Định hướng chung về quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 77 - 79)

3.1.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước

Những năm qua, thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành kiểm tra, thanh tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất để đánh giá việc tuân thủ các quy định an toàn và chấp hành pháp luật về hoạt động ngân hàng kết hợp với việc phân tích, đánh giá rủi ro. Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tín dụng, hồ sơ chứng từ hỗ trợ lãi suất, hoạt động huy động vốn, hoạt động ngoại hối, đầu tư góp vốn, mua cổ phần…

Khi các Ngân hàng Thương mại cố tình lách lãi suất huy động vượt mức trần bằng các cách khác nhau: khuyến mãi, tặng thêm lãi suất bằng tiền mặt, …, Ngân hàng Nhà nước phải thanh tra đột xuất các Ngân hàng Thương mại tại tất cả các địa điểm kinh doanh như Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, đóng vai là khách hàng bí mật để tìm hiểu thực tế lãi suất huy động tại các Ngân hàng Thương mại.

Để đảm bảo chất lượng tín dụng tại các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm các Quyết định về tín dụng, lãi suất cho vay, phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Nhằm tránh tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhằm góp phần bảo vệ Ngân hàng Thương mại Cổ phần khỏi những rủi ro lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho vay tái cấp vốn với tài sản đảm bảo là các khoản cho vay của Ngân hàng Thương mại, điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng Thương mại có thể tiếp cận các nguồn vốn khác nhau từ thị trường 2. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất thông qua công cụ lãi suất cơ bản, lãi suất tín phiếu bắt buộc, … kiểm sốt lãi suất huy động vốn bình qn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần để đảm bảo khả năng bù đắp chi phí huy động vốn.

Xây dựng quy chế về quản trị rủi ro tối thiểu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần để làm tiền đề cho việc triển khai áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro trong thời gian tới.

3.1.2. Về phía Ngân hàng Thương mại

Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn: nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn ổn định, ít có biến động lớn có thể xảy ra cùng một lúc.

Trong q trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh tốn các ngân hàng có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn huy động liên ngân hàng nhưng sau đó nguồn vốn vay liên ngân hàng này phải được nhanh chóng bù đắp bằng nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Vì vậy, trong những thời kỳ, dù có thể huy động nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng với chi phí thấp hơn nhiều so với huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế nhưng một số ngân hàng vẫn chú trọng huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế với những chương trình khuyến mãi có giải thưởng lớn, lãi suất thực sẽ cao hơn.

Tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo Điều 7 thay vì Điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Đồng thời kiểm tra, rà soát lại các khoản vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, cập nhật thơng tin về khách hàng để có thể biết được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm dự báo được luồng tiền thu vào từ nguồn khách hàng trả nợ.

Quan tâm đến cơng tác chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng lớn để có thể biết được kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng gửi tiền và kế hoạch trả nợ của khách hàng vay vốn nhằm đạt được một dự báo khá chính xác về dịng tiền vào – ra của ngân hàng trong tương lai gần.

Thành lập Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có hoặc phát huy vai trị, tầm quan trọng trong hoạt động của Hội đồng để có thể bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro có thể xảy ra.

Khai thác các dịch vụ ngân hàng làm tăng lợi nhuận từ các dịch vụ, làm giảm áp lực tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay qua đó có thể hạn chế được nợ quá

hạn, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng góp phần kiểm sốt tốt khe hở kỳ hạn để tránh rủi ro lãi suất: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ thu chi hộ…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)