Tổng quan về TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại CP khu vực TPHCM (Trang 34)

2.1. Phân tích tình hình huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng

2.1.1.1. Tổng quan về TP.Hồ Chí Minh

TP.Hồ Chí Minh là một trong số trung tâm kinh tế của cả nước, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao. Trong giai đoạn 2008 – nay, tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả kéo theo của khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, những năm gần đây kinh tế thành phố đã có chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2013, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước tăng 9.3% so năm trước; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 5.2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 6.35% (năm 2012 đạt 5.1%); lượng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 8.6%; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 227 ngàn tỷ đồng, đạt 91.4% so kế họach đề ra, tăng 4.7%. Thu nhập bình quân đầu người của TP.Hồ Chí Minh năm 2013 đạt 4.513 đô la Mỹ/người tăng cao so với 3.700 đô la Mỹ/người của năm 2012. Bên cạnh đó, theo thống kê của niên giám Thành phố, dân số TPHCM năm 2013 đạt 7.750.900 người, cùng với số lượng khách vãng lai hơn 2.5 triệu người, nâng số cư dân trên địa bàn TPHCM năm 2013 hơn 10 triệu người. Với số dân đơng đúc như thế thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tại TPHCM ngày một tăng cao. Do đó, trong một môi trường kinh tế phát triển năng động, cùng với thu nhập bình quân đầu người cao, nên TP.Hồ Chí Minh sẽ là mơi trường đầy tiềm năng để các tổ chức tài chính có thể phát triển dịch vụ nhận tiền gửi của mình.

TP.Hồ Chí Minh là nơi tập trung hầu hết các loại hình ngân hàng cùng nhau hoạt động trên địa bàn, từ NHTMCP, NHTM nhà nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh…tất cả tạo nên bức tranh đa dạng cho thị trường tài chính ngân hàng TPHCM. Bên cạnh đó có các loại hình khác như: cơng ty bao hiểm... Với các hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng nói chung và loại hình NHTMCP nói riêng ln ra sức cạnh tranh nhau trong việc thu hút nguồn vốn, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần. Nhiều dịch vụ nhận tiền gửi đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thêm vào đó, văn hóa kinh doanh ngày càng được các ngân hàng chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng. Những chính sách trên đã góp phần giúp các NHTMCP gia tăng nguồn vốn huy động trong dân cư khi lãi suất huy động vẫn liên tục giảm. Ngoài ra, các NHTMCP đã sử dụng những lợi thế vốn có để cạnh tranh với các loại hình ngân hàng khác và tổ chức tài chính khác trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình.

Về mạng lưới: các NHTMCP có một mạng lưới rộng khắp thơng qua các chi nhánh và phòng giao dịch. Các ngân hàng nước ngồi có hạn chế về mạng lưới hoạt động, nên khả năng tiếp cận khách hàng khó hơn và các NHTM nhà nước hiện nay có phạm vi hoạt động rộng hơn trước đây nhưng mức độ linh hoạt kém hơn, nên hiệu quả cạnh tranh không bằng các NHTMCP.

Về mối quan hệ khách hàng truyền thống: các NHTMCP là ngân hàng trong nước đã thiết lập được mối quan hệ với hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm. Sự hiểu biết về khách hàng bản địa cũng là một lợi thế lớn giúp các ngân hàng có thể phát triển tốt mạng lưới giao dịch.

Tuy nhiên, các NHTMCP trên địa bàn TPHCM lại gặp một số bất lợi so với loại hình ngân hàng khác và tổ chức tài chính khác trong việc thu hút người gửi tiền ở các điểm sau:

Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTMCP vẫn cịn non kém hơn so với NHTM Nhà nước, ngân hàng trong khu vực và quốc tế. Vốn điều lệ tuy đã tăng mạnh so với trước đây nhưng vẫn còn bé so với khu vực và thế giới.

Công nghệ: Công nghệ hiện đại là yếu tố cần thiết cho việc mở rộng phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như công tác bảo mật thông tin ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã quan tâm và đầu tư nhiều vào công nghệ, tuy nhiên chúng vẫn còn hạn chế và hoạt động chưa thật sự hiệu quả so với các ngân hàng nước ngồi. Đây chính là một trong những điểm thu hút khách hàng tiền gửi của họ.

Tâm lý hướng ngoại của khách hàng cá nhân: trong cuộc khảo sát của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện năm 2010, thì có 50% doanh nghiệp và 62% dân chúng được hỏi cho rằng họ sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Lý do là các ngân hàng này có tính chun nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn.

2.1.1.3. Tình hình huy động vốn tiền gửi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khu vực TP.Hồ Chí Minh

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với ngân hàng trong nước mà cả đối với chi nhánh các ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những vấn đề nội tại đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể: tăng trưởng kinh tế thụt lùi, Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế tồn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7.8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8.5%. Giai đoạn từ khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, tăng

GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5.03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Năm 2013 tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 5.2 – 5.3%. Lạm phát tăng cao, năm 2008 lạm phát tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010, 2011. Do vậy tình huy động vốn của các ngân hàng khu vực TP.Hồ Chí Minh cũng gặp khó khăn.

