Quản trị rủi ro theo cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 30 - 34)

Cơ chế quản lý vốn tập trung hay điều hòa vốn nội bộ tập trung là cơ chế quản lý vốn từ khối Nguồn vốn đặt tại Trụ Sở Chính. Các Chi nhánh, Sở giao dịch trở thành các đơn vị kinh doanh thực hiện mua bán vốn với Trụ Sở Chính thơng qua phịng Nguồn Vốn. Trụ Sở Chính sẽ mua tồn bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/ chi phí của từng Chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Trụ Sở Chính, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Trụ Sở Chính.

Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/ bán” vốn.

Công tác điều hành vốn nội bộ được chuyền từ cơ chế “vay / gửi” sang cơ chế “mua / bán” vốn. Cùng với việc chuyển đổi này thì tồn bộ rủi ro về vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về Trụ Sở Chính. Lãi suất hay giá của hoạt

Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) = Thu nhập lãi − Chi phí lãi Tổng Tài sản Có sinh lời 100

động “mua / bán” vốn trong từng thời điểm do Trụ Sở Chính xác định và thông báo tới các Chi nhánh.

Thứ hai, quản lý vốn tập trung và thống nhất tại Trụ Sở Chính. Xây dựng cả

hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập – chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ ba, giá chuyển vốn. Đây là công cụ quan trọng trong cơng tác điều hành

vốn tại Trụ Sở Chính và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi Chi nhánh. Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn nội bộ.

Thứ tư, chuyển rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về Trụ Sở Chính. Quản lý

rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng Giám Đốc bằng văn bản cụ thể. Chi nhánh trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

HUY ĐỘNG VỐN SỬ DỤNG VỐN KHỐI NGUỒN VỐN SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN Bán vốn Bán vốn Bán vốn Mua vốn Mua vốn Mua vốn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng TMCP là điều không thể tránh khỏi, gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, ảnh hưởng đến khách hàng, làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Do đó các ngân hàng cần đề cao công tác quản trị rủi ro, chú trọng từ khâu nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, từ đó vận dụng linh hoạt các cơng cụ để kiểm sốt phịng ngừa và tài trợ rủi ro để bảo vệ ngân hàng, bảo vệ khách hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CN8 TP. HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 TP HCM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)