Khái quát về vùng đất và con người huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang * Điều kiện tự nhiên, xã hội:

Một phần của tài liệu LUAN VAN 19.20.9999999. BAN CHINH (Trang 25 - 32)

* Điều kiện tự nhiên, xã hội:

- Điều kiện tự nhiên:

Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên là 355,71 km². Phía Bắc giáp sơng Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Tân; phía Đơng giáp sơng Tiền, ngăn cách với huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp); phía Tây giáp sơng Hậu, là ranh giới với huyện Châu Phú, Châu Thành và thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp rạch Cái Tàu Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Huyện lỵ cách Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 944 từ An Hoà đi Cựu Hội

Thiên nhiên và bàn tay lao động con người đã làm cho Chợ Mới có một hệ thống sơng (hai con sơng lớn đó là sơng Tiền và sơng Hậu), rạch (Ông Chưởng, Cái Tàu Thượng, Cái Nai…) chằng chịt chẳng những cung cấp nguồn nước ngọt phong phú phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân mà cịn là đường giao thơng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển đối với một địa hình cù lao hết sức đặc trưng của mình.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên đất đai Chợ Mới được Phù Sa bồi đắp hằng năm, cộng thêm tính cần cù trong lao động nên từ xưa vùng này được mệnh danh là “trên cơm, dưới cá”. Câu nói trên được ơng bà đúc kết vẫn cịn ngun giá trị.

- Điều kiện xã hội:

Huyện Chợ Mới là nơi tập trung dân cư đơng nhất tỉnh. Dân số trong tồn huyện là 307.981 người (theo tổng điều tra dân số 1/4/2019), bao gồm: độ tuổi lao động: 236.906 người: độ tuổi có khả năng lao động: 211.621 người; khơng có khả năng lao động: 7.011 người; học sinh: 18.274 người. Mật độ dân số: 866 người/km².

Thành phần dân tộc thuần nhất, người Việt (kinh) chiếm 99%, 01% còn lại đa phần là người Hoa.

Cộng đồng dân cư có 95,6% là tín đồ của các tơn giáo, đa số theo đạo Phật giáo Hoà Hảo (59,6%), ngồi ra cịn có các tơn giáo khác: đạo Phật, Cao Đài, Thiên chúa giáo, v.v… đây là một đặc điểm xã hội nổi bật ở địa phương. Hầu hết các tín ngưỡng, tơn giáo đều được tiếp nhận, dung hợp trong đời sống tinh thần cộng đồng, khơng có sự phân biệt đối xử giữa người có đạo và người khơng có đạo.

Đại đa số dân cư sống bằng nghề nơng và tiểu thủ cơng nghệp. Ruộng ít, dân đơng nên từ lâu người Chợ Mới phải chịu khó đi phá lâm mở thêm đất ruộng ở các đồng lớn, nhiều nhất là vùng tứ giác Long Xuyên. Gần đây có phong trào xuất khẩu lao động, đi làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh miền Đông… thu hút nhiều thanh niên Chợ Mới tiếp tục xã quê.

Là vùng đất cư dân Việt định cư và khai phá đầu tiên ở An Giang nên sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề thủ công truyền thống ở Chợ Mới phát triển phong phú, đa dạng.

Đất đai Chợ Mới rất màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp hằng năm cho nên thế mạnh của Chợ Mới là sản xuất nông nghiệp, trước hết là cây lúa rồi đến các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và hoa màu.

Đánh bắt thuỷ sản và nuôi cá trong hầm, bè cũng là nghề truyền thống của huyện Chợ Mới. Với vị trí cù lao nằm giữa sơng Tiền, sơng Hậu, Chợ Mới đứng đầu về sông lớn, ba bề giáp sông cái, cộng thêm hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chợ Mới là nơi rất giàu về tôm, cá. Không chỉ cá đồng mà cá sông cũng là nguồn thuỷ sản phong phú, đáng kể nhất là cá linh, vào thời điểm nước giựt, cá linh từ đồng đổ ra sông xanh biếc. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để làm ra nước mắm. Ngày nay, tơm cá tự nhiên khơng cịn nhiều như trước, thay vào đó là những “cánh đồng vàng” trù phú. Người dân Chợ Mới nổi tiếng làm ăn giỏi, có nhiều khu vực sản xuất chuyên canh và đa canh, đạt giá trị từ 50 triệu - 80 triệu đồng/ha/năm.

