Công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 82 - 84)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ

3.2.1.3. Công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Do đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 8 TPHCM nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như:

Thứ nhất, chuyển giao việc quản lý rủi ro lãi suất sang nhà quản lý rủi ro lãi

suất chuyên nghiệp thơng qua cơng cụ điều hồ vốn nội bộ.

Thứ hai, áp dụng các biện pháp cho vay ngắn hạn, khi lãi suất thị trường thay

đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.

Thứ ba, áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất, trong

trường hợp có thể dự đốn được chiều hướng lãi suất biến động trong tương lai, để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp. Nếu các nhà quản trị dự đoán lãi suất tăng, cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dương, nghĩa là Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, sẽ làm tăng thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng, biến đổi tăng cùng chiều với sự thay đổi của lãi suất. Nếu các nhà quản trị dự đốn lãi suất giảm, cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm, nghĩa là Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, thu nhập lãi ròng sẽ tăng và thay đổi theo hướng ngược chiều với lãi suất.

Thứ tư, ngược với chiến lược chủ động, các nhà quản trị nên áp dụng chiến

lược quản trị thụ động trong trường hợp không thể dự báo được chiều hướng biến động của lãi suất trong tương lai thì cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không, sẽ khơng ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị rịng của ngân hàng dù cho lãi suất thị trường tăng hay giảm.

Ngoài ra, các nhà quản trị ngân hàng nên sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất như đã trình bày ở chương 1 và Phụ lục 1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 8 TPHCM nên sử dụng hợp đồng lãi suất.

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương

VN – CN 8 TPHCM thường chỉ huy động vốn ngắn hạn nên cần sử dụng biện pháp hợp đồng kỳ hạn lãi suất, để chuyển kỳ hạn ngắn thành kỳ hạn dài.

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là một thỏa thuận giữa Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 8 TPHCM và một tổ chức tín dụng hoặc định chế tài chính phi tín dụng chỉ liên quan đến trao đổi phần chênh lệch lãi suất, khơng có khoản tiền gốc lien quan nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro lãi suất.

Chẳng hạn vào ngày 01 tháng 01, khách hàng gửi kỳ hạn 3 tháng số tiền 10 tỷ đồng, ngay tại thời điểm ngày 01/01 ký hợp đồng với khách hàng khi tới kỳ hạn tiếp theo 01/04 khách hàng sẽ gửi 10 tỷ. Để khuyến khích khách hàng gửi tiếp, cần quan tâm chăm sóc khách hàng tốt, cung cấp các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng để khách hàng gửi tiếp ở các kỳ hạn tiếp theo.

Để thực hiện hợp đồng lãi suất kỳ hạn có hiệu quả, NHCT – CN 8 TPHCM cần thực hiện các có các qui định cụ thể cũng như nguyên tắc giao dịch:

Một là, khi thỏa thuận giao dịch thành công, các chuyên viên Vietinbank nhập

dữ liệu liên quan vào hệ thống, lập điện xác nhận hoặc fax xác nhận, đồng thời nhập vào sổ theo dõi, chuyển trả nợ vào ngày đáo hạn.

Hai là, chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT quy định hạn mức cắt lỗ trong kinh

doanh vốn và ngoại tệ cho NHCT – CN 8 TPHCM. Giám Đốc NHCT – CN 8 TPHC qui định hạn mức mua, bán ngoại tệ giao ngay cho bộ Kinh doanh ngoại tệ và cho từng chuyên viên.

Ba là, thực hiện hợp đồng lãi suất kỳ hạn theo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả,

thực hiện đúng quy định về hạn mức kinh doanh và đảm bảo trạng thái ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swaps): Hoán đổi lãi suất là thỏa thuận giữa

Vietinbank với một tổ chức tín dụng hoặc một định chế tài chính đồng ý hồn đổi lãi suất thả nổi để nhận lãi suất cố định trên một khoản tiền xác định. Dịch vụ này cung cấp áp dụng với khách hàng là tổ chức tín dụng hoặc định chế tài chính phi tín dụng.

Hốn đổi lãi suất đã được sử dụng rộng rãi và thành công nhất trên thị trường tài chính trong những thập niên 80 và 90, là giao dịch trong đó mỗi bên cam kết thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã cam kết trên cùng một khoản tiền gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Khi thực hiện một giao dịch hoán đổi với khách hàng, ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro từ khách hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ phịng ngừa rủi ro với một đối tác khác. Trong giao dịch hoán đổi lãi suất, số tiền gốc khơng được thanh tốn mà chỉ thanh tốn tiền lãi giữa hai phía.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)