Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 (Trang 100 - 102)

Các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS của huyện Hải Hậu được tác giả luận văn đề xuất ở trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau - biện chứng với nhau. Trong sáu biện pháp QL đề xuất, mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cũng như điều kiện thực hiện riêng. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện thực hiện biện pháp kia và ngược lại, hơn nữa chúng cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng môn tiếng Anh. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tuyệt đối không được xem nhẹ hoặc quá coi trọng một biện pháp nào, và đây cũng chính là tính đồng bộ của các biện pháp. Nếu các biện pháp này được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ thúc đẩy và tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu. Tuy nhiên, khi vận dụng cần linh hoạt, mềm dẻo, có thể nhấn mạnh đồng thời các giải pháp hoặc có thể chọn một khâu trọng tâm, chẳng hạn: Biện pháp 3: “Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội

ngũ” nhưng vẫn phải bảo đảm nằm trong mối quan hệ với hệ thống các biện pháp. Chỉ như vậy mới nâng cao được hiệu quả QL và chất lượng dạy học tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu từ nay đến năm 2020.

Trong QLDH, quản lý hoạt động dạy, yếu tố “đội ngũ” người thầy giữ vai trò quyết định, để đạt hiệu quả cao trong dạy học thì cơng tác QL được xem là cơng cụ hữu hiệu. Vì thế có thực hiện tốt: “Xây dựng, phát triển và nâng cao đội ngũ”; “Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD- ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chun mơn và GV trong dạy học

tiếng Anh” thì các biện pháp “Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật”;

“Yêu cầu các nhà trường, đặc biệt là GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của

HS một cách toàn tâm, toàn ý ”; “Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua, khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong DH tiếng Anh” mới được đảm bảo đúng như mục tiêu của biện pháp

này đề ra. Biện pháp “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu” không tham gia trực tiếp vào quá

trình dạy học nhưng là tiền đề để triển khai và hỗ trợ cho 5 biện pháp kia để các biện pháp được thực hiện đồng bộ, toàn diện và phát huy hiệu quả vì để QL một sự thay đổi thì yếu tố đầu tiên là phải có được sự đồng thuận của các đối tượng liên quan, tức là phải thực hiện tốt tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề đề xuất tốt trước khi tiến hành các biện pháp tiếp theo.

Như vậy, 6 biện pháp nêu trên nếu được kết hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ và linh hoạt sẽ giải quyết các hạn chế, tồn tại đối với bộ môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu, đó là: Nâng cao chất lượng bộ môn, cải thiện chất lượng thi vào THPT; đáp ứng các yêu cầu của Đề án 2020 giai đoạn từ nay đến 2020.

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu đối với

các trường THCS từ nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 (Trang 100 - 102)