.18 Đánh giá ẩm độ đất liên quan đến bệnh vàng lá thối rễ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (Trang 84 - 85)

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

4.3.2 Đánh giá pH đất và t l bnh vàng lá thi r

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.19 cho thấy khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về giá trị pH đất giữa nhóm vườn cam Sành có bệnh và nhóm vườn khơng bệnh VLTR. Tuy nhiên, chỉ số pH đất trên nhóm vườn cây bị bệnh VLTR có xu hướng cao hơn (pH =5,50), trong khi nhóm vườn khơng bệnh có pH đất thấp hơn (pH = 5,15). Khoảng pH đất này được đánh giá đất có tính chua trung bình, dẫn đến hạn chế độ hữu dụng một số dưỡng chất trong đất

(Obreza et al., 2008), đồng thời pH đất thấp gây ra bệnh hại trên cây trồng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của nấm Fusarium solani cho thấy sự phát triển của lồi nấm này thích hợp ở pH =5,5 (Gupta et

al., 2010; Paudel and Tyagi, 2014).

Theo Nguyễn Minh Hiếu và ctv. (2013) bệnh vàng lá thối rễ do nấm

Fusarium solani thường phát triển mạnh trên đất có pH tương đối thấp, nhất là

kết hợp với điều kiện ẩm độ đất cao, kéo dài. Mặc dù chưa có mối liên hệ giữa pH đất và tỷ lệ bệnh VLTR trong nội dung nghiên cứu này. Tuy nhiên, pH đất

canh tác các vườn cam Sành ở mức trung bình thấp, có thể cho thấy độ phì

nhiêu đất suy giảm (Zhang, 2017; Huang et al., 2019), nên trong canh tác cam

Sành cần tăng cường bổ sung phân hữu cơ để cải thiện pH đất và các dưỡng chất hữu dụng khác trong đất (Butterly and Tang, 2010; Liu et al., 2010; Võ

Thị Gương et al., 2010a)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)