Khái quát về tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Cửu Long và là một trong ba tỉnh của vùng Đơng Tháp Mười có tọa độ Địa lí 10007’ – 10058’ vĩ độ Bắc và 105012’ – 105056’ kinh độ Đơng. Phía bắc của tỉnh Đồng Tháp giáp Campuchia với đường
biên giới dài 51 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Đơng giáp 2 tỉnh Long An và Tiền Giang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh An Giang và Thành phố Cần Thơ (LÊ THƠNG, 2009).
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.383 km2 với dân số 1,7 triệu người năm 2017. Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp có diện tích đứng hàng thứ 5 (sau các tỉnh Cà Mau, Long An, An Giang, Sóc Trăng) và dân số đứng hàng thứ 4 (sau An Giang, Long An và Tiền Giang). Đồng Tháp có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Cao Lãnh và Sa Đéc) và 9 huyện gồm Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nơng, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vị, Lai Vung và Châu Thành (LÊ THÔNG, 2009). Đồng tháp thuộc khu vực địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1– 2m so với mặt biển và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình năm từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đất đai của Đồng Tháp rất màu mỡ do được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Cửu Long và có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa ngọt (chiếm 59,1% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phù sa nhiễm phèn (chiếm 25,9% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,7% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,5% diện tích tự nhiên). Tỉnh nằm ở đầu nguồn sơng Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngồi ra, cịn có hai nhánh sông Sở Hạ và Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam cịn có sơng Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc,… cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, được sử dụng để phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa được dùng cho công nghiệp (Cổng
thông tin Đồng Tháp, 2017). Những điều kiện về địa hình, khí hậu, đất đai và nguồn nước như trên tạo điều kiện cho hệ sinh vật ở Đồng Tháp phát triển tươi tốt quanh năm với sự đa dạng về thành phần loài và sự phong phú về khả năng khai thác. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên tạo tiền đề nền tảng cho nhiều vườn trái cây và các VQG phát triển với cây trồng, vật nuôi cho phép khai thác tốt các hoạt động DLST.
Bên cạnh các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cũng tạo nên những lợi thế đặc thù giúp tỉnh phát triển DL nói chung và DLST nói riêng. Cụ thể, tỉnh có 1,7 triệu dân với trên 55,0% dân số là lực lượng lao động (Cổng thông tin Đồng Tháp, 2017). Đây là nguồn nhân lực quan trọng thúc đẩy cho DLST phát triển. Nguồn lao động của tỉnh không ngừng được nâng cao về trình độ với hệ thống các cơ sở đào tạo cả trong và ngồi tỉnh. Hiện tại, Đồng Tháp có Trường Đại học Đơng Tháp, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung tâm Y tế, Trường Trung cấp Nghiệp vụ Giao thông, 8 trung tâm dạy nghề,… Về kinh tế, Đồng Tháp có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp với các sản vật đặc thù gồm lúa, cá, các loại trái cây và hoa màu nông sản (Cổng thông tin Đông Tháp, 2017). Hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh phát triển với Quốc lộ 30 giáp Quốc lộ 1A tại
ngã 3 An Hữu (Cái Bè - Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền; Quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang; Quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh; tuyến đường N2 nối Quốc lộ 22 và Quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam. Mạng lưới giao thông thủy trên sông Tiền, sông Hậu nối Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các tỉnh vùng Vồng bằng sông Cửu Long và mở rộng đến các tỉnh của Campuchia (Cổng thông tin Đồng Tháp, 2017). Điều kiện giao thông thuận lợi là yêu tố then chốt giúp cho du khách có thể dễ dàng tiếp cận với DL tỉnh Đồng Tháp.