Chợ Mới có hàng chục nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như nghề dệt, nhuộm Tấn Mỹ (cù lao Giêng), nghề mộc, chạm (Chợ Thủ - Long Điền A, thị trấn Mỹ Lng), vẽ tranh trên kiếng (Long Giang, Long Điền B), đóng ghe xuồng (Mỹ HieepjÐ, gạch ngói (Nhơn Mỹ, Mỹ Hội ĐoongÐ, đan đát (Long Giang, Kiến ThanhfÐ, chầm nón lá (Hồ Bình, Hội An, Hồ

An), dây kéo (Mỹ Hội Đơng)…..nghề mộc có tiêng slaf khéo léo và tinh xảo xưa nay bởi bàn tay người thợ cha truyền con nối, trong đó có nghệ nhân Tư Chia được mệnh danh là người thổi hồn vào từng thớ gỗ.

* Truyền thống văn hoá lịch sử

Người Việt từ các làng quê miền Bắc, miền Trung đến Chợ Mới vào cuối thế kỷ XVII mang theo đời sống văn hoá, tinh thần lâu đời của dân tộc. Là điểm dừng chân đầu tiên của lưu dân trên đất An Giang xưa nên có thể nói, vùng cù lao Ông Chưởng, cù lao Giêng là mảnh đất chứa đựng và phát triển các nét văn hoá truyền thống của người Việt ở An Giang.

Dân gian truyền tụng “trai nhân ái, gái Long Xuyên, nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” là ca ngợi phẩm hạnh, nề nếp của con người nơi đây. Dưới mắt người Rạch Gía, Sóc Trăng, Cà Mau thì thơn xóm vùng Ơng Chưởng đã là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, về quan hôn tang tế, với ngôn ngữ, ca dao, nếp nghĩ của người Việt. Từ Chợ Mới đến Cái Hố, theo lịng rạch Ơng Chưởng, ta dễ gặp vài gia đình cố cư, ơng bà ngụ từ đời Minh Mạng, Gia Long hoặc xưa hơn, quá sáu đời chẳng ai nhớ nổi. Người Việt, Hoa ở Chợ Mới sống tập trung, xen kẽ trong các làng. Làng khơng có luỹ tre, nhà khơng có hàng rào. Trong mỗi làng đều có một ngơi đình. Đình là nơi hội họp, bàn bạc công việc chung của làng, là nơi thờ thần hồng bổn cảnh, những người có cơng đối với dân với nước và những tín ngưỡng thờ phụng khác mà hiện nay vẫn cịn lưu giữu như đình thần ở thị trấn Chợ Mới, Long Kiến, Chợ Thủ, Mỹ Luông, Hội An.

Lễ hội đình làng để cầu mùa màng tươi tốt, an cư lập nghiệp, bình an khoẻ mạnh, quốc thái dân an… là một trong những sinh hoạt văn hoá tâm linh truyền thống của người Việt ở Chợ Mới. Hầu hết các ngơi đình ở Chợ Mới thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được sắc phong Thượng đẳng thần. Lễ hội đình ở Long Kiến có tổ chức đồn ghe đưa sắc phong ơng Nguyễn Hữu Cảnh đi dạo trên rạch Ơng Chưởng. Cúng đình ở Mỹ Luông và một số nơi khác, cổ xe đi đầu thỉnh sắc ngày nay có dựng thêm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên đường hoặc sơng có đồn thỉnh sắc đi qua, bà con treo cờ, đặt bàn hương án và đứng hầu rất mực cung kính.

Ngồi ra, người dân Chợ Mới cịn duy trì tục thờ cúng tổ nghề như: mộc, thợ may, thợ hồ… tổ nghề thường là người đầu tiên truyền lại cho con cháu hoặc học trò nên đến lệ hàng năm lễ cúng giổ tổ thường dựa vào ngày mất của tiên sư mà cúng. Dù

cúng tiên sư hay tổ sư bà con đều gọi là giỗ tổ. Càng gắn bó với nghề bao nhiêu thì những người thợ ở đây lại càng tỏ lịng tri ân, tơn kính tổ nghề bấy nhiêu. Đó cũng là một biểu hiện cao quý của đạo lý truyền thống dân tộc và lòng yêu nghề của người dân Chợ Mới.

Khi cư dân đến vùng Chợ Mới, việc đầu tiên là khẩn hoang lập làng để sinh tồn. Cái ăn chưa ổn định, việc hoạc hành buổi đầu khơng được chú ý, chỉ có ít vốn chữ nghĩa thánh hiền được ứng dụng vào thực tiễn. Đánh giá về nhân cách và phẩm hạnh của người Chợ Mới, Trịnh Hoài Đức đã nhận xét: “chuộng chất phác, chăm nghề ruộng vườn”. Dần về sau cuộc sống ổn định người dân bắt đầu nghĩ đến cái học. Lúc đầu, việc mở trường cho đến mướn người dạy đều do dân tự lo liệu, thông thường ở Chợ Mới xưa có thầy đồ từ miền Trung vào, nên dân địa phương gọi là “thầy Quảng”, “thầy Huế”

