Ảnh hưởng của lượng kim loại quý

Một phần của tài liệu 10. LATS Nguyễn Duy Tiến_chỉnh sửa theo góp ý của PBK (Trang 78)

NHIÊN LIỆU XĂNG PHA CỒN

3.3.3. Ảnh hưởng của lượng kim loại quý

BXTEMT sử dụng hệ kim loại quý Pt/Rh với tổng lượng kim loại quý 0,14g, tỷ lệ Pt/Rh =5/1. Tăng lượng kim loại quý là phương pháp thường được sử dụng nhằm tăng hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXT.

Hình 3.10. Hiệu suất xử lý BXT theo lượng kim loại quý, Tbxt = 500oC, GHSV =250.000h-1 (50% tải, 50 km/h), mật độ lỗ 400 cell, λ=1 (RON95)

Hình 3.10 thể hiện hiệu suất xử lý của BXT theo lượng kim loại quý tại Tbxt = 500oC, GHSV = 250.000h-1 (tương ứng với xe làm việc ở 50% tải tốc độ 50 km/h), λ=1 (sử dụng RON95). Kết quả cho thấy, khi tăng tổng lượng kim loại quý Pt và Rh từ 0 lên 0,2 g, hiệu suất chuyển hóa với cả ba thành phần CO, HC và NOx đều tăng mạnh. Tiếp tục tăng lượng kim loại quý thì hiệu quả xử lý đối với cả ba thành phần phát thải đều tăng chậm lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là khi lượng kim loại quý được phủ đều và phù hợp trên bề mặt phản ứng, tạo điều kiện đủ không gian và thời gian cho khí thải tiếp xúc với chất xúc tác, dẫn đến q trình chuyển hóa tối ưu. Khi tiếp tục tăng lượng kim loại quý tới một giá trị nào đó, do số lượng nhiều nên lượng kim loại quý gần như được phân bố, bao phủ đều trên bề mặt và đạt tới trạng thái giới hạn vì vậy hiệu suất chuyển hóa tăng nhưng chậm lại. Hơn nữa khi quá nhiều kim loại quý sẽ làm cho không gian chiếm chỗ tăng lên, làm giảm bề mặt tiếp xúc, vì vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển đổi.

Từ những phân tích nêu trên kết hợp với việc khi tăng lượng kim loại quý sẽ làm tăng giá thành chế tạo BXT, giải pháp giữ nguyên lượng kim loại quý với tổng khối lượng Pt/Rh là 0,14 g được lựa chọn.

Một phần của tài liệu 10. LATS Nguyễn Duy Tiến_chỉnh sửa theo góp ý của PBK (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w