Quy trình khử nhiễu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp loại trừ nhiễu ứng dụng lý thuyết wavelet (Trang 59)

Quy trình khử nhiễu trung bao gồm ba bước (tham khảo trong [8]). Các thủ tục cơ bản của quy trình này được mơ tả theo các bước dưới đây:

1. Phân tích - Lựa chọn Wavelet, chọn mức N. Tính tốn phân tích Wavelet của tín hiệu s ở mức N.

2. Lấy ngưỡng các hệ số chi tiết - Với mọi mức từ 1 tới N, chọn ngưỡng và áp dụng lấy ngưỡng mềm hay cứng vào các hệ số chi tiết.

3. Khơi phục - Tính tốn khôi phục Wavelet sử dụng các hệ số xấp xỉ nguyên gốc ở mức N và các hệ số chi tiết đã được hiệu chỉnh ở các mức từ 1 tới N.

2.3.1 Lựa chọn biến đổi

Cho tín hiệu để khử nhiễu, chúng ta cần lựa chọn Wavelet phù hợp và mức phân tích. Dựa trên cơ sở các dạng khác nhau của Wavelet và sự tương quan của chúng tới các dạng tín hiệu khác nhau, đặc điểm của các họ Wavelet đã trình bày ở chương trước để chọn Wavelet cho thích hợp.

58

Khác với các kỹ thuật trước đây, phân tích Wavelet đưa ra một họ các phân tích được tổ chức phân cấp. Lựa chọn mức hệ thống phù hợp sẽ tuỳ thuộc vào tín hiệu được phân tích và kinh nghiệm của người phân tích. Thơng thường mức (level) được chọn dựa trên cơ sở tần số cắt thông thấp mong muốn.

Ở mỗi mức j, xây dựng xấp xỉ mức j: cAj và độ lệch của tín hiệu (deviation

signal) gọi là chi tiết mức j: cDj. Chúng ta có thể xem như tín hiệu ngun bản là xấp xỉ ở mức 1, được ký hiệu là cA1.

Một cách để hiểu phân tích này là sự so sánh thị giác. Các hình ảnh liên tiếp cA1, cA2, cA3 của đối tượng đã cho được xây dựng. Các hình ảnh được xấp xỉ liên tiếp, một chi tiết là khác nhau giữa hai hình ảnh liên tiếp. Hình ảnh cA2, và do vậy là tổng của hình ảnh cA4 và các chi tiết trung gian cD4, cD3:

cA 2 = cA 3 + cD 3 = cA 4 +c D 4 + cD 3 Hình 2.2 Cấu trúc phân tích

Số mức phân tích lại được lựa chọn dựa trên đặc điểm của tín hiệu và các chuẩn Entropy như trình bày ở các chương trước.

59

2.3.2 Lấy ngưỡng

2.3.2.1 Lấy ngưỡng Wavelet

Đặc trưng của tín hiệu trong phép phân tích Wavelet đo là các hệ số nhỏ bị át bởi nhiễu, trong khi các hệ số với giá trị tuyệt đối lớn chứa đựng nhiều thơng tin tín hiệu hơn nhiễu. Thay thế các hệ số nhiễu (các hệ số nhỏ dưới một giá trị ngưỡng nào đó) bởi giá trị khơng và biến đổi ngược có thể đưa đến sự khơi phục tín hiệu thu được với ít nhiễu hơn. Phát biểu một cách chính xác hơn, ý tưởng lấy ngưỡng Wavelet dựa trên cơ sở các thừa nhận sau:

+ Tính chất tương quan của biến đổi Wavelet tạo nên một tín hiệu (sparse

signal): các hệ số bị bỏ qua là các hệ số bằng không hoặc gần không.

+ Nhiễu trải ra như nhau ở mọi hệ số.

+ Mức nhiễu là không quá lớn tới mức không thể phân biệt các hệ số Wavelet so với các hệ số nhiễu.