Như vậy, Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển DL, đặc biệt là DLST. Với những điều kiền tự nhiên đặc trưng cùng với cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật và nguồn lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển DLST. Điều này giúp khai thác ngày một hiệu quả tiềm năng DL nói chung và DLST nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp
Tình hình khách du lịch đến Đồng Tháp
Hình 1. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2016
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp)
1,313,834 1,460,281 1,726,401 1,855,921 1,726,401 1,855,921 2,267,455 2,663,050 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lượt khách
Từ biểu đồ cho thấy, số lượng khách DL đến Đồng Tháp tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2016. Tăng hơn 1,3 triệu lượt khách trong vòng 6 năm. Cụ thể, năm 2011 số lượng khách DL đến Đồng Tháp là 1.313.834 tăng lên 2.663.050 lượt khách năm 2016. Đặc biệt, thời điểm tăng nhanh nhất là năm 2015 – 2016 tăng từ 2.267.455
lượt khách vào năm 2015 lên 2.663.050 lượt khách vào năm 2016.
Sự gia tăng số lượt khách là một trong những bằng chứng xác thực cho việc khai thác hiệu quả tài nguyên DL (LÊ HUY BÁ, 2006); tuy nhiên, số lượt khách chỉ tăng ở mức trung bình.
Hình 2. Biểu đồ thể hiện số lượt khách nội địa và quốc tế đến tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp)
Nhìn chung, khách DL đến với tỉnh Đồng Tháp ngày càng tăng bao gồm khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, khách nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn. Giai đoạn 2011 - 2016 khách nội địa tăng từ 290.673 lượt lên 1.318.865 lượt, tăng gấp 4,5 lần. Khách quốc tế tăng từ 27.727 lượt lên 68.714 lượt, tăng 2,8 lần. Mặc dù lượt khách gia tăng nhưng khách có khả năng chi tiêu nhiều hơn là khách DL quốc tế (LÊ DUY BÁ và cộng sự, 2009) thì lại chiếm số lượng khơng cao và gia tăng chậm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số lý do làm cho lượng khách DL quốc tế chiếm tỷ lệ không cao. Cụ thể, khách được phỏng vấn cho rằng các hoạt động DL tại các điểm vẫn cịn đơn điệu chưa có những nét đặc thù, sản phẩm DL chưa thật sự thu hút, cơ sở hạ tầng DL cịn hạn chế. Khơng thể phủ nhận rằng tính đặc thù của sản phẩm DL và hạ tầng trong DL có ảnh hưởng lớn
đến lượt khách đến tham quan các điểm (LÊ HUY BÁ, 2006). Khi trao đổi với lãnh đạo và nhân viên trong ngành, chúng tôi thấy được một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động DL nói chung và DLST nói riêng gồm nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển DL trong những năm qua cịn thiếu; các khu di tích, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian và các làng nghề truyền thống chưa được đầu tư khôi phục và đưa vào DL một cách hiệu quả. Mặt khác, cơ chế quản lý khai thác tại các khu DLST chưa thống nhất và chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, mức chi tiêu trung bình của khách đến Đồng Tháp là 30 USD đối với khách quốc tế lưu trú qua đêm và 5 USD cho khách quốc tế đi trong ngày; 15 USD/người/ngày cho khách nội địa lưu trú qua đêm và 3 USD cho khách nội địa 290,673 345,074 393,867 455,643 822,839 1,318,865 27,727 35,207 42,667 45,093 44,467 68,714 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lượt khách
tham quan trong ngày. Tuy nhiên, các số liệu thống kê trên cũng chưa đầy đủ vì chi tiêu mua sắm, ăn uống,… của khách mới chỉ thống kê trong phạm vi của khu du lịch (KDL) và trong các nhà hàng, khách sạn
do ngành DL quản lý. Do vậy, con số đó cịn thấp hơn so với thực tế chi tiêu của khách tại Đồng Tháp và thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu trung bình chung của khách DL ở Việt Nam hiện nay.
