+ Hệ máy sấy nghiền bi liên hợp: là máy sấy nghiền bi nhưng có thêm một số ngăn sấy bố trí ở đầu vào nghiền. Tác nhân sấy thường là khí thải từ tháp trao đổi nhiệt của lị nung hoặc dàn làm lạnh clinker. Khi vật liệu nghiền có độ ẩm càng lớn thì lượng khí nóng để sấy càng lớn và lượng khí này đủ để đưa vật liệu nghiền ra ngồi. Do đó, khi nghiền vật liệu có độ ẩm lớn (> 4%), máy nghiền bi tháo liệu bằng khí thường được sử dụng.
Khi sử dụng máy nghiền bi để kết hợp sấy nghiền, thì q trình sấy khơ diễn ra trong ngăn sấy được gắn trực tiếp với máy nghiền hoặc có thể một phần trong thiết bị phân ly, còn việc nghiền mịn thì xảy ra trong các ngăn nghiền diễn ra thuận lợi, khơng có hiện tượng vật liệu bám dính trên bi và lớp lót. Độ ẩm thích hợp của vật liệu đưa vào ngăn nghiền thường là 1 − 15%, còn khi ra khỏi máy nghiền là 0.5 − 0.8%.
2.4.2. Nguyên lý hoạt động của máy nghiền đứng
- Trong máy nghiền con lăn đứng vật liệu được nghiền giữa bàn nghiền và con lăn dưới tác dụng của lực ép và lực ma sát. Bàn nghiền chuyển động quay trịn quay trục thẳng đứng thơng qua hộp giảm tốc và động cơ. Tùy theo thiết kế có thể có 2 đến 4 con lăn quay quanh các trục cố định. Các con lăn chuyển động quay được là nhờ lực ma sát với lớp liệu trên bàn nghiền. Lực nghiền được tạo ra bởi
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. HUỲNH THỊ HẠNH
46
SVTH: VŨ QUỐC THỐNG – 1713363 NGUYỄN THÀNH LUÂN − 1812998
các con lăn ép lên lớp liệu trên bàn nghiền thơng qua hệ thống lị xo hoặc xi lanh thủy lực. Áp lực của các con lăn thường dao động trong khoảng vài trăm bar và có thể tự động điều chỉnh tùy theo tính chất của vật liệu nghiền.