4.1 Đánh giá hiện trạng canh tác vườn cam Sành thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long
Khảo sát 75 vườn trồng cam Sành được thực hiện qua phiếu phỏng vấn tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long. Các vườn cam được chọn cho thực hiện khảo sát có tuổi cây biến động
từ 1 năm đến 12 năm tuổi, tuổi liếp canh tác từ 6-65 năm, vườn cam có tuổi
liếp trên 15 năm cho thấy tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễđược đánh giá thuộc nhóm nhiễm bệnh trung bình. Vườn cam ít được bón phân hữu cơ, bón phân N, P, K chưa phù hợp với khuyến cáo, tình hình bệnh vàng lá thối rễ khá cao trên vườn
cam, năng suất trái giảm thấp. Kết quả khảo sát chi tiết được trình bày ở các nội dung.
4.1.1 Nguồn gốc cây giống
Kết quả điều tra cho thấy, số hộ nông dân sử dụng giống cây trồng khơng có nguồn gốc rõ ràng, chiếm tỉ lệ cao nhất (88%), chỉ 8% số hộ mua cây trồng từ các trại giống có nguồn gốc và 4% số hộ cịn lại tự nhân giống (Hình 4.1). Cây giống khơng rõ nguồn gốc có ưu điểm là dễ tìm mua ngay tại địa phương, giá thấp phù hợp với đầu tư của người trồng cam nhưng có nguy cơ cây giống bị nhiễm bệnh cao, sức đề kháng thấp với sâu bệnh dẫn đến năng suất và chất
lượng trái thấp. Theo kết quả thống kê của FAO (2009) cho thấy cây có múi là một trong những loài cây dễ mẫn cảm bệnh hại hại do virus, nấm và vi khuẩn xâm nhiễm. Quá trình nhân giống cây có múi thơng qua kỹ thuật ghép khơng có nguồn gốc rõ ràng, cây giống dễ bị xâm nhiễm các bệnh như vàng lá gân xanh, bệnh tristeza so với cây giống được chứng nhận nguồn gốc sản xuất (Roistacher, 2004; Setha and Su, 2011; Achachi et al., 2014; Carvalho, 2019). Vì vậy, việc sử dụng cây giống có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng là rất cần thiết (Kim and Joubert, 2020). Tuy nhiên, hiện nay việc tìm mua cây giống từ các trại giống đảm bảo chất lượng đang là vấn đề khó khăn đối với người trồng cam. Từ thực tiễn đó, cho thấy việc nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống rộng rãi cây giống chất lượng cần được thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp cây canh sinh trưởng tốt, kéo dài tuổi thọ cây cam từ việc hạn chế
Hình 4.1 Nguồn gốc cây giống cam Sành
4.1.2 Tuổi cây
Kết quả trình bày ở Hình 4.2 cho thấy các vườn cam Sành từ 1,5 - 4
năm tuổi tại huyện Tam Bình, chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), kế đến là nhóm có độ tuổi từ 4 - 8 năm tuổi (29%), nhóm trên 8 năm tuổi (15%) và ít nhất là nhóm cây có độ tuổi <1,5 năm tuổi (11%). Thực trạng này cho thấy các vườn
cam chỉ mới trồng những năm gần đây, chu kỳ tuổi thọ cây cam ở mức thấp, phải trồng mới. Trong khi có nghiên cứu cho rằng chu kỳ thực vật cây cam
kéo dài đến 25 năm (Hearn, 1994). Nguyên nhân của tình trạng tuổi thọ cây
cam Sành ở huyện Tam Bình thấp (xấp xỉ 8 năm) có thể do vấn đề dịch hại.
Theo báo cáo tổng kết của dự án JICA (2013) cho thấy, diện tích trồng cam Sành của huyện Tam Bình từnăm 2006 đến năm 2012 đã giảm 50% do bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá gân xanh gây hại. Cho nên trong khoảng thời gian này nhiều nhà vườn trồng cam đã phá bỏ vườn cây bị bệnh để trồng vụ cam
mới. Đến giai đoạn 2014-2016, diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh bắt đầu
tăng trở lại, tăng cao nhất 40% vào năm 2019. Tuy nhiên, diện tích trồng cam
chủ yếu chuyển từ đất canh tác cây lúa sang đất trồng cam. Vì vậy, tại thời điểm khảo sát tuổi cây cam cao nhất chỉ khoảng 12 năm tuổi, phần lớn trên 80% các vườn cam chỉ mới trồng dưới 7 năm tuổi.