Dưới thời Pháp thuộc, việc mở trường lớp ở An Giang chậm rất nhiều so với các nơi khác. Theo Henri Duvernois, năm 1927 ở Chợ Mới chỉ có một trường tiểu học đặt tại quận lỵ Chợ Mới và chưa có trường nào thuộc bậc trung học. Với số trường, lớp ít ỏi như vậy, nhưng một số xã có điểm trường dạy chỉ từ 1, 2 lớp gọi là Elesesmeentaire, cũng có một số thanh niên học giỏi và có quyết tâm học tập. Họ đã tiếp tục con đường học vấn của mình ở nơi xa sau khi học xong tiểu học, để sau này đem hết tri thức, sức lực thậm chí tính mạng cho quê hương, đất nước như Bộ trưởng Bộ Y tế (Nguyễn Văn Hưởng), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Ung Văn Khiêm) soạn giả Nguyễn Ngọc Bạch, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, v,v.…

* Con người huyện Chợ Mới - truyền thống lao động và đấu tranh

- Con người Chợ Mới trong quá trình khai hoang, lập nghiệp

Cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, khi lưu dân người Việt bước chân đến khẩn hoang, lập ấp thì vùng đất Chợ Mới là “rừng rậm hàng mấy nghìn dặm”. do nạn cướp bóc dân bn của người Chân Lạp trên sông Tiền và khuấy rối vùng Cù lao Giêng, tháng 11 năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh đem quân trấn tại Tân Châu, tiến lên biên giới dẹp loạn. Thắng trận, quân Nguyễn Hữu Cảnh xi dịng về ngụ tại cù lao Cây Sao (tức Cù lao Ông Chưởng) vào năm 1970. Tại đây, có người tự ý giải tán, đào ngũ với sự đồng ý của Nguyễn Hữu Cảnh ở lại đây để tìm đất cày cấy làm ăn.

Sau 1970, nhiều binh sĩ của Nguyễn Hữu Cảnh giải ngũ và cũng xin trở lại đất cù lao này để lập nghiệp.

Gốc gác dân cư ngụ đến đây trong những đợt đầu tiên là từ huyện Tân Bình (vùng Sài Gịn) và Phước Long (vùng Biên Hoà), là 2 huyện được Nguyễn Hữu Cảnh lập đầu tiên ở Nam Bộ từ năm 1868, nên thường được gọi là dân Hai Huyện. Cũng là dân gốc Ngũ Quảng nên người dân Chợ Mới rất kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh, lập nhiều đền thờ ơng, lấy tước vị của Ông đặt tên cho đất - Cù lao Ông Chưởng, cho sơng - Lễ cơng giang (lịng Ơng Chưởng), suy tơn là người đầu tiên mở mang vùng đất Chợ Mới nói riêng và An Giang nói chung.

Khi đặt chân vào vùng đất mới, điều đầu tiên mà cư dân phải nghĩ và làm ngay là chọn nơi lập nghiệp thích hợp cho nơi ở, dễ tìm cái ăn và đi lại trao đổi hàng hố vì nhu cầu cuộc sống. Ở Chợ Mới, ban đầu người dân di cư thường đến thẳng, cư trú trước tiên ở những giồng đất cao ven sông Tiền, sơng Hậu, là những nơi có điều kiện khai phá thuận lợi. Để biến rừng hoang cỏ rậm thành đất đai canh tác, người dân trước tiên tiến hành khẩn hoang mở đất. Việc này đòi hỏi rất nhiều coogn sức. Gia Định thành thơng chí chép rằng, tại Cù lao Giêng “có nhiều đầm chằm ruộng cá, lũ lượt cứ 15 người thành 1 đoàn, rễ bùn phát cỏ”.

Ra sức khai hoang mở đất rồi thì việc canh tác tiến hành thế nào sao cho có kết quả cũng khơng phải dễ dàng, mặc dù nơi đây có tiếng là đất tốt. Theo Gia Định thành thơng chí, lúc mới khai thác, ruộng ở vùng đất Chợ Mới là loại sơn điền 9tuwcs ruộng gò, ruộng cao) và người nông dân thưở ấy đã biết áp dụng hình thức canh tác phù hợp với từng loại ruộng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với ruộng gị “khi mới khai khẩn thì đẵn chặt cây cỏ, đợi cho khô đốt thành tro, đến khi mưa xuống cứ thế mà gieo thóc, khơng phải cày bừa, dùng sức ít mà được lợi nhiều”.

