.14 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến chất hữu cơ trong đất

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (Trang 80)

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.2.3 Ảnh hưởng ca tui liếp đến Nhd trong đất

Kết quả trình bày ở Hình 4.15 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng

đến hàm lượng Nhd trong đất trên vườn cam Sành. Đất vườn canh tác cam

Sành trên 15 năm tuổi cho thấy hàm lượng Nhd trong đất thấp (31,2 mg/kg),

khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất canh tác với tuổi liếp nhỏ hơn. Theo

kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng Nhd trong đất từ 30-50 mg/kg đáp ứng đủ cho nhu cầu của cây trồng ở đất có pH từ 6,5-8,0 (Angus and Peoples,

2012; Robert, 2015). Tuy nhiên, pH đất trên vườn có tuổi liếp trên 15 năm tuổi

ở mức thấp (dưới 5,0) có thể dẫn đến hạn chế độ hữu dụng hàm lượng Nhd trong đất. Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, khi pH đất thay đổi dẫn đến

giới hạn độ hữu dụng các dưỡng chất trong đất (Fageria and Baligar, 1999;

Obreza et al., 2008). Vì vậy, các vườn cam có tuổi liếp trên 15 năm tuổi có thể thiếu hụt lượng Nhd trong đất. Trong khi, các vườn cam có tuổi liếp nhỏ hơn

15 tuổi có hàm lượng Nhd cao trong đất (P<0,05). Theo kết quả khảo sát Hình 4.3 có trên 45% số vườn cam có tuổi liếp thấp hơn 15 năm. Như vậy, trong canh tác cam Sành cần giảm lượng phân đạm đối với đất canh tác có tuổi liếp thấp hơn 15 năm nhằm giảm chi phí đầu tư trong phân bón.

Hình 4.15 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng đạm hữu dụng trong đất

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.2.4 Ảnh hưởng ca tui liếp đến Phd trong đất

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.16 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng đến hàm lượng Phd trong đất trên vườn cam Sành. Tuổi liếp vườn trên 15 năm cho thấy hàm lượng Phd trong đất thấp (49,6 mg/kg), khác biệt có ý nghĩa so với tuổi liếp vườn nhỏ hơn (77,3 mg/kg). Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng lân hữu dụng trong đất ≤ 65 mg/kg được đánh đất thiếu lân hữu dụng (Obreza et al., 2008). Như vậy, đất canh tác lâu năm (trên 15 năm) dẫn đến giới hạn độ hữu dụng lân trong đất. Hàm lượng lân hữu dụng trong đất thấp dẫn đến giới hạn sự sinh trưởng và năng suất cây trồng (IAEA, 2002; Syers et al., 2008; Zambrosi et al., 2013). Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, đất canh tác được bón phân hữu cơ giúp nâng cao hàm

lượng Phdtrong đất (Angelova et al., 2013; Lê Bảo Long và ctv., 2013; Võ Văn

Bình và ctv., 2014; Võ Thị Gương và ctv., 2016; Dume et al., 2017; Aytenew and Bore, 2020).

Hình 4.16 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.2.5 Ảnh hưởng ca tui liếp đến K trong đất

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.17 cho thấy tuổi liếp khác nhau có ảnh hưởng đến hàm lượng Ktđ trong đất trên vườn cam Sành. Đất vườn canh tác

cam Sành trên 15 năm tuổi cho thấy hàm lượng Ktđ trong đất thấp (0,25 cmol/kg), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất canh tác có tuổi liếp nhỏ

hơn. Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng Ktđ trong đất từ 0,15 đến 0,3 cmol/kg được đánh giá đất thiếu kali (Landon, 1984). Như vậy, có thể vườn cam canh tác lâu năm tuổi (trên 15 năm) dẫn đến giới hạn hàm

lượng Ktđ trong đất. Đất canh tác thiếu kali dẫn đến cây trồng dễ mẫn cảm với bệnh (Palti, 1981; Erner et al., 2005; AFares, 2009). Khi đất thiếu kali, tiến trình lignin hóa của các bó mạch ở rễ bị hư hại, dẫn làm giảm khả năng chịu ngập úng của rễ cây trồng, dẫn đến rễ cây dễ bị xâm nhập của vi sinh vật gây hại (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2015). Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, bón bổ sung phân hữu cơ đã giúp cải thiện hàm lượng Ktđ trong đất, góp phần cải thiện sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng trái (Võ Thị Gương và ctv.,

2016; Aytenew and Bore, 2020; Tshering et al., 2020). Vì vậy, trong canh tác cam Sành cần có giải pháp cải thiện hàm lượng kali trao đổi trong đất giúp nâng cao sinh trưởng và năng suất trái vườn cam Sành.

