợi nhuận hơn Ngân hàng trung bình và nhỏ trong giai đoạn khủng hoảng bởi vì những Ngân hàng lớn có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lớn trong giai đoạn khủng hoảng và những hàng lớn hơn có NIM thấp hơn.

1.3.3 Nghiên cứu tồn diện về các yếu tố tác động đến lợi nhuận Ngân hàng trên 80 quốc gia do Demirguc-Kunt et al. (1999)thực hiện.

Nghiên cứu s dụng dữ liệu Ngân hàng của 80 quốc gia trong giai đoạn 1988 đến 1995. Kết quả cho thấy NIM và lợi nhuận của Ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: đặc điểm nội tại Ngân hàng, môi trường kinh tế v mô, thuế, bảo hiểm tiền g i, cấu trúc tài chính và mơi trường luật pháp. Tỷ lệ tổng tài sản Ngân hàng trên GDP sẽ dấn đến NIM và lợi nhuận Ngân hàng thấp trong cùng điều kiện hoạt động Ngân hàng, đ n bẩy tài chính và môi trường kinh tế v mô không thay đổi.

Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc có mối liên hệ ngược chiều với NIM và lợi nhuận Ngân hàng. Những Ngân hàng có nhiều tài sản sinh lời không phải từ lãi vay sẽ có lợi nhuận thấp. Cơ cấu sở hữu cũng có ảnh hưởng đến NIM và lợi nhuận. Lạm phát và lãi suất có mối liên hệ cùng chiều với NIM và lợi nhuận, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

1.3.4 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận Ngân hàng của 13 quốc gia ở Châu Âu trong giai đoạn 1988 đến 1998 của Mendes and Abreu (2003)

Kết quả cho thấy những Ngân hàng có nguồn thu nhập từ phí dịch vụ và hệ số tự tài trợ cao sẽ có NIM cao. Ngược lại, Ngân hàng có dư nợ cho vay trên tổng tài sản cao sẽ có NIM cao. Tăng trưởng GDP có mối liên hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, điều này cho thấy kinh tế phát triển tốt sẽ mang lại cho Ngân hàng hiệu quả tốt. Lạm phát cũng có mối liên hệ cùng chiều với NIM. Tỷ giá có tác động ngược chiều đến lợi nhuận, việc tăng tỷ giá có thể đe dọa đến lợi nhuận..

1.3.5 Nghiên cứu tác động của cuộc cải cách tài chính đối với NIM của Ngân hàng thƣơng mại thuƣơ các nƣớc thành viên mới của liên minh Châu Âu do Kasman et al. (2010) thực hiện.

Mẫu nghiên cứu được lấy từ các Ngân hàng thương mại thuộc các nước thành viên mới của liên minh Châu Âu và được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn hợp nhất (1995-2000 và giai đoạn sau hợp nhất (2001-2006 . Đồng thời nghiên cứu cũng so sánh các nước thành viên mới và cũ của liên minh Châu Âu để từ đó tìm ra sự khác biệt của các yếu tố quyết định đến NIM Ngân hàng giữa 2 nhóm quốc gia trong cùng giai đoạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn đầu (1995-2000) rủi ro tín dụng, rủi ro phá sản, tỷ lệ an tồn vốn, chi phí hoạt động, lạm phát có quan hệ cùng chiều với NIM, quy mô Ngân hàng, chất lượng quản l , tăng trưởng GDP và vốn có mối quan hệ ngược chiều với NIM. Trong giai đoạn sau hợp nhất (2001- 2006) rủi ro phá sản cũng có tác động tiêu cực nhưng không đáng kể đến NIM.

1.3.6 Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam do TS. Trịnh Quốc Trung và ThS. Nguyễn Văn Sang (2012) thực hiện.

Hai tác giả này đã s dụng mơ hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch

với cả ROA và ROE; hệ số tự tài trợ càng cao thì ROA tăng, nhưng lại làm ROE giảm; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng càng giảm; Ngân hàng nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với Ngân hàng thương mại khác.

1.3.7 Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động Ngân hàng trong mối quan hệ với

mức độ tồn cầu hóa nền kinh tế do Sufiana and Habibullahb (2011) thực hiện.

Tác giả đã công bố Nghiên cứu về Tác động của tồn cầu hóa đến hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Trung Quốc. Bằng cách s dụng dữ liệu bảng khơng cân bằng, nghiên cứu này tìm cách để kiểm tra tác động của tồn cầu hóa kinh tế đến hiệu quả hoạt động đo lường bằng ROA của ngành Ngân hàng Trung Quốc. Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007 trên các đặc điểm cụ thể của 153 Ngân hàng và các biến số kinh tế v mô. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các Ngân hàng có cơ cấu vốn s dụng nhiều vốn chủ sở hữu có xu hướng đạt hiệu quả hoạt động cao, trong khi chi phí quản l tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng ở Trung Quốc. Tác động của tăng trưởng GDP dường như hỗ trợ cho lập luận tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tăng hiệu quả hoạt động của ngành Ngân hàng. Tương tự như vậy, tác động của tỷ lệ lạm phát cũng giúp Ngân hàng hoạt động có lãi hơn. Mặt khác, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán dường như tác động ngược chiều lên lợi nhuận của các Ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó rủi ro tín dụng lại được chứng minh khơng có sự tương quan với hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Nghiên cứu này cũng kiểm tra các thành phần khác nhau của tồn cầu hóa kinh tế, nghiên cứu chỉ ra rằng hội nhập kinh tế sâu hơn thông qua d ng chảy thương mại cao hơn, gần gũi văn hóa, tồn cầu hóa và chính trị gia tăng có ngh a và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng Trung Quốc. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ tự do hóa (giới hạn của các tài khoản vốn gây sức ảnh hưởng tích cực (tiêu cực đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng Trung Quốc.

Trên cơ sở các nghiên cứu đã có, đề tài chọn tám yếu tố để đưa vào nghiên cứu sự tác động đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các yếu tố đó là: hệ số tự tài trợ, rủi ro tín dụng, năng suất lao động, chi phí hoạt động, quy mô Ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội và mức độ tồn cầu hóa.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2008 2013 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)