Để có thể tiến hành canh tác có hiệu quả, người nơng dân thuở ấy cịn phải giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc khai phá thành công vùng đất Chợ Mới. Bằng cách làm ăn đó họ đã bước đầu chinh phục được thiên nhiên và đã mang lại những kết quả to lớn. Họ biến đất khô khan hoặc ngập úng thành những cánh đồng ruộng lớn phì nhiêu. Bên cạnh đó, cư dân Chợ mới thường phải đương đầu với lũ lụt, hạn chế tác hại của lũ, đặc biệt là biết khai thác những mặt tích cực của mùa nước lên để phục vụ cho sinh hoạt đời sống con người.

Với đức tính cần cù, dũng cảm, với trí thơng minh, sáng tạo, với tinh thần giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau cùng với vốn kinh nghiệm sản xuất phong phú đã được tích luỹ từ trước, những người khai phá đã khắc phục những khó khăn trong buổi đầu đã biến vùng đất hoang vu, rậm rạp, sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của họ là tinh thần tương thân tương trợ, sự phát huy cộng đồng, sự học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt, Hoa đang sinh sống và làm ăn ở Chợ Mới.

Tính hiếu khách, hào phóng cũng là tính cách của người dân Chợ Mới. Người nơng dân vì nghèo khổ mà liều mình ra đi tìm đường sinh sống, họ đã từng biết cái cực, cái nhục của đói rét là như thế nào cho nên họ cịn có một đức tính dangd quý nữa là rất mến khách, hào phóng sẫn sàng nhường cơm sẻ áo. Ngày nay, tính cách của người dân Chợ Mới cịn có những nét mới là tính năng động, sáng tạo, thích tiếp thu cái mới được thể hiện rõ nét trong quá trình làm ăn kinh tế và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Con người Chợ Mới trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm

An Giang là tỉnh biên giới giáp với nước Chân Lạp, mối đe doạ chính là qn Xiêm (phong kiến Thái Lan). Chính vì vậy, chúa Nguyễn thiết lập hàng loạt các đồn, bố trí dọc sơng Tiền, sơng Hậu. Và sơng Tiền được xem là nơi trọng yếu thiết lập đến 3 đạo: Tân Châu, Chiến Sai (hay Chiến Sai đạo thủ - Chợ Thủ) và Hùng Ngự (Hồng Ngự). Đến năm 1833, quân Xiêm sang xâm lược nước ta. Họ tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và theo sông Tiền xuống Vàm Nao vào cuối tháng 11 với một lực lượng gồm 20,000 quân và 350 chiến thuyền. Dưới sự chỉ huy của Trương Minh Giảng, qn triều đình và nhân dân Chợ Mới nói riêng, An Giang nói chung quyết chặn lại, đánh thắng qn Xiêm trên sơng Vàm Nao “qn ta hị reo đuổi gấp, phóng lửa đốt cháy thuyền giặc hơn 10 chiếc, chém bắt được rất nhiều” và đuổi chúng ra khỏi biên giới.

Một tháng sau, đầu năm Giáp Ngọ 1834, quân Xiêm lại xuống sông Tiền và lần này chiếm được Vàm Nao. Người dân Chợ Mới lui về rạch Cổ Hũ (Chợ Thủ - trên đoạn sơng ngắn này có một chỗ dịng sơng thắt lại như cổ của một cái hũ nên có tục danh Cổ Hũ. Nới đó có thủ Chiến Sai), đóng đồn dọc hai bên bờ rạch, bố trí cơ động trên sơng, chọn nơi đây là điểm quyết chiến chiến lược.

Với quyết tâm mở đường xuống Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho,… để về Gia Định, quân Xiêm tiến vào Cổ Hũ dùng hoả cơng, thả đèn lửa theo nước rịng chảy xiết để đốt thuyền của người dân Chợ Mới. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh từ 3 giờ khuya đến 10 giờ trưa, vô số quân giặc bị giết, thây chồng lên nhau, buộc chúng phải rút lui. Trương Minh Giảng, Hồ Văn Huê, Tống Phước Lương vượt Vàm Nao truy kích giặc ra khỏi biên giới.

Trận chiến tiêu diệt quân Xiêm trên sông Vàm Nao, Cố Hũ thể hiện tinh thần bất khuất của người dân Chợ Mới. Dù thế giặc mạnh gấp đơi, nhưng qn triều đình và người dân Chợ Mới đã sáng tạo ra cách đánh, nắm chắt địa hình, với lịng gan dạ dũng cảm đã đánh thắng được kẻ thù hung mạnh lúc bấy giờ. Chiến thắng này, một lần nữa khẳng định nhân dân Chợ Mới quyết tâm giữ thành quả lao động của mình trên mảnh đất vừa khai phá.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau Hoà ước 1862, 3 tỉnh miền

Một phần của tài liệu LUAN VAN 19.20.9999999. BAN CHINH (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w