Hình 3. Biểu đồ thể hiện lượt khách tại các điểm, khu du lịch sinh thái của Đồng Tháp
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp)
Từ biểu đồ trên cho thấy lượt khách đến các khu, điểm DLST của Đồng Tháp trong giai đoạn 2011-2016 có sự biến động khá phức tạp. Trong đó, lượt khách DL đến VQG Tràm Chim tăng cao và tăng liên tục qua các năm. Từ năm 2011 có 8.350 nghìn lượt đến năm 2016 đã tăng lên 186.625 nghìn lượt. Điều này cho thấy được cơng tác quảng bá và chất lượng dịch vụ ở đây được chú trọng và đảm bảo. Mặc khác, VQG Tràm Chim vừa mới phát triển trong thời gian gần đây nên vẫn còn giữ được những nét hoang sơ và tính đa dạng của hệ sinh thái nơi đây. Ngoài ra, trong những năm qua lượng du khách đến KDL Xẻo Quýt và Gáo Giồng cũng khá cao tuy nhiên không ổn định. Cụ thể, số lượt khách có sự
tăng giảm khơng đều trong giai đoạn trên. Qua trao đổi, du khách cho rằng các sản phẩm DL tại khu DLST Gáo Giồng và Xẻo Quýt còn đơn điệu và khá giống nhau trong hầu hết các dịch vụ gồm ăn uống, tham quan, bơi xuồng,… Điểm khác nhau duy nhất là ở Xẻo Quýt du khách được ngắm rừng tràm nguyên sinh và khu căn cứ cách mạng còn ở Gáo Giồng thì họ được ngắm rừng tràm mới và tham quan sân chim. Sự đơn điệu và giống nhau về sản phẩm và dịch vụ DL như trên là yếu tố ảnh hưởng đến lớn lượt khách DL đến 2 điểm DLST nói riêng và các điểm DL khác nói chung.
Doanh thu từ du lịch
Bảng 1. Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh thu dịch vụ du lịch 110,9 133,8 135,3 176,8 278,0 307,8
Tổng doanh thu du lịch 162,0 198,0 243,5 318,2 444.3 487,8
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp)
54.113 51.810 88.079 153.135 111.751 128.385 48.890 48.079 60.294 60.783 76.919 72.955 8.350 16.804 25.389 36.632 161.379 186.625 0 50 100 150 200 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nghìn lượt
Với những điều kiện thuận lợi, lượng khách DL đến với tỉnh Đồng Tháp ngày càng nhiều, doanh thu từ DL cũng tăng lên qua các năm. Năm 2011 doanh thu DL đạt 110.982 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 307.850 tỷ đồng, tăng 196.868 tỷ đồng và tăng 2,8 lần. Có thể nhận thấy DL Đồng Tháp ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, qua trao đổi nhiều du khách cho biết họ chủ yếu chi tiêu cho các dịch vụ như ăn, uống và quà lưu niệm. Nói cách khác, các dịch vụ DL ở đây còn đơn điệu và sản phẩm DL thiếu đa dạng nên du khách khơng có điều kiện để chi tiêu nhiều hơn.
Nhân lực ngành du lịch
Số lượng và chất lượng lao động trong ngành DL nói chung và DLST nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ DL (LÊ HUY BÁ, 2006). Trong những năm gần đây, lao động trong ngành DL ở Đồng Tháp không chỉ gia tăng về số lượng mà cịn có sự cải
thiện về trình độ và chất lượng phục vụ. Cụ thể, năm 2015 lao động có trình độ Đại học, trên Đại học đạt 24% đến năm 2016 tăng lên 28%. Lao động có trình độ Cao Đẳng, Trung cấp lại giảm từ 20% xuống cịn 17%. Lao động có trình độ sơ cấp duy trì ổn định. Ngồi ra, lao động được đào tạo ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy, lao động trực tiếp phục vụ cho ngành DL có sự cải thiện nhất định về trình độ nhưng số lao động đã được đào tạo vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, Đồng Tháp đã có kế hoạch tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực dài hạn cho ngành bằng nguồn ngân sách của tỉnh. Việc nâng cao trình độ và cải thiện chất lượng phục vụ của nhân lực trong ngành DL là yếu tố then chốt nhằm cải tiến chất lượng của tồn ngành nói chung và của các hoạt động DLST nói riêng (LÊ HUY BÁ và cộng sự, 2009).