Phương pháp này thực sự hiệu quả để giảm nhiễu và việc lấy ngưỡng đơn giản. Hơn thế nữa, việc chèn khơng làm tăng tính rải rác trong miền Wavelet và do vậy chúng ta thấy mối liên hệ giữa khử nhiễu tín hiệu bằng Wavelet và kỹ thuật nén tín hiệu. Việc loại trừ nhiễu dựa trên một số luật lấy ngưỡng như sau:

Donoho và Johnstone đưa ra các hàm lấy ngưỡng cứng và mềm được xác định như sau:

 Lấy ngưỡng cứng (Hard Threshold):

      x x H 0       x x (2.3)

 Lấy ngưỡng mềm (Soft Threshold):

             x x x S 0        x x x (2.4) với [0,1] là ngưỡng.

60

Lấy ngưỡng cứng và lấy ngưỡng mềm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Lấy ngưỡng cứng là phương pháp đơn giản nhất. Lấy ngưỡng cứng có thể được mơ tả như một thủ tục thông thường để gán giá trị 0 các thành phần có giá trị tuyệt đối thấp hơn ngưỡng. Lấy ngưỡng mềm là sự mở rộng của lấy ngưỡng cứng, đầu tiên đặt các thành phần có giá trị thấp hơn ngưỡng bằng 0, sau đó rút ngắn các hệ số khác không gần về 0. Hàm lấy ngưỡng cứng gián đoạn ở x, trong khi đó hàm lấy ngưỡng mềm khơng có sự gián đoạn này. Lấy ngưỡng mềm có các đặc điểm toán học tốt và thoả mãn các kết quả lý thuyết tương ứng. Lấy ngưỡng mềm có độ dốc lớn (bigger bias) vì sự co ngắn của các hệ số lớn. Trong khi đó lấy ngưỡng cứng hướng tới những dao động lớn và có thể khơng ổn định vì sự khơng liên tục của hàm lấy ngưỡng, do đó lấy ngưỡng mềm nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong dữ liệu.

 Garrote threshold

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp lấy ngưỡng cứng và mềm, phương pháp lấy ngưỡng Garrote được đưa ra. Hàm lấy ngưỡng Garrote không âm lần đầu tiên bởi Breiman (1995) và được xác định như sau:

       x x x G / 0 2       x x (2.5)

Hàm lấy ngưỡng Garrote G

 là hàm liên tục (giống lấy ngưỡng mềm) do vậy là ổn định hơn lấy ngưỡng cứng và hàm lấy ngưỡng Garrote không âm đưa ra sự dung hồ giữa những đặc tính tốt của hai phương pháp lấy ngưỡng cứng và lấy ngưỡng mềm.

 Firm Threshold

Gao và Bruce (1997) đưa ra hàm lấy ngưỡng Firm  x

2 1,

61                 x x x x 1 2 1 2 , sgn 0 2 1       , , 2 2 1 1 x x x         (2.6) với sgn là hàm signum:          1 0 1 sgn x , 0 , 0 01    x x x (2.7)

với x là số phức khác không, sgn(x)= x/abs(x)

Bằng cách chọn các ngưỡng xấp xỉ 1,2, Firm Shrinkage tập trung những ưu điểm tốt nhất của hai phương pháp lấy ngưỡng cứng và lấy ngưỡng mềm, đồng thời khắc phục những hạn chế của hai dạng lấy ngưỡng này. Một nhược điểm duy nhất của Firm Shrinkage là yêu cầu hai hai mức ngưỡng, do đó vấn đề lựa chọn

ngưỡng là khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Hình 2.3 Biểu diễn các hàm lấy ngưỡng (shrinkage function)

Đường nét đứt thẳng đứng chỉ ra các ngưỡng. Tất cả các hàm lấy ngưỡng trừ hàm lấy ngưỡng cứng đều liên tục.

Như vậy các phương pháp lấy ngưỡng đều có những ưu và nhược điểm riêng trong từng trường hợp ứng dụng cụ thể, tuy nhiên trong đa số trường hợp lấy ngưỡng mềm cho kết quả khử nhiễu tốt hơn.

