Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
Từ kết quả đánh giá trên cho thấy tuổi liếp trên 15 năm canh tác đất bị
giới hạn về các dưỡng chất như Nhd, Phd, Ktđ trong đất. Sự suy giảm độ phì nhiêu đất về mặt hóa học đất kết hợp với canh tác ít bón phân hữu cơ, bón
phân N, P, K khơng cân đối có thể góp phần dẫn đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ
cao hơn trên vườn có tuổi liếp nhiều năm tuổi. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá các đặc tính đất về mặt lý, hóa và sinh học đất đối với bệnh VLTR được thực
hiện nhằm xác định các yếu tố giới hạn trong canh tác vườn cam Sành, từ đó
đề xuất giải pháp cải thiện đặc tính đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ.
4.3 Đánh giá sự liên hệ giữa đặc tính đất và bệnh vàng lá thối rễ trên
vườn cam Sành
4.3.1 Ẩm độđất và bệnh vàng lá thối rễ
Vườn cam Sành được khảo sát chia thành hai nhóm vườn (20 vườn có bệnh VLTR và 20 vườn không bệnh VLTR) nhằm đánh giá sự liên hệ giữa một số đặc tính đất và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành. Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.18 cho thấy nhóm vườn bị bệnh VLTR có ẩm độ đất cao (41,5%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm vườn khơng bệnh, có ẩm độ thấp hơn (31,6%). Ẩm độ đất của các vườn cam được thu thập tại thời điểm vào tháng 11 trong năm nên ẩm độ đất tương đối cao ở hai nhóm vườn cam Sành.
Theo Drew et al. (1979) đất có ẩm độ cao, kéo dài trong khoảng thời gian nhất
định thường gây thiếu oxy, rễ cây phải hơ hấp trong điều kiện yếm khí dẫn đến
hệ thống rễ cây hoạt động kém. Trong điều kiện yếm khí, sản sinh ra nhiều hợp chất polyphenol trong đất, gây hại cho tế bào rễ non, tạo điều
kiện Fusarium sp. dễ dàng xâm nhiễm vào cây (Ownley and Benson, 1991; Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013).
Theo kết quả nghiên cứu của Kunta et al. (2015), với điều kiện bất lợi
cho cây trồng như trên đã tạo cơ hội cho nấm Fusarium solani xâm nhiễm vào bên trong rễ cây cam. Như vậy, ở điều kiện ẩm độ đất cao, khả năng phát triển bệnh VLTR nặng hơn so với đất có ẩm độ thấp.