Nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất theo tiêu chuẩn Basel II

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 26 - 30)

Basel II là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an tồn vốn, tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn của ngân hàng châu Á. Basel II đưa ra một loạt các phương pháp lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng, quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng, mức độ rủi ro của Tài sản Có có tính đến nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất định, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và các quy tắc của thị trường. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang áp dụng quản trị rủi ro lãi suất theo tiêu chuẩn Basel II.

Để quản trị rủi ro đạt hiệu quả theo tiêu chuẩn Basel II, Ngân hàng Nhà nước cần:

Thứ nhất, xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình

quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của từng Ngân hàng Thương mại. Bên cạnh đó cần từng bước chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát rủi ro các loại rủi ro.

Thứ hai, NHNN cần xem xét lại một số tỷ lệ quy định như việc sử dụng nguồn

vốn ngắn hạn đề cho vay dài hạn hạn chế tối đa những rủi ro do khe hở kỳ hạn, tỷ lệ khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tiến tới giao cho các NHTM quản lý tỷ lệ này tùy theo đặc thù kinh doanh, quy mô,

cấu trúc, kỳ hạn, tính ổn định và thanh khoản của nguồn vốn của mỗi ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước giám sát dựa trên việc tuân thủ quy chế tín dụng và các chỉ tiêu an toàn khác. Ngoài ra, NHNN cần có những quy định bắt buộc các NHTM chú trọng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và có biện pháp chế tài bắt buộc tuân thủ theo.

Hiệp ước Basel II cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu xử lý rủi ro lãi suất trong sổ sách Ngân hàng theo nguyên tắc thứ hai hơn là xác định các yêu cầu vốn. Điều này hàm ý: khơng có gánh nặng về vốn nhưng sẽ có một quy trình giám sát nâng cao. Hướng dẫn về rủi ro lãi suất theo Basel II xem hệ thống nội bộ ngân hàng là cơng cụ chính cho việc đo lường rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng và phản ứng của hoạt động giám sát. Để tạo điều kiện cho việc điều hành rủi ro lãi suất của các chuyên gia giám sát, của các định chế tài chính, các ngân hàng nên đưa ra kết quá từ hệ thống đánh giá nội bộ của minh thông qua việc sử dụng các biến động lãi suất được chuẩn hóa. Nếu các chuyên gia giám sát xác định rằng ngân hàng đang không nắm giữ mức vốn tương xứng với mức độ rủi ro lãi suất, họ có thể địi hỏi ngân hàng giảm rủi ro hoặc gia tăng lượng vốn nắm giữ hoặc cả hai.

1.6. Quản trị rủi ro lãi suất thông qua quản trị tài sản nợ - tài sản có.

Ngân hàng là một tổ chức phức tạp, bao gồm nhiều phòng ban cung cấp các loại dịch vụ tiền tệ đa dạng. Một ngân hàng được quản lý tốt, mọi quyết định cần được phối hợp với nhau để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động. Trong đó, các danh mục Tài sản Có và Tài sản Nợ phải được nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu được đề ra, để đảm bảo khả năng sinh lời với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Q trình ra quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp như vậy được gọi là phương pháp quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của ngân hàng. Quản lý tốt Tài sản Nợ và Tài sản Có sẽ giúp các ngân hàng chống lại những rủi ro do sự thay đổi lãi suất

Quản trị tài sản nợ

Quản trị Tài sản Nợ là quản trị nguồn vốn phải trả của ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng ln có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách hiệu quả

hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất.

Các thành phần của Tài sản Nợ gồm: các tài khoản giao dịch, các tài khoản phi giao dịch, phát hành các giấy nợ để huy động vốn, vay vốn trên thị trường tiền tệ, các tài khoản hỗn hợp, vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại.

Các yếu tố tác động đến quản trị Tài sản Nợ trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn các ngân hàng phải chấp hành các quy định của luật pháp và các cơ quan quản lý như: tổ chức tín dụng khơng được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau (theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại phải nhỏ hơn hay bằng 20 lần vốn tự có), áp dụng mức lãi suất huy động phù hợp so với cơ chế quản lý về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng phải đảm bảo đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu thanh khoản, hạn chế đến mức tối đa sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời phải sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Mục đích quản trị Tài sản Nợ sẽ giúp ngân hàng khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững để nâng cao thị phần nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thời hạn, lãi suất nhưng phải đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi: ngoài các nhân tố khách quan quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi như: chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của chính phủ, thu nhập và động cơ của người gửi tiền, cịn có các nhân tố chủ quan như lãi suất, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng.

Quản trị tài sản có

Quản lý Tài sản Có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu Tài sản Có thích hợp bao gồm: ngân quỹ, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi.

Các thành phần của Tài sản Có bao gồm ngân quỹ, khoản mục đầu tư, khoản mục tín dụng.

Ngồi ra cịn có danh mục Tài sản Có khác, gồm tài sản cố định, các khoản phải thu, chi phí, …

Để quản trị tốt Tài sản Có, các nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm đến: thứ

nhất, các quy định của pháp luật như luật ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự, luật

thừa kế, luật doanh nghiệp. Thứ hai, mối liên hệ tương hỗ giữa ngân hàng với khách hàng: vừa là người đi vay vừa là người cho vay, do đó cả hai phải hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ ba, lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong kinh doanh và nhu cầu tăng cổ tức

của các cổ đông. Thứ tư, hiệu quả và sự an toàn của ngân hàng trong kinh doanh (đáp ứng nhu cầu thanh khoản).

Mục đích quản trị Tài sản Có giúp cho ngân hàng ln có được một danh mục Tài sản Có phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh, đồng thời giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời trong một khoản mục Tài sản Có. Do đó cần phải đa dạng hóa các khoản mục Tài sản Có để phân tán rủi ro.

Vậy quản trị rủi ro lãi suất là việc gắn với quản trị Tài sản Nợ và Tài sản Có. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần có một bộ phận để nhận biết, định hướng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giám sát, kiểm sốt rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các cơng cụ phịng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục. Mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến của ngân hàng ở mức tối đa hóa hay ít nhất là ổn định mức thu nhập từ lãi (chênh lệch giữa thu từ lãi và chi từ lãi), tối đa hóa hay ít nhất là bảo vệ giá trị tài sản của ngân hàng với mức rủi ro hợp lý, bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì hệ số chênh lệch lãi thuần, còn gọi là hệ số chêch lệch lãi ròng cận biên (NIM – Net Interest Margin) cố định hay theo hướng mở rộng. NIM là hệ số giúp ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng, thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Hệ số này cho thấy, nếu chi phí

huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư, hay lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn, sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, dẫn đến rủi ro lãi suất sẽ lớn.

Trong đó:

Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khốn…

Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay…

Tổng Tài sản Có sinh lời = Tổng Tài sản Có – Tiền mặt & Tài sản cố định Thơng qua việc duy trì hệ số chênh lệch lãi thuần, các nhà quản trị ngân hàng thấy rằng, việc phối hợp giữa quản trị Tài sản Nợ và Tài sản Có phải ln ln được thực hiện song song, hỗ trợ lẫn nhau mới có thể bảo vệ thu nhập dự kiến của ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)