Hình 4.2 Đặc điểm phân bố tuổi cây cam Sành
4.1.3 Tuổi liếp vườn trồng cam Sành
Kết quả khảo sát cho thấy tuổi liếp vườn trồng cam từ 10 - 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (41,3%), kế đến nhóm tuổi liếp từ 20 - 25 năm (28%). Nhóm
tuổi liếp trồng cam thấp hơn 10 năm có tỷ lệ thấp (15%) (Hình 4.3). Hầu hết
đất trồng cam Sành có nguồn gốc từ đất trồng lúa, mía và một số cây ăn trái
khác được nông dân cải tạo bằng phương pháp đảo liếp nhằm nâng cao độ
màu mỡ của đất để trồng cam Sành nhưng lại không bổ sung chất hữu cơ ở giai đoạn chỉnh sửa liếp. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2016)
cho thấy hầu hết các vườn trồng cây cam, quýt có tuổi liếp lớn hơn 15 năm có hiện tượng bạc màu đất thể hiện qua các chỉ tiêu pH và hàm lượng chất hữu cơ
trong đất thấp, nghèo N hữu cơ dễ phân hủy thành N hữu dụng, cation trao đổi như Mg2+, Ca2+ và độ bảo hòa base đều thấp. Như vậy, trên 52% liếp vườn
Hình 4.3 Đặc điểm tuổi liếp vườn cam Sành
4.1.4 Mật độ trồng
Mật độ cây trồng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng
trái cam Sành, giảm mật độ trồng dẫn đến giảm bệnh hại (Cunniffe et al.,
2014). Với quan điểm trồng mật độ cây cao, thâm canh cao, thu lợi nhuận nhanh, chỉ cần khai thác triệt để cây cam trong 3 - 5 năm sau đó phá bỏ vườn và trồng mới lại, do đó có đến 60% vườn cam được trồng với mật độ cao, từ
200 – 300/1000 m2 (Hình 4.4). Trong khi mật độ trồng cam khuyến cáo là 110
cây/1.000 m2 (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
4.1.5 Tình hình xửlý ra hoa trên vườn cam Sành
Kết quả trình bày ở Hình 4.5 cho thấy số vườn cam bắt đầu xử lý ra hoa ở độ tuổi 2 đến 4 năm chiếm tỷ lệ 84%. Trong đó cao nhất là nhóm 2 đến 3 năm tuổi (50,7%). Nhóm cây xử lý ra hoa ở độ tuổi sau 4 năm chiếm tỷ lệ rất thấp (4,5%). Như vậy, thời điểm xử lý ra hoa lần đầu trên vườn cây cam Sành
tại Tam Bình là sớm hơn một năm so với khuyến cáo. Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, tuổi cây cam Sành chỉ phù hợp cho xử lý ra hoa khi
cây đạt 5 năm tuổi trở lên (Rabe, 2000; Iglesias et al., 2007). Thời điểm xử lý ra hoa trên cây cam được thực hiện từ tháng 8-12 hàng năm. Trong giai đoạn này người trồng cam quản lý nước và phân bón nhằm thúc đẩy sự ra hoa tập
trung trên cây cam Sành. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón N, P, K rất khác nhau giữa các vườn cam Sành.
Hình 4.5 Tình hình xử lý ra hoa trên vườn cam Sành
4.1.6 Sử dụng phân hữu cơ trên đất liếp vườn cam
Kết quả khảo sát cho thấy các vườn cam được cung cấp dưỡng chất chủ yếu là phân vô cơ. Lượng phân hữu cơ sử dụng cho vườn cây cam Sành rất
thấp, trung bình cao nhất 1,13 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo là 10 tấn/ha (Võ Thị Gương và ctv., 2016), bón chủ yếu ở giai đoạn tuổi cây nhỏ hơn 1,5 năm tuổi. Nguồn phân hữu cơ nông dân sử dụng dựa vào nguồn có sẵn tại địa phương như phân chuồng, phân hữu cơ tổng hợp. Việc bón phân hữu cơ
cho cây cam Sành có liên quan đến độ tuổi của cây. Hai nhóm tuổi cây dưới 1,5 năm và trên 8 năm có tỷ lệ số hộ sử dụng phân hữu cơ cao nhất (25%). Nhóm tuổi cây 1,5 - 4 năm tuổi có số vườn sử dụng phân hữu cơ rất thấp, chỉ khoảng 15% (Hình 4.6). Bón phân hữu cơ là biện pháp hiệu quả giúp tăng lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý và hóa học đất, tăng
cường hoạt động vi sinh vật (Võ Thị Gương và ctv., 2010; Krull et al., 2004;
Trần Bá Linh và ctv. 2008; Chotte, 2015)
Hình 4.6 Tình hình sử dụng phân hữu cơ trên vườn cam Sành
4.1.7 Sử dụng phân vô cơ trên đất liếp vườn trồng cam
- Phân đạm: Số liệu trình bày ở Hình 4.7 cho thấy chỉ có 12% số vườn cam bón phân N phù hợp với khuyến cáo, có đến 78% số vườn cam bón phân N thấp hơn hoặc cao hơn mức khuyến cáo 250 g N/cây/năm ở thời kỳ mang trái (Võ Thị Gương và ctv., 2016). Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, bón phân N thấp hơn nhu cầu của cây trồng hoặc cao hơn đều gây bất lợi cho sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến đặc tính hóa học và sinh học đất
(Zentmeyer, 1963; Nemec và Zablotowicz, 1981; Lee and Zentmeyer, 1982; Dandurand và Menge, 1992; Downer et al., 2013).