62

2.3.2.2 Xác định ngưỡng

Như chúng ta thấy, xác định ngưỡng là một vấn đề quan trọng khi khử nhiễu. Một ngưỡng nhỏ có thể đưa đến kết quả là gần giống đầu vào, nhưng tín hiệu vẫn bị nhiễu. Ngược lại, một ngưỡng lớn hơn sẽ cho tín hiệu với một số lượng lớn hệ số bằng khơng, làm trơn tín hiệu, tuy nhiên lại loại bỏ các chi tiết và trong xử lý ảnh có thể gây ra những vết mờ và artifact.

Nguyên tắc lựa chọn ngưỡng

Có 4 nguyên tắc chọn ngưỡng chính:

Rigrsure - ngưỡng được chọn sử dụng nguyên tắc Stein’s Unbiased Risk

Estimate (SURE): hàm tổn hao bình phương (quadrature loss function). Chúng ta có một xấp xỉ risk cho một ngưỡng riêng giá trị t. Tối thiểu hoá risk trong t

đưa đến một giá trị ngưỡng lựa chọn.

Sqtwolog - ngưỡng dạng cố định làm mềm hoá minimax (Fixed form

threshold yielding minimax) thực hiện bởi nhân một hệ số nhỏ tỷ lệ với

log(length(s)), ngưỡng Sqtwolog thường bằng (2* log (length (s))).

Heursure - ngưỡng được chọn sử dụng kết hợp hai phưong pháp. Vì khi tỷ

số tín hiệu trên tạp âm rất nhỏ, kết quả ước lượng SURE chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiễu. Do vậy với những trường hợp này, ngưỡng dạng cố định được sử dụng.

Minimaxi - ngưỡng được lựa chọn sử dụng nguyên tắc minimax. Lợi dụng

ngưỡng cố định được chọn để làm mềm hoá minimax thực hiện cho sai số bình phương trung bình. Nguyên tắc minimax được sử dụng trong thống kê

để định ra các ước lượng. Vì tín hiệu được khử nhiễu có thể được so sánh với sự ước lượng của hàm hồi quy chưa biết, ước lượng minimax là sự lựa chọn thu được mức tối thiếu, trên toàn bộ tập hợp hàm đã cho, của sai số bình phương trung bình tối đa.

Với ngưỡng SURE và ngưỡng Minimax, khoảng 3% các hệ số được giữ lại. Chúng ta biết rằng vectơ các hệ số chi tiết là sự chồng của các hệ số của f và các hệ số của e, và sự phân tích của e dẫn đến các hệ số chi tiết, đó là các nhiễu trắng

63

Gaussian tiêu chuẩn. Do vậy các luật quy tắc lựa chọn ngưỡng Minimax và SURE là thận trọng hơn và thích hợp hơn khi các chi tiết nhỏ của hàm f nằm gần phạm vi nhiễu.

Các ngưỡng mức độc lập T (j), có thể được xác định bằng cách a * max (|d (j)|), với a là tham số rời rạc (sparsity parameter) 0,2a1, thường mặc định a = 0,6 và d(j) là các hệ số chi tiết mức thứ j của phân tích.

2.3.2 Khơi phục

Cuối cùng, chúng ta phải thực hiện khôi phục Wavelet một chiều đa mức sử dụng một Wavelet riêng hay các bộ lọc khôi phục riêng Lo_R và Hi_R. Khôi phục là hàm ngược của phân tích.

Hình 2.4 Phân tích và khơi phục

Vì các chi tiết và xấp xỉ được lấy ngưỡng được đưa tới tầng khôi phục như là các đầu vào, chúng ta thu được tín hiệu với nhiễu được khử.

Như vậy, việc khử nhiễu tín hiệu được thực hiện sử dụng các hệ số Wavelet.