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khu vực TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 30/6/2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/6/2014

Tổng vốn huy động 893,490 937,900 1,127.900 1,172,500

Chia theo loại ngân hàng

NHTM Nhà nước 263,701 305,875 348,570 - NHTMCP 512,952 531,749.4 636,135.6 658,945 Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi 116,837 100,275.6 143,194.4 -

Chia theo đối tƣợng gửi tiền

Tiền gửi dân cư 357,332 474,577.4 620,345 - Tiền gửi của tổ chức kinh tế 501,245 485,533 491,573 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài 16,913 14,753 15,982 -

Chia theo loại tiền

Bằng đồng Việt Nam 684,383 779,120 947,436 998,970 Bằng ngoại tệ 209,107 194,780 180,464 173,530

Hình thức huy động

Tiền gửi tiết kiệm 374,972 465,524.2 618,089.2 642,530 Các loại hình khác 518,518 508,375.8 509,810.8 529,970

Nguồn: Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh

Sau khủng hoảng kinh tế, đến giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng địa bàn TP.Hồ Chí Minh nhìn chung tăng lần lượt qua các năm 2012, 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng thấp hơn gian đoạn trước đây, trong đó, năm 2011, tổng số vốn huy động được giảm mạnh so với năm 2010. Ngoài ra trong giai đoạn này, thị trường huy động vốn chứng khiến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, và buộc ngân hàng Nhà nước liên tục can thiệp bằng trần lãi suất huy động,

thậm chí xử phạt ngân hàng vi phạm trong cạnh tranh lãi suất, do vậy, tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi tại các NHTMCP giảm đáng kể.

2.1.2. Phân tích tình hình huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khu vực TP.Hồ Chí Minh ngân hàng thƣơng mại cổ phần khu vực TP.Hồ Chí Minh

Năm 2011, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng đạt 893,490 tỷ đồng, giảm

đáng kể so với năm 2010. Số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM khu vực TP.Hồ Chí Minh giảm so với năm 2010. Trên thực tế, đầu năm 2011, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng vẫn tiếp tục diễn ra, lãi suất huy động phổ biến dao động từ 14% - 16%/năm. Ngồi ra các ngân hàng cịn tung ra thị trường nhiều sản phẩm hấp dẫn như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD… Cũng trong năm 2011, ngày 03/3/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN qui định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Động thái siết chặt lãi suất huy động của NHNN bằng cách đưa ra trần lãi suất huy động đã làm thay đổi lớn trong tổng huy động tiền gửi năm 2011. Cụ thể: nguồn vốn huy động của các NHTM Nhà nước vẫn tiếp tục tăng 16,67% so với 2010, vốn huy động của các NHTMCP giảm 21.75%, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi giảm 12,4%.

Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động chính thức bị áp trần thì mặt bằng lãi suất gần như bằng nhau giữa các ngân hàng, khiến cho một lượng tiền gửi sẽ dịch chuyển từ NHTMCP nhỏ sang các NHTMCP lớn và NHTMCP nhà nước, khiến cho những ngân hàng TMCP nào lúc trước hưởng ứng nhiệt tình cuộc chạy đua lãi suất thì bây giờ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Năm 2012: Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt 973.9 ngàn tỷ đồng. Vốn

huy động của các NHTMCP chiếm 54.6% tổng vốn huy động, tăng 3.66% so với năm 2011. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong đối tượng gửi tiền và loại tiền gửi, trong khi huy động từ tầng lớp dân cư tăng 32.81%, thì huy động từ các tổ chức kinh tế có phần giảm nhẹ, bên cạnh đó huy động vốn bằng VND tăng 13,84%, còn ngoại tệ lại giảm 6,85%. Lý giải điều này, sở dĩ tiết kiệm tiền đồng tăng mạnh là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ

lúc bấy giờ ở mức 1,25%/năm đến 2%/năm, chênh lệch quá lớn so với lãi suất tiết kiệm tiền đồng ở mức 7%/năm, cùng với tỷ giá ổn định và kênh tiền gửi tại ngân hàng an tồn, hiệu quả nên kích thích người dân bán USD mà mình có được để gửi tiền đồng tại ngân hàng.

Ngồi ra, tình hình kinh tế trong nước đã bước đầu khởi sắc. Tuy nhiên, một số khách hàng cá nhân đang sở hữu lượng tiền nhàn rỗi cho rằng, thị trường vẫn chưa ổn định, đầu tư vẫn còn mang nhiều tính rủi ro, lãi suất ngân hàng vẫn có thể tiếp tục giảm nhưng độ an toàn và hấp dẫn vẫn cao hơn những kênh đầu tư khác, do đó, các khách hàng cá nhân này vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời, việc vượt trần lãi suất huy động tiền gửi vần tồn tại ở các ngân hàng, nhất là đối với loại tiền gửi ngắn hạn (từ 1 đến 3 tháng), và xuất hiện nhiều ở các ngân hàng với quy mô nhỏ (lãi suất thõa thuận có thể lên đến 12%/năm).

