STT
C (mg/l) A
Chú thích:
C: Nồng độ dung dịch xanh methylen, đơn vị mg/l A: Mật độ hấp phụ quang tại bước sóng 650 nm
Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn xác định nồng độ dung dịch xanh methylen
Sử dụng phương trình đường chuẩn để tính ra hàm lượng xanh methylen cịn lại sau hấp phụ.
3.5.3. Một số phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc vật liệu
3.5.3.1. Phương phap tan xạ năng lương tia X (Energy Dispersive analysis of X-rays - EDX).
- Mục đích: Dùng để xác định thành phần các nguyên tố trong mẫu vật liệu.
Phổ tán xạ năng lượng tia X , hay phổ tán xạ năng lượng là kỹ thuật phân tích
thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn
do tương tác với các bức xạ.
- Thực nghiệm: Loại máy sử dụng cho nghiên cứu này là máy Oxfort Ixix
300 (Anh) tại Bộ môn Vật lý chất rắn, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3.5.3.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscope - SEM)
- Mục đích: Phương pháp SEM cho phép xác định được kích thước trung
bình và hình dạng tinh thể của các zeolit và các vật liệu có cấu trúc tinh thể khác. Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu. Ảnh đó khi đến màn ảnh quang có thể đạt độ phóng đại yêu cầu. Chùm tia điện
tử được tạo ra từ catot qua hai tụ quay sẽ được hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm tia điện tử đập vào bề mặt của mẫu sẽ phát ra các điện tử phát xạ thứ cấp. Mỗi điện tử phát xạ này qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi thành một tín hiệu ánh sáng. Chúng được khuếch đại, đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Độ sáng, tối trên màn ảnh phụ thuộc vào số điện tử thứ cấp phát ra từ mẫu nghiên cứu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt mẫu nghiên cứu.
- Thực nghiệm: Mẫu được chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử quét (SEM)
trên máy SEM-JEOL-JSM 5410LV (Nhật) tại Bộ môn Vật lý chất rắn, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3.5.3.3. Phương pháp phổ nhiễu xạ Rơnghen (X-ray diffraction - XRD)
- Mục đích: Nhận diện nhanh và chính xác các pha tinh thể, đồng thời có
thể sử dụng để định lượng pha tinh thể và kích thước VL với độ tin cậy cao.
- Nguyên lý hoạt động: Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng lưới tinh thể
được cấu tạo từ những nguyên tử/ion phân bố đều đặn trong không gian theo quy luật xác định. Khoảng cách giữa các nguyên tử hay ion xấp xỉ vài Å, xấp xỉ bước sóng tia X. Do đó khi chùm tia X tới đập vào bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong nó thì mạng tinh thể đóng vai trị như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Chùm tia X đơn sắc hợp với mặt đơn tinh thể vật liệu một góc θ.
Trường hợp này mặt đơn tinh thể của vật liệu trùng với một mặt mạng tinh thể có khoảng cách giữa các mặt là d. Hiện tượng chùm tia sáng song song, tán xạ từ các nút mạng khi chồng chập tạo ra vân giao thoa có biên độ tăng cường là hiện tượng nhiễu xạ.
Theo điều kiện giao thoa để các sóng phản xạ trên 2 mặt phẳng cùng pha thì hiệu quang trình ∆ phải bằng số nguyên lần độ dài sóng:
∆ =2d.sinθ = nλ
Trong đó: d là khoảng cách giữa hai mặt liền kề.
θlà góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ. ∆ là hiệu quang trình của hai tia phản xạ.
- Thực nghiệm: Sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (Powder X-ray diffraction)
bằng máy VNU-SIMEN-5005 (Đức) tại Bộ môn Vật lý chất rắn, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3.5.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
+ Vị trí lấy mẫu
Bảng 3.2. Vị trí lẫy mẫu nước thải tại làng nghề xã Dương LiễuStt Tên Mẫu Vị trí lấy mẫu