Hình 4.7 Tình hình sử dụng phân N trên vườn cam Sành
- Phân lân: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) thì lượng phân lân bón cho cây vào giai đoạn cho trái ổn định (4 - 5
tuổi) khoảng 150 - 200 g P2O5/cây/năm. Qua khảo sát có đến 40% số vườn
cam bón cao hơn so với khuyến cáo (Hình 4.8).
Hình 4.8 Tình hình sử dụng phân P trên vườn cam Sành
- Phân kali: Kết quả trình bày ở Hình 4.9 cho thấy nơng dân trồng cam
chưa quan tâm đến việc cung cấp phân bón kali ở giai đoạn mang trái. Theo khuyến cáo của Võ Thị Gương và ctv. (2016), lượng kali cần cung cấp cho cây cam vào thời điểm mang trái là 150 g K2O/cây/năm, có đến 75% số vườn cam
Hình 4.9 Tình hình sử dụng phân K trên vườn cam Sành
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các vườn trồng cam tại huyện Tam Bình sử dụng phân bón vơ cơ khơng cân đối giữa các dưỡng chất N, P và K với đa số bón phân N và K thấp, trong khi cung cấp lượng phân P cao hơn
so với khuyến cáo.
4.1.8 Tình hình bệnh vàng lá thối rễtrên vườn cam Sành
Kết quả khảo sát cho thấy bệnh vàng lá thối rễ (VLTR) trên vườn cam Sành tại huyện Tam Bình khá phổ biến với 40% số vườn có mức độ nhiễm từ
trung bình đến nặng, 60% số vườn ở mức độ nhẹ (Hình 4.10).
Kết quả khảo sát tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành có liên
quan đến tuổi liếp. Vườn cam Sành có tuổi liếp ≤ 15 năm tuổi có tỷ lệ bệnh
vàng lá thối rễ thấp (10,49%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với vườn có tuổi liếp trên 15 năm tuổi (21,28%) (Hình 4.11). Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2016) cho thấy hầu hết các vườn trồng cây cam, quýt
có tuổi liếp trên 15 năm tuổi, đất bạc màu thể hiện qua pH và hàm lượng CHC
trong đất thấp, nghèo N hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng, cation trao đổi như
Mg2+, Ca2+và độ bảo hòa base đều thấp, nhất là hoạt động của vi sinh vật đất rất thấp. Trong nghiên cứu trước đây, trong đất có độ hoạt động của enzyme urease, catalase cao, mật số vi sinh vật gây bệnh trong đất giảm thấp có ý
nghĩa so với đối chứng (Zhang et al., 2017). Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất đóng vai trị kiểm sốt sinh học bệnh hại trong đất (Sharon et al., 2001; Howell, 2003; Kumar et al., 2007; El–Mohamedy et al., 2012; Cheng et
al., 2020).
Khi đất vườn cây ăn trái được bón phân hữu cơ, các đặc tính hóa lý và
sinh học đất được cải thiện đáng kể, góp phần tăng năng suất trái (Adiaha, 2017; Prima et al., 2018).