Đánh giá của du khách về các hoạt động du lịch sinh thái ở Đồng Tháp
Bảng 2. Mức độ hài lòng của du khách khi tham quan DLST ở Đồng Tháp
(Đơn vị:%) Mức độ Tiêu chí Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Rất khơng hài lịng Cảnh quan du lịch 50,0 28,3 21,7 0 0 Thái độ phục vụ 25,0 31,7 33,3 10,0 0 Dịch vụ du lịch 18,3 21,7 41,7 16,7 1,6 Môi trường 47,7 33,3 20,0 0 0 Hạ tầng du lịch 23,3 38,3 30,0 8,4 0 Thiết kế - tổ chức 8,3 18,3 51,7 15,0 6,7 Ẩm thực 42,3 28,3 28,4 0 0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu tháng 01/2018, n=60)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng khách DL hài lòng với cảnh quan DL và môi trường hơn so với các yếu tố khác. Cụ thể, có đến 78,3% du khách rất hài lòng và
hài lòng về cảnh quan DL và 81,0% du khách thấy rất hài lịng và hài lịng về mơi trường. Bên cạnh đó, ẩm thực cũng là nhân tố được đánh giá cao với tỷ lệ du khách rất
hài lòng là 42,3% và hài lịng là 28,3%. Các tiêu chí cịn lại gồm thái độ phục vụ, dịch vụ DL, hạ tầng DL và thiết kế - tổ chức không được du khách đánh giá cao. Đặc biệt, có đến 51,7% khách DL cho rằng việc thiết kế - tổ chức DL ở tại các điểm DLST của Đồng Tháp là bình thường và 15,0% du khách cảm thấy khơng hài lịng về khía cạnh này. Thêm vào đó, lần lượt có 16,7%, 10,0% và 8,4% du khách khơng hài lịng về dịch vụ DL, thái độ phục vụ và hạ tầng DL. Tệ hại hơn, có 6,7% và 1,6% khách DL cảm thấy rất khơng hài lịng về việc thiết kế - tổ chức và dịch vụ DL tại các điểm DLST của Đồng Tháp. Qua việc khảo sát mức độ hài lòng của du khách có thể thấy rằng những yếu tố thuộc về tiềm năng DL được đánh giá khá cao trong khi các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ lại bị đánh giá thấp.
Phân tích SWOT cho du lịch sinh thái Đồng Tháp
Điểm mạnh (S)
Đồng Tháp là vùng đất ngập nước của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giáp với các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, nằm giữa hai thành phố lớn là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh giúp tỉnh hình thành nên nhiều tuyến DL quan trọng.
Nơi đây có nhiều tài nguyên DLST như các hệ sinh thái ngập nước đặc trưng, vườn cây trái, di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Óc Eo, các di tích lịch sử, các món ăn đặc trưng, nhiều lễ hội dân gian truyền thống,…
Cảnh quan n bình, khơng khí trong lành mát mẻ, nét hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh, nét đặc trưng vốn có của tự nhiên cùng với những vườn cây say trái đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Con người nơi đây chân thành, hiền hịa, mến khách, nhiệt tình. Bên cạnh đó, người dân Đồng Tháp rất giàu kinh nghệm về trồng cây ăn trái. Điều này làm đa dạng
thêm các hoạt động DLSL vì khi khách
đến tham quan vườn người dân có thể hướng dẫn và chia sẽ kinh nghiệm cho du khách.
Đồng Tháp có hạ tầng giao thơng khá thuận lợi với các tuyến đường huyết mạch