Kết luận: chương hai đã trình bày về khái niệm khử nhiễu tín hiệu, đi sâu

vào phân tích khử nhiễu tín hiệu bằng Wavelet trên cơ sở lấy ngưỡng. Các phương pháp lấy ngưỡng cứng và lấy ngưỡng mềm, những ưu và nhược điểm riêng trong từng trường hợp ứng dụng cụ thể. Các luật lựa chọn ngưỡng phổ biến cũng được đề cập đến tương ứng với từng ứng dụng cụ thể.

64

Chương 3 MÔ PHỎNG VÀ KẾT LUẬN

Chương trình mơ phỏng khử nhiễu tín hiệu được viết bằng ngôn ngữ Matlab.Trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở các chương trước

3.1 Mục đích, bài tốn và lưu đồ thuật tốn đặt ra trong thực hiện mơ phỏng.

3.1.1 Mục đích mơ phỏng

Việc mô phỏng được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các kết quả thực nghiệm trong việc loại trừ nhiễu đối với một số loại tín hiệu của việc sử dụng biến đổi Wavelet. Từ đó có những cơ sở thực tiễn để khẳng định ưu điểm của phương pháp loại trừ nhiễu ứng dụng biến đổi Wavelet.

3.1.2 Bài tốn đặt ra.

Các dạng tín hiệu được đưa vào sau đó được cơng thêm nhiễm tạp âm. Tiếp đó, sử dụng biến đổi Wavelet nhằm khử nhiễu vào đưa ra kết quả so sánh. Kết quả đưa ra sẽ bao gồm tín hiệu ban đầu, tín hiệu sau khi được cộng thêm nhiễu và tín hiệu sau khi được khử nhiễu.

Các trường hợp của bài tốn được thiết lập như sau:

 Tín hiệu: tín hiệu ban đầu sẽ thuộc hai loại là tín hiệu một chiều ( 1D ) và tín hiệu hai chiều cụ thể là ảnh ( 2D ).

 Nhiễu được sử dụng là nhiễu Gauss.

 Số mức sẽ được thay đổi theo từng trường hợp cụ thể ( ví dụ: số mức N = 3, 5, 7, 8)

 Tỉ số SNR đưa vào phân tích cũng có thể được thay đổi.

 Họ Wavelet, loại ngưỡng, luật chọn ngưỡng sẽ được tùy chọn theo từng trường

65

3.1.3 Lưu đồ thuật tốn

Hình 3.1 Lưu đồ thuật tốn của chương trình

66

3.2 Chương trình mơ phỏng

3.2.1 Giao diện chính của chương trình

Hình 3.2 Form giao diện chính

67

3.2.1 Một số kết qủa khử nhiễu

3.2.1.1 Khử nhiễu tín hiệu 1 chiều (tín hiệu 1D).

Dạng tín hiệu: bumps Wavelet: haar

Số mức: N=7 Lấy ngưỡng cứng

Luật chọn ngưỡng: sqtwolog

Tỉ số S/N của tín hiệu đưa vào phân tích: 8

Hình 3.4 Loại trừ nhiễu tín hiệu bumps

Tín hiệu: bumps Wavelet: sym4 Số mức: N=3

68 Lấy ngưỡng mềm

Luật chọn ngưỡng: rigsure

Tỉ số S/N của tín hiệu đưa vào phân tích: 4

Hình 3.5 Loại trừ nhiễu tín hiệu bumps

Tín hiệu: heavy sin Wavelet: coif 2 Số mức: N=5 Lấy ngưỡng cứng

Luật chọn ngưỡng: sqtwolog

69

Hình 3.6 Loại trừ nhiễu tín hiệu heavy sin

Tín hiệu: doppler Wavelet: sym8 Số mức: N=8 Lấy ngưỡng mềm

Luật chọn ngưỡng: sqtwolog

70

Hình 3.7 Loại trừ nhiễu tín hiệu Doppler

3.2.1.1 Khử nhiễu tín hiệu hai chiều, cụ thể là hình ảnh (2D)

Tín hiệu: noiswom Wavelet: db4 Số mức: N=4 Lấy ngưỡng mềm Giá trị ngưỡng: 10; 35

71

72 Tín hiệu: nbarb1 Wavelet: sym4 Số mức: N=5 Lấy ngưỡng cứng Giá trị ngưỡng: 10;40

Hình 3.9 Loại trừ nhiễu tín hiệu nbarb với mức ngưỡng = 10; 40 Tín hiệu: noissi2d Tín hiệu: noissi2d

