Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 (Trang 73 - 74)

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Mỗi địa bàn, địa phương có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, kinh tế, chính trị và GD. Hoạt động quản lý DH môn tiếng Anh cũng không phải

là ngoại lệ. Do đó, việc xây dựng các biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng

Định phải dựa trên điều kiện cụ thể, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ

quan của địa phương, của các nhà trường trong bối cảnh hiện tại và trong tương lai. Trên cơ sở về nét truyền thống văn hóa, điều kiện C S V C , khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ của HS, Phòng

GD-ĐT sẽ tiến hành triển khai từng biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng Anh đối với các trường THCS trên địa bàn. Các biện pháp đề xuất phải là

những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó

khăn trở ngại của địa phương, cụ thể:

Một là, đổi mới dạy và học tiếng Anh phải bao gồm các giải pháp đại

trà nhằm đáp ứng các điều kiện của mọi Nhà trường một cách lâu dài đồng thời phải có các giải pháp đột phá nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt về đội ngũ, chất lượng thi vào THPT.

Hai là, đổi mới dạy và học tiếng Anh phải bao gồm cả các giải pháp về

số lượng và chất lượng và trước mắt chấp nhận sự khác biệt so với các môn học khác trong nhà trường: Số lượng: Tăng cường công tác bồi dưỡng cho các đối tượng (Khá, Giỏi ,Trung bình, Yếu và Kém); Chất lượng: Lựa chọn chương trình, bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường CSVC, KTĐG, thi đua khen thưởng…

Ba là, để tiến tới sự đồng đều, trước mắt phải chấp nhận có sự khác nhau, sự khác biệt trong chương trình bồi dưỡng, phụ đạo cho các đối tượng khác nhau, giữa các lớp, các khối, các trường và các nhóm trường: Các nhóm học sinh, khối, lớp, các trường có chất lượng dạy và học tiếng Anh thấp thì cần phải bố trí bồi dưỡng cho HS nhiều hơn, thường xun hơn. Khuyến khích các đơn vị có chất lượng ổn định rồi, có điều kiện triển khai các chương trình giao lưu mở rộng và qua đó tăng cao hơn nữa chất lượng đang có ở hiện tại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)