Những yếu tố tác động đến nhân cách đội ngũ cán bộ,đảng viên huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu LUAN VAN 19.20.9999999. BAN CHINH (Trang 34 - 45)

huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Theo quan điểm tâm lý học Macxít, bất kỳ ai sinh ra khơng phải tự nhiên mà có nhân cách và nhân cách đó cũng khơng phải được bộc lộ dần dần từ các bản năng nguyên thuỷ. Mà nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình sống, học tập và lao động của con người.

A. N.Leeonchiép, nhà tâm lý học nổi tiếng Xô viết chỉ ra rằng “nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó” [42, tr.97]

Nhân cách con người được hiểu một cách khái quát bao gồm đức và tài, năng lực thể chất và năng lực tinh thần, đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội ở trong từng con người cụ thể, là thái độ ứng xử của mỗi con người trong mối quan hệ nhiều chiều với hiện thực khách quan. Nhân cách được xây dựng và hình thành trong suốt cuộc đời con người, thể hiện những phẩm chất bên trong của mỗi người. Nhân cách chịu sự tác động của các quan hệ xã hội, nên mang tính xã hội sâu sắc.

Mỗi khi hồn cảnh, mơi trường sống thay đổi thì sớm hay muộn nhân cách cũng thay đổi theo.

Nhân cách của cán bộ, đảng viên nước ta nói chung và huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nói riêng đều đã được hình thành, phát triển một cách khá hồn thiện. Ở đó thành tố đạo đức và thành tố tài năng đã phát triển tương đối ổn định, nhưng điều đó khơng có nghĩa rằng nhân cách của cán bộ, đảng viên là bất biến.

Chính vì vậy, có thể thấy rằng dưới tác động của hoàn cảnh sống, nhân cách của con người nói chung, nhân cách của cán bộ, đảng viên nói riêng cũng biến đổi theo. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, con người tạo ra hồn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Nhân cách đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Chợ Mới cũng không ngoại lệ, vẫn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như:

* Yếu tố bẩm sinh - di truyền

Theo quan điểm dân gian, con người sinh ra ai cũng đều thừa hưởng những tố

chất về thể chất cũng như những nhân cách của cha mẹ. Vì vậy có câu “ con nhà tơng không giống lông cũng giống cánh”. Có thể nói, ngay từ xưa ơng cha ta đã sớm nhận ra yếu tố bẩm sinh - di truyền trong sự phát triển nhân cách của con người. Ngày nay, điều đó đã được khoa học chứng minh, vào thời cận đại Mác đã nói “ con người là một thực thể sinh học xã hội”.Về sự tồn tại, con người vượt xa thế giới động vật về sự tiến hoá, nhưng như vậy khơng có nghĩa là con ngowif lột bỏ hết phần thế giới tự nhiên và sinh học. Khi nói đến mặt sinh học, nó vẫn ln ln hiện hữu trong mỗi cá nhân giống như cơ thể con người là một thực thể của sinh học, có cấu tạo và hoạt động theo những quy luật để nó có thể thống nhất và hồ nhập với tự nhiên các thực thể khác.

Quan điểm Macxit cho rằng: di truyền khơng phải đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển nhân cách song cũng khơng thể phủ nhận vai trị của di truyền. Nếu phủ nhận vai trị của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan, ngược lại quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ định yếu tố xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu của tâm lý học, di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh yếu của nhân cách… chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý, những đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Phần

lớn khơng chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà cịn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu khơng khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó.

Theo chủ nghĩa sinh vật học xã hội, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên, khi cho rằng tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, khơng thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội. Theo họ, sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của q trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đương di truyền.