Tuy nhiên với quy định của NHNN đưa ra, các NHTM đã điều chỉnh chỉnh lãi suất huy động về mức trần lãi suất theo quy định. Bên cạnh đó, các ngân hàng tiếp tục tung ra hàng loạt sản phẩm mới, sáng tạo thu hút khách hàng, chẳng hạn như: “Tiết kiệm rút gốc từng lần” của Vietcombank, cho phép rút từng phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc cịn lại; sản phẩm “Tiết kiệm Tích lũy – Phát lộc Bảo tín” của Vietinbank, lãi suất hấp dẫn và được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm nhân thọ…. Ngồi ra, ngân hàng cịn thu hút khách hàng bằng các chương trình rút thăm trúng thưởng, chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi gửi tiền tiết kiệm. Những hành động này của các ngân hàng đã thu về lượng lớn vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân từ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thay vì chú trọng sử dụng chiến lượt cạnh tranh lãi suất mà nhóm khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân gửi tiền ngắn hạn với kỳ hạn 1 tháng hay 3 tháng như trước đây, sau khi hạ lãi suất huy động, các ngân hàng cũng chủ động tư vấn cho khách hàng nên gửi ở kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao. Do vậy, tính đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động tăng gần 5% so với năm 2011, và tại các ngân hàng lượng khách hàng gửi tiền dài hạn tăng, chẳng hạn như: “Nhân viên giao dịch tại một số chi nhánh của

ACB cho biết do lãi suất huy động giảm, các giao dịch gần đây của khách hàng gửi kỳ hạn 1 năm trở lên khá nhiều, thay vì 1 tháng và 3 tháng như trước.” (Trích – báo Sài gịn đầu tư). Đồng thời các ngân hàng chú trọng hơn nữa cơng tác chăm sóc khách hàng. Hàng loạt các biện pháp khác nhau được các ngân hàng đưa ra đã thu hút về lượng lớn vốn huy động.

Năm 2013, chứng kiến việc tăng mạnh trong tổng vốn huy động của hệ thống ngân

hàng TP.Hồ Chí Minh so với năm 2011 và 2012. Theo công bố của Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12 đạt 1,127.9 ngàn tỷ đồng. Vốn huy động của các NHTMCP chiếm 56.4% tổng vốn huy động. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16,0%. Vốn huy động VNĐ chiếm 84.0% tổng vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 54.8% tổng vốn huy động.

Trong năm này, các ngân hàng mặc dù không chú trọng tăng lãi suất, nhưng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm lượng tiền gửi mới trong thời điểm hiện nay, nhất là đối với khách hàng cá nhân, nhiều ngân hàng tiếp tục nhấn mạnh sản phẩm, các ngân hàng đua nhau tung ra các chương trình rút thăm quay thưởng với giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Chẳng hạn như, ACB đưa ra chương trình quay số dự thưởng với số tiền gửi nhỏ (5 triệu) cũng có cơ hội trúng những giải thưởng lớn, trong đó giải đặc biệt trị giá tới 200 triệu đồng; Eximbank cũng có chương trình dự thưởng dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền với tổng giá trị lên đến 5.3 tỷ đồng và gần 107.000 giải thưởng quay số ngay tại chỗ. Tương tự, khách hàng gửi tiền tại Trustbank chỉ cần 10 triệu đồng trở lên cũng đã được nhận phiếu bốc thăm may mắn có cơ hội trúng thưởng lên tới tiền tỷ. Eximbank cũng tham gia cuộc đua thu hút người gửi tiền bằng 103 giải thưởng may mắn, giải cao nhất mà khách hàng có thể trúng thưởng là kim cương. Nhiều ngân hàng khác như Sacombank, Techcombank, Vietcombank cũng rầm rộ cơng bố những chương trình quay thưởng tương tự để thu hút khách gửi tiền.

Có thể nói trong bối cảnh lãi suất giữa các ngân hàng không chênh lệch bao nhiêu và đã nằm trong tính tốn chi phí đầu vào của nhà băng, thì việc đưa ra các chương trình khuyến mại hoặc những ưu đãi kèm theo là một trong những cách thức để ngân hàng "lấy

thiện cảm" với khách, thu hút khách hàng, cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm tăng vốn huy động. Thêm vào đó, với diễn biến ngày càng củng cố vững chắc các yếu tố kinh tế vĩ mô, vị thế của đồng tiền được nâng cao, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng huy động vốn dài hạn.

Một cách thức khác mà các NHTMCP sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013 nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại CP khu vực TPHCM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)