2.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
2.1.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Trong thời gian qua q trình tồn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, mặc dù ngành ngân hàng đã chủ động và tích cực mở rộng các hoạt động hợp tác, cùng với các ngành khác bước vào tiến trình hội nhập chung với nền kinh tế với quốc tế. Tuy nhiên, cùng với tiến trình này ngành Ngân hàng Việt Nam ngày càng phải đối mặt với nhiều yêu cầu khó khăn hơn cả về khách quan và chủ quan trong q trình mở c a và tự do hóa nền kinh tế.
Trong báo cáo phát triển gần đây của Ngân hàng Thế giới, l nh vực cải cách chậm nhất trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua chính là hoạt động của ngành Ngân hàng. Mặc dù, khơng hẳn đồng tình với nhận định này nhưng NHNN cũng thừa nhận rằng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Việt Nam xuất phát điểm cịn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Một phần những yếu kém trên là do nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế không hợp lý, thứ hạng cạnh tranh thấp –theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum_WEF) tiến hành năm trong những năm gần đây cho thấy ví trí cạnh của nền
kinh tế Việt Nam luôn thuộc các nước thấp, năm 2012 xếp hạng 75, mặc dù năm 2013 đã cải thiện nhưng vẫn xếp hạng hạng 70. Đặc biệt, trong khi một số tiêu chí được tăng thứ hạng thì số khác lại giảm ví dụ như sự phát triển của thị trường tài chính (xếp thứ 93, giảm 5 bậc).