* Yếu tố về môi trường

Mơi trường là hệ thống phức hợp các hồn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự hoạt động sống và phát triển nhân cách của con người. Môi trường gồm hai loại: mơi trường tự nhiên và mơi trường văn hóa - xã hội

- Mơi trường tự nhiên: bao gồm tồn bộ những gì khơng phải là con người và do con người tạo ra cũng như cộng đồng xã hội người nhưng nó có liên quan đến con người như một chủ thể và tác động đến cuộc sống, đến tâm-sinh lí của con người. Mơi trường tự nhiên gồm tất cả những gì có trong thiên nhiên và những quyền năng của nó có thể tác động đến con người. Đó là những gì trực tiếp gần gũi với con người, những gì dễ cảm nhận, dễ thấy, như đất đai, sông núi, nắng mưa, hạn hán, lũ lụt, thời tiết nơi ta ở.... Mọi sự tồn tại của tự nhiên và các quy luật vận động của nó tác động đến con người và sự phát triển nhân cách của con người. Thơng thường tính cách của con người liên quan đến đặc điểm địa lí của từng khu vực sinh sống. Con người sinh ra và lớn lên trong mơi trường tự nhiên có đặc thù riêng và chịu ảnh hưởng của mơi trường đó. Mơi trường tự nhiên là điều kiện khách quan, tác động tới việc sản xuất và tổ chức đời sống cộng động, bản sắc văn hóa quy định sư phát triển của mỗi cá nhân. Mơi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến các hành động nhận thức và sinh hoạt của các cá nhân sống trong đó. Người sinh sống ở những nơi khắc nghiệt, chiu cuộc sống khó khăn và sống trong khn phép của gia đình sẽ hình thành nhân cách khác so với người sống trong sự nuông chiều và thiếu sự dạy dỗ, khn phép của gia đình. Tuy nhiên mơi trường tự nhiên khơng ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường tự

nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nhưng không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội.

- Mơi trường văn hóa - xã hội:

+ Mơi trường văn hố: được hiểu theo thuật ngữ gốc là giáo hóa, là giáo dục và cảm hóa con người theo cái đẹp. Theo nhà văn hóa Đào Duy Anh: văn hóa là văn vật và giáo hóa, văn hóa là giáp hóa con người trở lên đẹp đẽ. Mỗi sự vật đều có hai mặt: một mặt, có đặc tính cụ thể, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người. Mặt khác, nó mang giá trị văn hóa và là khn mẫu quy định nhận thức, thái độ hành vi ứng xử của con người. Bên cạnh đó, cịn phải nói đến tác động văn hóa âm - dương tùy thuộc vào tính chât tác động của nó đối với người tiếp nhận, dù khơng nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại và nó tạo ra môi trường thứ hai, nuôi dưỡng yếu tố tinh thần của con người. Cuộc sống của mỗi cá nhân, cộng đồng có hai mơi trường: mơi trường sinh học (sinh quyển) và mơi trường văn hóa (văn quyển). Hai mơi trường này tác động lẫn nhau, góp phần làm cho mơi trường văn hóa ngày càng có vai trị quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Như vậy, văn hóa được hiểu là cái do con người tạo ra và tích lũy qua mỗi thế hệ. Đồng thời cái đó trở thành tác nhân chủ yếu quy định nhận thức, thái dộ và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, cộng đồng tức là quy định sự phát triển của mỗi cá nhân

+ Môi trường xã hội: là một hệ thống các quan hệ hiện hữu giữa con người với con người và giữa con người với thế giới đồ vật do con người chế tạo ra. Môi trường xã hội khơng phải là khơng gian tĩnh, trong đó bao gồm các cá nhân và dồ vật tồn tại độc lập, mà là hệ thống bao gồm hai mối quan hệ có tính phổ biến: quan hệ giữa các chủ thể trong cộng đồng và quan hệ giựa các chủ thể với thế giới đồ vật do con người sáng tạo. Mơi trường xã hội có tính phổ biến rất rộng, bao gồm từ môi trường rất cụ thể, ổn định và gần gũi với trẻ em như: gia đình, nơi cá nhân được sinh ra và được nuôi dưỡng; nhà trường, nơi cá nhân được trang bị kiến thức cần thiết và được dạy dỗ; hoàn cảnh xã hội thời điểm mà cá nhân sinh sống đến những môi trường linh hoạt và rộng lớn như các phương tiện thông tin, các tổ chức xã hội trực tiếp vá gián tiếp tác động tới sự phát triển cá nhân. Môi trường xã hội được phân thành môi trường lớn và môi trường nhỏ: mơi trường nhỏ gồm: khu phố, gia đình, nhà trường; mơi trường lớn gồm: kinh tế, văn hóa, chinh trị, khoa học, cơng nghệ. Mơi trường xã hội có ảnh

hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Trước hết sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường xã hội, cá nhân không sống trong mơi trường xã hội khơng hình thành phát triển nhân cách người. Điều đó được chứng minh qua những trường hợp trẻ em bị lưu lạc trong rừng tuy được thú rừng ni dưỡng nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật khơng thể phát triển nhân cách cho dù đã được con người đưa về nuôi trong môi trường xã hội. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động.

Có thể thấy rằng, mơi trường xã hội và mơi trường văn hóa có quan hệ hữu cơ, chi phối nhau, tạo thành mơi trường văn hóa – xã hội. Mơi trường xã hội là hệ thống quan hệ diễn ra hằng ngày, trong khoảng thời gian, không gian cụ thể với nhau và giữa chủ thể với thế giớ đồ vật. Các quan hệ này chịu sự chi phối bởi các khuôn mẫu nhất định, mỗi cá nhân chịu sự chi phối bởi khn mẫu của chinh gia đình, được hình thành và tích lũy qua các thế hệ và chịu sự tác động khuôn mẫu cộng đồng lớn hơn. Như vậy, sự đan xen và chi phối lẫn nhau giữa quan hệ xã hội hiện tại của các cá nhân trong cộng đồng với các khn mẫu văn hóa cộng đồng đã tạo ra mơi trường văn hóa - xã hội của cộng đồng đó, chi phối hành vi và sự phát triển nhân cách của cá nhân.

Mơi trường văn hóa-xã hội có tác động kép đến sự phát triển cá nhân, có sự tác động trực tiếp của các quan hệ xã hội và sự tác động của các khn mẫu văn hóa. Trong suốt quá triển của cá nhân từ bào thai đến khi chết đều thực hiện trong các mơi trường văn hóa - xã hội.

* Yếu tố giáo dục:

Giáo dục là q trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hồn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngồi, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo

đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi).

Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục ln xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trị, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

Bên cạnh đó, giáo dục tạo tiền đề cho cá nhân tự giáo dục. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy một điều đó là nếu một con người sinh ra và lớn lên không nhận được bất kỳ một sự giáo dục nào, khơng được uốn nắn từ nhỏ thì nhân cách của một con người khơng thể hồn thiện, nhận thức mọi thứ nông cạn, tư duy kém phát triển, khiếm khuyết đi nhiều khả năng so với người nhận được sự giáo dục đầy đủ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục được đánh giá là giữ vai trò chủ đạo.

* Yếu tố hoạt động cá nhân

Chính là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Con người hoạt động và giao tiếp trong

những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Các nhà tâm lý học đã khẳng định “nhân cách của con người nói chung chỉ được hình thành trong hoạt động, dưới sự quy định của điều kiện kinh tế xã hội cụ thể”.

Hoạt động ở đây bao gồm một hệ thống làm việc, những hành vi, cách xử sự và sự tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhất định nhằm đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển trong các nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Mỗi cá nhân học làm người thông qua một hệ thông họat động, làm việc trong các mối quan hệ xã hội và trong những điều kiện kinh tế nhất định. Thông qua hoạt động của bản thân, con người lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội do lồi người phát hiện ra, biến nó thành nhân cách của mình.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia

Một phần của tài liệu LUAN VAN 19.20.9999999. BAN CHINH (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w