Hình 4.17 Ảnh hưởng của tuổi liếp đến hàm lượng kali trao đổi trong đất

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy tuổi liếp trên 15 năm canh tác đất bị

giới hạn về các dưỡng chất như Nhd, Phd, Ktđ trong đất. Sự suy giảm độ phì nhiêu đất về mặt hóa học đất kết hợp với canh tác ít bón phân hữu cơ, bón

phân N, P, K khơng cân đối có thể góp phần dẫn đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ

cao hơn trên vườn có tuổi liếp nhiều năm tuổi. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá các đặc tính đất về mặt lý, hóa và sinh học đất đối với bệnh VLTR được thực

hiện nhằm xác định các yếu tố giới hạn trong canh tác vườn cam Sành, từ đó

đề xuất giải pháp cải thiện đặc tính đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ.

4.3 Đánh giá sự liên h giữa đặc tính đất và bnh vàng lá thi r trên

vườn cam Sành

4.3.1 Ẩm độđất và bnh vàng lá thi r

Vườn cam Sành được khảo sát chia thành hai nhóm vườn (20 vườn có bệnh VLTR và 20 vườn không bệnh VLTR) nhằm đánh giá sự liên hệ giữa một số đặc tính đất và tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam Sành. Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.18 cho thấy nhóm vườn bị bệnh VLTR có ẩm độ đất cao (41,5%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm vườn khơng bệnh, có ẩm độ thấp hơn (31,6%). Ẩm độ đất của các vườn cam được thu thập tại thời điểm vào tháng 11 trong năm nên ẩm độ đất tương đối cao ở hai nhóm vườn cam Sành.

Theo Drew et al. (1979) đất có ẩm độ cao, kéo dài trong khoảng thời gian nhất

định thường gây thiếu oxy, rễ cây phải hơ hấp trong điều kiện yếm khí dẫn đến

hệ thống rễ cây hoạt động kém. Trong điều kiện yếm khí, sản sinh ra nhiều hợp chất polyphenol trong đất, gây hại cho tế bào rễ non, tạo điều

kiện Fusarium sp. dễ dàng xâm nhiễm vào cây (Ownley and Benson, 1991; Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013).

Theo kết quả nghiên cứu của Kunta et al. (2015), với điều kiện bất lợi

cho cây trồng như trên đã tạo cơ hội cho nấm Fusarium solani xâm nhiễm vào bên trong rễ cây cam. Như vậy, ở điều kiện ẩm độ đất cao, khả năng phát triển bệnh VLTR nặng hơn so với đất có ẩm độ thấp.

Hình 4.18 Đánh giá ẩm độ đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.3.2 Đánh giá pH đất và t l bnh vàng lá thi r

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.19 cho thấy khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về giá trị pH đất giữa nhóm vườn cam Sành có bệnh và nhóm vườn khơng bệnh VLTR. Tuy nhiên, chỉ số pH đất trên nhóm vườn cây bị bệnh VLTR có xu hướng cao hơn (pH =5,50), trong khi nhóm vườn khơng bệnh có pH đất thấp hơn (pH = 5,15). Khoảng pH đất này được đánh giá đất có tính chua trung bình, dẫn đến hạn chế độ hữu dụng một số dưỡng chất trong đất

(Obreza et al., 2008), đồng thời pH đất thấp gây ra bệnh hại trên cây trồng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của nấm Fusarium solani cho thấy sự phát triển của lồi nấm này thích hợp ở pH =5,5 (Gupta et

al., 2010; Paudel and Tyagi, 2014).

