sẽ cân đối kỳ hạn nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Ngồi ra, trong hợp đồng tín dụng các điều khoản về điều chỉnh lãi suất cũng phù hợp với từng thời kỳ có lúc cố định lãi suất, thả nổi hay điều chỉnh theo định kỳ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…), tùy theo xu hướng lãi suất của từng thời kỳ và dự báo của các nhà quản trị ngân hàng.
Để đảm bảo lợi nhuận tối đa và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, hoạt động quản trị rủi ro được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bắt đầu chú trọng và quan tâm nhiều hơn do nghiệp vụ phát sinh nhiều, nhu cầu khách hàng đa dạng nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do biến động thị trường gây ra. Đặc biệt trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất được quan tâm nhất thể hiện qua việc cho vay với lãi suất thả nổi và bắt đầu chú ý đến các biện pháp phòng ngừa như thực hiện các hợp đồng hốn đổi lãi suất đề phịng ngừa rủi ro lãi suất.
2.7. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN8-TPHCM Thương Việt Nam CN8-TPHCM
2.7.1. Kết quả đạt được
Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHCT CN8-TP.HCM đã được những kết quả sau:
Thứ nhất, đã ban hành quy định quản lý rủi ro lãi suất trên hệ thống NHCT
VN thông qua quá trình nhận diện, đo lường, kiểm sốt và giám sát rủi ro nhằm đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu kiểm sốt / phịng ngừa rủi ro lãi suất, tối đa hóa thu nhập rịng từ lãi cũng như giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu trong các hoạt động kinh doanh của NHCT.
Thứ hai, đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng mơ hình định giá lại để
điều chỉnh khe hở nhạy cảm với lãi suất phù hợp với từng thời kỳ.
Thứ ba, thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường và tính chênh
lệch lãi suất bình qn cho vay và huy động vốn trong từng thời kỳ, để xác định lãi suất cho vay và huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8
TPHCM phù hợp với biến động lãi suất thị trường, tùy từng trường hợp mà áp dụng lãi suất cho vay cố định, thả nổi hay điều chỉnh theo từng định kỳ.
Thứ tư, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chủ động điều chỉnh lãi
suất kịp thời trong biến động của thị trường trong việc thực hiện lãi suất cho vay.
Thứ năm, cân đối khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng
nguồn vốn đó để cho vay tương đối phù hợp, giúp ngân hàng ổn định lợi nhuận qua các năm.
Thứ sáu, sử dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP trong việc
điều chuyển vốn nội bộ để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong ngắn hạn
2.7.2. Hạn chế
Việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN8 TPHCM còn một số hạn chế cần khắc phục:
Thứ nhất, Mặc dù NHCT VN đã có những quy định về quản trị rủi ro lãi suất,
nhưng chi nhánh chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi lãi suất từ khâu phân tích, dự báo xu hướng, giám sát và điều tiết rủi ro lãi suất một cách thường xuyên. Do mới nhận thức được rủi ro lãi suất nhưng chỉ dừng lại ở việc xác định khuynh hướng rủi ro chưa ứng dụng các mơ hình lượng hóa rủi ro để phân tích định lượng trên cơ sở biến động lãi suất.
Thứ hai, quản trị rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà
thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay, chủ yếu tập trung cho quản trị tín dụng và thanh khoản, chưa chú ý đến quản trị lãi suất, sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất và ảnh hưởng của nó đến Tài sản Nợ và Tài sản Có như thế nào.
Thứ ba, việc tính tốn lãi suất huy động và cho vay ở mức nào là hợp lý vẫn
là bài tốn khó, chủ yếu dựa trên giá mua bán FTP (lãi suất điều hòa vốn nội bộ là lãi suất mua bán vốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và yếu tố kinh nghiệm hơn là phương pháp cơng cụ tính tốn hiện đại, q chú ý đến yếu tố cạnh tranh mà không dựa vào chiến lược tổng thể.
Thứ tư, hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh cịn đơn điệu, thiếu tính linh
hoạt, chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất, hiện tại chi nhánh chỉ phân chia mức lãi suất chủ yếu chỉ dựa vào thời hạn vay và gửi tiền, từ đó các nhà quản trị Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đưa ra các thang lãi suất đã được quy định sẵn, khách hàng chỉ việc chấp nhận mức lãi suất đó nếu muốn gửi hoặc vay tiền. Trong khi đó, ở các ngân hàng nước ngồi, mỗi nhân viên ngân hàng đều được thỏa thuận với khách hàng trong khuôn khổ những tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng đã được ngân hàng đưa ra.
Thứ năm, hệ thống thơng tin chưa hỗ trợ tốt, chưa có chương trình cập nhật
cơ sở dữ liệu thị trường và động thái của khách hàng gửi tiền, vay tiền khi có sự thay đổi lãi suất để làm dữ liệu cho việc phân tích, dự báo trong tương lai. Ngồi ra, chưa đánh giá phù hợp thời gian đáo hạn Tài sản Nợ đới với tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
Thứ sáu, thị trường tài chính tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt
Nam chưa phát triển mạnh như những ngân hàng lớn, các công cụ tài chính chưa được triển khai nhiều về chủng loại và cịn ít về số lượng giao dịch.
Thứ bảy, hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chỉ sử dụng
một mơ hình định giá lại để đo lường rủi ro lãi suất nên giá trị của tài sản được xác định được dựa trên giá trị sổ sách, chưa dựa trên giá trị thị trường nên chỉ mới phản ánh một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thơi. Ngồi ra, về kỳ định giá tích lũy việc phân nhóm tài sản theo một khung thời hạn nhất định nên sai lệch thông tin về cơ cấu Tài sản Nợ và Tài sản Có trong cùng một nhóm.