Kết quả thu được sau chế tạo cho thấy VL 1A – trấu thơ, có màu vàng nhạt, dạng hạt mảnh, dai, bền chắc; khi chụp ảnh SEM cho cấu trúc bề mặt tương đối bằng phẳng, nhẵn và khá đồng nhất, chưa phân rõ thành phần cấp hạt, tổng diện tích bề mặt khá nhỏ. Tương tự như vậy, VL 1B – bã mía thơ, có màu sữa, dai, bền. Khi chụp ảnh SEM cũng có bề mặt bằng phẳng, chưa phân rõ cấu trúc cấp hạt, tổng diện tích bề mặt nhỏ. Kết quả chụp SEM của 2 VL thơ hồn tồn phù hợp với lý thuyết về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ thiên nhiên. Bã mía và vỏ trấu thơ đều tồn tại dưới dạng các liên kết cao phân tử trong các hợp chất của Xenlulozo, Lignin, Hemixenluloz ...
Đối với VL 2A – trấu biến tính bằng nhiệt, sản phẩm tạo thành ở dạng tro, màu xám đen, giòn, xốp, dễ vỡ vụn. Ảnh SEM cho thấy, cấu trúc bề mặt vật liệu có sự biến đổi rất rõ ràng so với vật liệu ban đầu (VL 1A), kích thước
hạt trung bình từ 70 – 72 nm. Tương tự, VL 3A – trấu biến tính bằng axit, sản phẩm theo cảm quan có màu đen, giịn xốp, cấu trúc bề mặt của VL cũng thay đổi rất nhiều so với VL ban đầu. Kích thước hạt lớn hơn gấp 2 lần so với kích thước hạt của VL 2A, dao động từ 150 – 152nm.
VL 2B – bã mía biến tính bằng nhiệt, sản phẩm tro có màu xám trắng, dạng bột, rất mịn. Khi chụp ảnh SEM cho kết quả kích thước hạt từ 126 – 130 nm. VL 3B cũng được chế tạo từ bã mía nhưng sử dụng phương pháp biến tính axit cho kết quả tương tự như VL 3A, kích thước trung bình từ 210 – 212 nm.
VL 4 – than hoạt tính, dùng để so sánh với các VL biến tính có màu đen tuyền, mịn, nhỏ. Tuy nhiên kết quả SEM lại cho thấy kích thước hạt khá lớn, khoảng 1 – 2 µm.
Như vậy, kết quả SEM thể hiện sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc bề mặt giữa VL thơ và VL biến tính. Trong đó, VL 2A có kích thước hạt trung bình nhỏ nhất.
4.1.4. Giản đồ nhiễu xạ XRD của các vật liệu
Phương pháp nhiễu xạ XRD cho phép xác định cấu trúc tinh thể của các vật liệu.
VL 1A VL 1B
VL 3A VL 3B