Theo Nguyễn Minh Hiếu và ctv. (2013) bệnh vàng lá thối rễ do nấm

Fusarium solani thường phát triển mạnh trên đất có pH tương đối thấp, nhất là

kết hợp với điều kiện ẩm độ đất cao, kéo dài. Mặc dù chưa có mối liên hệ giữa pH đất và tỷ lệ bệnh VLTR trong nội dung nghiên cứu này. Tuy nhiên, pH đất

canh tác các vườn cam Sành ở mức trung bình thấp, có thể cho thấy độ phì

nhiêu đất suy giảm (Zhang, 2017; Huang et al., 2019), nên trong canh tác cam

Sành cần tăng cường bổ sung phân hữu cơ để cải thiện pH đất và các dưỡng chất hữu dụng khác trong đất (Butterly and Tang, 2010; Liu et al., 2010; Võ

Thị Gương et al., 2010a)

Hình 4.19 Đánh giá pH đất và bệnh vàng lá thối rễ

Ghi chú: “ns” kiểm định các giá trị trung bình khơng khác biệt ý nghĩa; thanh sai số trên đồ thị biểu thđộ lch chun (SD).

4.3.3 Cht hữu cơ trong đất và t l bnh vàng lá thi r

Chất hữu cơ trong đất đóng vai trị rất quan trọng đến cải thiện các đặc tính đất về mặt vật lý, hóa học và sinh học đất, một trong những tiêu chí để

đánh giá chất lượng đất (Krull et al., 2004; Amlinger et al., 2007; Sarwar et al., 2008; Liu et al., 2010; Sutopo and Aji, 2020; Verma et al., 2020). Kết quả

phân tích cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ trên nhóm vườn cam bị bệnh

VLTR được đánh giá nghèo chất hữu cơ trong đất (2,48%) (Landon, 1984).

Trong khi, nhóm vườn cam khơng bệnh có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn

(3,25%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm vườn cam bị bệnh VLTR (Hình 4.20). Nhìn chung, hàm lượng chất hữu cơ trên cả hai nhóm

vườn cam điều thấp. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp do hầu hết nông

dân không cung cấp hoặc cung cấp rất ít phân hữu cơ cho cây trong quá trình canh tác. Phân hữu cơ tuy có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có vai trị

quan trọng trong giúp cải tạo đặc tính vật lý, hóa học và sinh học đất, giúp

thay đổi dụng trọng, độ xốp đất, khả năng giữ nước của đất theo chiều hướng

hoạt động sinh học trong đất so với đất không được bổ sung chất hữu cơ (Reeves, 1997; Võ Thị Gương và ctv., 2010; Brown and Cotton, 2011; Demir

and Gülser, 2015; Gülser et al., 2015; Hazarika and Aheibam, 2019). Phân hữu cơ rất cần cho cây có múi, trong q trình canh tác nên bón kết hợp phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh có chứa nấm Trichoderma sp.

(Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013; Võ Thị Gương và ctv., 2016). Theo

Thomas và Morgan (2017) hàm lượng chất hữu cơ trong đất khoảng 5% là

thích hợp cho cây cam sinh trưởng tốt.

Hình 4.20 Đánh giá CHC trong đất và bệnh vàng lá thối rễ

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.3.4 Đánh giá Nhd và t l bnh vàng lá thi r

Q trình khống hóa chất hữu cơ trong đất tạo ra các dưỡng chất đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây trồng, hàm lượng chất hữu cơ cao dẫn đến nâng cao hàm lượng Nhd trong đất (Hồ Văn Thiệt, 2014; Võ Văn Bình và ctv.,

2014; Tshering et al., 2020). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Hình 4.21 cho thấy hàm lượng Nhd trên vườn cam không bệnh khá cao (126,6 mg/kg), cao gấp hơn ba lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với vườn cam bị bệnh

VLTR (36 mg/kg). Theo kết quả nghiên cứu của Robert (2015), cho rằng hàm lượng đạm hữu dụng đáp ứng đủ cho cây trồng từ 30-50 mg/kg. Nhóm vườn

cam Sành bị bệnh VLTR có hàm lượng Nhdở ngưỡng thấp cho nhu cầu sinh trưởng của cây cam.