73 Số mức: N=3

Lấy ngưỡng mềm Giá trị ngưỡng: 4;30

74

3.3 Đánh giá kết quả

Quy trình khử nhiễu được thực hiện đối với tín hiệu bất kì trong đó nguồn nhiễu có phân bố chuẩn Gaussian. Thuật toán khử nhiễu bằng biến đổi Wavelet có hiệu quả cao khi mà tín hiệu gốc có một vài các hệ số khác khơng. Với tín hiệu có chiều dài ngắn, khả năng khử nhiễu là tương đối tốt.

Thông qua kết quả mô phỏng của phép khử nhiễu áp dụng lý thuyết Wavelet. Lấy ngưỡng mềm và luật khử nhiễu Heuristic Sure sử dụng họ Wavelet Symlet cho thấy sai số của tín hiệu sau khi khử nhiễu so với tín hiệu gốc là thấp nhất.

Khi so sánh ngưỡng cứng và ngưỡng mềm, kết quả khử nhiễu phụ thuộc vào luật chọn ngưỡng, dạng nhiễu thêm vào. Sai số lớn nhất cho mọi dạng nhiễu với lấy ngưỡng mềm được đưa ra bởi các phương pháp Sqtwolog và Minimax còn với lấy ngưỡng cứng là Rigsure và Heuristic Sure. Nói chung phương pháp lấy ngưỡng mềm cho hiệu quả tốt hơn.

Kết luận: chương 3 đã thực hiện việc mô phỏng khử nhiễu tín hiệu sử dụng

phân tích Wavelet và kỹ thuật lấy ngưỡng. Kết quả và hiệu quả khử nhiễu được thể hiện trực quan bằng hình ảnh biểu diễn tín hiệu trước và sau khi khử nhiễu.

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bản luận văn đã nêu ra những nét tổng quan về phương pháp phân tích tín hiệu miền thời gian-tần số thơng qua các phương pháp biến đổi Wavelet, đã đánh giá được ưu điểm vượt trội của phép biểu diễn tín hiệu thơng qua các hệ số biến đổi Wavelet. Bản luận văn cũng đã đề cập tới hệ thống lý thuyết cơ bản nhất về biến đổi Wavelet, các khái niệm và thuật tốn chi tiết và đặc biệt xây dựng chương trình mơ phỏng ứng dụng để khử nhiễu. Chương trình mơ phỏng đầu vào gồm những dạng tín hiệu khác nhau; có sự so sánh giữa phương pháp chọn ngưỡng cứng, ngưỡng mềm, kiểm tra tác động của một số họ Wavelet cùng với tác động của nhiễu tới kết quả đầu ra. Kết quả cho thấy khả năng rất mạnh của biến đổi Wavelet trong xử lý tín hiệu. Kết quả nghiên cứu có thể đươc ứng dụng trong ngành xử lý tín hiệu hiện nay cụ thể như truyền và lưu trữ hình ảnh.

Hướng phát triển nghiên cứu

+ Có thể phát triển kết quả nghiên cứu cho lĩnh vực xử lý ảnh viễn thám, ảnh y sinh…

+ Để nâng cao hơn hiệu quả khử nhiễu có thể kết hợp phương pháp đặt ngưỡng tối ưu với ảnh nén.

+ Kết quả trong đề tài chỉ áp dụng cho tín hiệu 1 chiều (1D) và ảnh 2D tức là ảnh đen trắng. Vì thế có thể nghiên cứu phát triển lên ảnh 3D ( ảnh màu ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp loại trừ nhiễu ứng dụng lý thuyết wavelet (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)