Hình 4.11 Đánh giá tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên tuổi liếp
Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
4.1.9 Năng suất trái vườn cam Sành
Kết quả ở Hình 4.12 cho thấy năng suất trái giảm có ý nghĩa trên vườn cam bị bệnh VLTR. Vườn cam bị bệnh VLTR cho thấy năng suất trái thấp, năng suất trung bình chỉ đạt 4,02 tấn/ha, giảm đến 65% so với vườn cam
khơng bệnh. Kết quả này có thể so sánh với năng suất trái giảm gần 40% khi cây cam bị bệnh VLTR ở mức khoảng 12% (El-Mohamedy, 1998).
Hình 4.12 Đánh giá năng suất trái vườn cam Sành đối với bệnh vàng lá thối rễ
Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
Tóm lại, với hiện trạng canh tác mật độ trồng cao, khơng bón phân hữu cơ, hoặc chỉ bón với lượng rất thấp, canh tác trên đất liếp lâu năm, bón phân vô cơ chưa hợp lý, bệnh hại gây giảm năng suất trái vườn cam Sành,
trong đó yếu tố bạc màu đất về đặc tính hóa lý, sinh học đất có thể là yếu tố
quan trọng (Huber, 1990; Zucconi, 1993; Võ Thị Gương và ctv., 2010;
Zhang et al., 2017).
4.2 Đánh giá độ phì nhiêu đất của vườn cam Sành qua ảnh hưởng của tuổi liếp
4.2.1 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến pH đất
Kết quả phân tích ở Hình 4.13 cho thấy pH đất trên vườn cam Sành khơng có liên quan đến tuổi liếp. pH đất trên hai nhóm tuổi liếp được đánh giá đất có tính chua trung bình (Obreza et al., 2008). Khoảng pH đất ở mức trung bình thấp cho thấy độ phì nhiêu đất suy giảm (Huang et al., 2019; Zhang,
2017). Như vậy, đất liếp vườn cam Sành canh tác qua nhiều năm cho thấy pH
đất thay đổi không đáng kể, được đánh giá ở mức trung bình thấp. Tuy nhiên, với pH đất thấp dẫn đến giảm năng suất vườn cây ăn trái (Natale et al., 2012).
Hình 4.13 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến pH đất
Ghi chú: “ns” kiểm định các giá trị trung bình khơng khác biệt ý nghĩa; thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến chất hữu cơ trong đất
Kết quả phân tích ở Hình 4.14 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng
đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Vườn cam có tuổi liếp ≤ 15 năm tuổi có
hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình (4,3%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với vườn cam trên 15 năm tuổi ở mức thấp (3,7%) (Landon, 1984). Kết quả cho thấy đất canh tác vườn cam lâu năm dẫn đến hàm lượng chất hữu cơ
trong đất thấp có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu
đất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây, các vườn cây ăn trái trên 30 năm tuổi cho thấy độ phì nhiêu đất giảm thể hiện qua các đặc tính đất như
pH, CHC, Nhd,Phd, Ktđ thấp (Võ Thị Gương và ctv., 2010; Pham Van Quang
and Vo Thi Guong, 2012; Hồ Văn Thiệt và ctv., 2014). Tuy nhiên, khi đất vườn cây ăn trái được bón phân hữu cơ giúp cải thiện các đặc tính đất góp
phần nâng cao độ phì nhiêu đất (Hillel, 2005; Tomašić et al., 2013; Adiaha,
2017; Prima et al., 2018). Chất hữu cơ giữ vai trị quan trọng đến cải thiện các
đặc tính đất (Sinabaugh et al., 1991; Liu et al., 2010; Diacono and
Montemurro, 2010; Dương Minh Viễn và ctv., 2011; Shukla and Verma, 2011; Murphy, 2014; Võ Thị Gương và ctv., 2016; Sutopo and Aji, 2020; Verma et al., 2020), duy trì cấu trúc đất, nâng cao khả năng giữ nước và hoạt động của
vi sinh vật trong đất (Rees et al., 2000; Krull et al., 2004; Gong et al., 2009).
Vì vậy, trong canh tác cam Sành cần bón bổ sung phân hữu cơ giúp cải thiện
Hình 4.14 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến chất hữu cơ trong đất
Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
4.2.3 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến Nhd trong đất
Kết quả trình bày ở Hình 4.15 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng
đến hàm lượng Nhd trong đất trên vườn cam Sành. Đất vườn canh tác cam
Sành trên 15 năm tuổi cho thấy hàm lượng Nhd trong đất thấp (31,2 mg/kg),
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất canh tác với tuổi liếp nhỏ hơn. Theo
kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng Nhd trong đất từ 30-50 mg/kg đáp