Như vậy, hàm lượng Nhd giới hạn trong đất có mối liên hệ đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cao trên vườn cam Sành. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu

suất cây trồng (Leghari et al., 2016). Đối với các vườn cam có tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cao, cần bón bổ sung phân hữu cơ giúp cải thiện đặc tính đất, nhất là cải thiện hàm lượng Nhd trong đất. Kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, đất canh tác vườn cây ăn trái có hàm lượng chất hữu cơ cao dẫn đến nâng cao hàm lượng Nhd trong đất, qua đó cải thiện năng suất trái (Lê Bảo

Long và ctv., 2013; Võ Văn Bình và ctv., 2014; Hồ Văn Thiệt, 2014; Tshering

et al., 2020). Vì vậy, cần đánh giá vai trị của phân hữu cơ đến cải thiện hàm

lượng các dưỡng chất hữu dụng trong đất, quan trọng nhất đối với cải thiện hàm lượng Nhdtrong đất góp phần giảm tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ trên vườn

cam Sành.

Hình 4.21 Đánh giá Nhd trong đất và bệnh vàng lá thối rễ

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.3.5 Đánh giá Phd và t l bnh vàng lá thi r

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.22 cho thấy hàm lượng Phd trên cả hai nhóm vườn: vườn bệnh và vườn khơng bệnh khơng khác biệt có ý nghĩa thống

kê. Hàm lượng Phd biến động từ 57,3 – 69,5 mg/kg. Theo kết quả nghiên cứu

cho thấy hàm lượng Phd dụng (theo phương pháp phân tích Bray 2) trên đất trồng cây có múi ≤ 65 mg P/kg được đánh giá đất thiếu lân hữu dụng (Obreza

et al., 2008). Theo nghiên cứu trước đây cho thấy vai trò của chất hữu cơ đến

cải thiện hàm lượng Phd trong đất (Lê Bảo Long và ctv., 2013; Võ Văn Bình và

ctv., 2014; Dume et al., 2017).

Nhìn chung, có thể thấy hàm lượng Phd trong đất ở mức thấp, có thể cung cấp giới hạn cho nhu cầu sinh trưởng của cây cam ở cảhai nhóm vườn bị bệnh

Hình 4.22 Đánh giá Phd trong đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ

Ghi chú: “ns” kiểm định các giá trị trung bình khơng khác biệt ý nghĩa; thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.3.6 Đánh giá Ktđ và t l bnh vàng lá thi r

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.23 cho thấy hàm lượng Ktđ trên nhóm vườn cam khơng bệnh cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm vườn cam bị bệnh vàng lá thối rễ. Tuy nhiên, hàm lượng Ktđ trên cả hai nhóm vườn cam biến động từ 0,25 đến 0,3 meq/100g, được đánh giá ở mức Ktđ thấp trong

đất. Theo thang đánh giá của Landon (1984), hàm lượng Ktđ trong đất đối với

đất sét pha thịt có hàm lượng Ktđ từ 0,15-0,30 meq/100g là đất canh tác nghèo Ktđ trong đất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về sự suy giảm độ phì

nhiêu đất vườn cây ăn trái ở ĐBSCL, hàm lượng Ktđ từ nghèo đến trung bình thấp (Phạm văn Quang, 2013; Tất Anh Thư và ctv. 2013; Võ Thị Gương ctv., 2016).

Qua kết quả khảo sát hiện trạng các vườn trồng cam Sành, có trên 70% số vườn cam bón phân kali thấp hơn nhu cầu theo khuyến cáo (Hình 4.9).

Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, việc bổ sung phân kali cho cây cam ở giai đoạn cho trái là 150 g K2O/cây (Võ Thị Gương và ctv., 2016;

Magbalot-Fernandez and Guzman, 2019). Việc bón thiếu kali dẫn đến cây trồng dễ mẫn cảm với bệnh (Palti, 1981; Erner et al., 2005; AFares, 2009). Khi cung cấp đầy đủ kali cho cây giúp nâng cao khả năng kháng bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra, góp phần tăng năng suất trái (Perrenoud, 1990; Marschner, 1995). Khi thiếu kali trong đất, tiến trình lignin hố của các bó mạch bị hư hại, điều này cũng là yếu tố giảm khảnăng chịu ngập úng của cây (Nguyễn Văn Hòa và ctv. 2015). Cây cam là loại cây trồng không chịu ngập

úng, khi ngập úng và khả năng chống chịu của cây kém, rễ cây dễ tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của nấm Fusarium solani gây bệnh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)