Hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 79 - 80)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ

3.2.1. Hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị rủi ro hiệu quả bắt đầu từ Ban Giám Đốc cấp cao nhất của ngân hàng. Vì vậy, để mơ hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất có hiệu quả cần phải:

Thứ nhất, Ban Giám Đốc phải đảm bảo mơ hình quản trị rủi ro lãi suất phù

hợp với đơn vị kinh doanh, đảm bảo nguồn lực của chi nhánh luôn sẵn sàng phục vụ cho việc đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất, phải thường xuyên xem xét các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất. Ngoài ra, cần xác định rõ những cá nhân chịu trách nhiệm quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ hai, để thực hiện tốt hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, bộ phận quản trị

rủi ro cần phải: Một là, xác định những rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong các sản phẩm và phải đảm bảo các sản phẩm hoạt động theo đúng quy trình. Hai là, thường xuyên

báo cáo tình hình đo lường rủi ro lãi suất và so sánh mức rủi ro hiện thời với hạn mức đề ra, so sánh các dự đoán rủi ro lãi suất với kết quả thực tế để nhận dạng được các điểm yếu trong phương pháp phân tích. Ba là, phải xây dựng một hạn mức để duy trì rủi ro lãi suất và được Ban Giám Đốc xem xét phù hợp với từng giai đoạn, có thể đặt ra hạn mức cho từng danh mục đầu tư, từng bộ phận kinh doanh phù hợp với các hạng mục ngân hàng đang nắm giữ và rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt. Hạn mức phải tương thích với phương pháp đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng, phải phản ánh được tác động dự đoán của biến động lãi suất lên lợi nhuận và

giá trị kinh tế của ngân hàng. Bốn là, phải thiết lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, quý về chênh lệch giữa Tài sản Nợ và Tài sản Có theo các kỳ hạn: dưới 1 tháng, 1 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng, 6 đến dưới 12 tháng, trên 12 tháng đến dưới 60 tháng và trên 60 tháng, đặt chúng trong mối quan hệ nhạy cảm với lãi suất thơng qua việc áp dụng các mơ hình đo lường rủi ro lãi suất.

Thứ ba, các chuyên viên phụ trách bộ phận quản trị rủi ro nên phân tích khối

lượng đáng kể các khoản cho vay với lãi suất cố định trung dài hạn, đánh giá sự tăng hoặc giảm giá các khoản cho vay có thể ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Nếu ngân hàng có khối lượng đáng kể các sản phẩm cho vay cầm cố với lãi suất điều chỉnh, nhà quản trị cần đánh giá ảnh hưởng của lãi suất tăng hay giảm sẽ tác động đến tình hình hoạt động của ngân hàng như thế nào. Ngoài ra, nếu trong trường hợp ngân hàng phải đối mặt với tình hình rủi ro lãi suất đáng kể trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, thì ngân hàng phải phân bổ một lượng vốn đáng kể để hỗ trợ cho rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 79 - 80)