CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích kết quả
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC Q tải trong cơng
việc Căng thẳng từ các chỉ tiêu công nợ Căng thẳng từ phía khách hàng Căng thẳng trong mối quan hệ
4.3.1 Trung bình và độ lệch chuẩn của các nhóm nhân tố
Bảng 4.6: Trung bình và độ lệch chuẩn của các nhóm nhân tố
Thống kê mơ tả
Nhân tố Mẫu Minimum Maximum Trung bình Độ lệch chuẩn
Căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 232 1.00 7.00 3.94 1.15 Quá tải 232 1.00 7.00 4.36 1.14 Căng thẳng từ ác chỉ tiêu công nợ 232 1.00 7.00 4.63 1.41 Căng thẳng từ phía khách hàng 232 1.00 7.00 4.35 0.97
Kết quả cơng việc (tài
chính) 232 1.00 7.00 4.22 1.02
Kết quả công việc (năng
lực) 232 1.00 7.00 5.24 0.94
Từ bảng kết quả, có thể thấy, các chỉ tiêu về công nợ là yếu tố gây căng thẳng cao nhất trong số 4 yếu tố với trung bình 4.63. Tiếp theo đó là yếu tố quá tải trong công việc và căng thẳng từ phía khách hàng với trung bình tương ứng là 4.36 và 4.35. Trong đó, yếu tố căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên có trung bình 3.94. Điều này cho thấy, mối quan hệ căng thẳng trong công việc ở mức không đáng lo ngại.
Kết quả công việc được đo lường dựa vào việc tự đánh giá các kết quả về mặt tài chính như doanh số, lợi nhuận, cơng nợ (trung bình 4.22) và kết quả cơng việc được đo lường dựa vào việc tự đánh giá năng lực của nhân viên kinh doanh (trung bình 5.24) cho ra kết quả khác nhau và sự khác biệt này là đáng kể. Sự khác biệt này là dễ hiểu trong thực tế. Thơng thường, cá nhân có xu hướng đánh giá khả năng của mình cao hơn những gì thực tế đạt được. Năng lực là khá ổn định trong khi các chỉ tiêu tài chính có thể thay đổi do tác động của môi trường bên trong lẫn bên ngồi.
4.3.2 Trung bình và độ lệch chuẩn của các biến
Trong phần này, chỉ những biến đạt yêu cầu về phân tích nhân tố và Cronbach Alpha được đưa vào để chạy thống kê mô tả. Thang đo Likert 7 mức độ được dùng để đo lường mức độ căng thẳng của các biến quan sát. Giá trị trung bình của những biến quan sát thể hiện mức độ căng thẳng theo ngun tắc như sau:
• Giá trị trung bình nhỏ hơn 3: mức độ căng thẳng rât thấp • Giá trị trung bình từ 3 đến 4: mức độ căng thẳng thấp • Giá trị trung bình từ 4 đến 5: mức độ căng thẳng vừa phải • Giá trị trung bình từ 5 đến 6: mức độ căng thẳng cao • Giá trị trung bình lớn hơn 6: mức độ căng thẳng rất cao Bảng 4.7: Bảng trung bình và độ lệch chuẩn của các biến
Thống kê mô tả Biến
quan sát Minimum Maximum
Trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ WL1 1 7 4.45 1.426 Vừa phải WL2 1 7 4.22 1.384 Vừa phải WL3 1 7 4.31 1.515 Vừa phải WL4 1 7 4.44 1.461 Vừa phải CR1 1 7 3.94 1.579 Thấp CR2 1 7 4.01 1.593 Vừa phải CR3 1 7 4.33 1.578 Vừa phải CR4 1 7 3.69 1.520 Thấp CR5 1 7 3.61 1.440 Thấp RC2 1 7 4.05 1.517 Vừa phải FN4 1 7 4.74 1.510 Vừa phải FN5 1 7 4.52 1.492 Vừa phải FC1 1 7 4.01 1.443 Vừa phải FC2 1 7 4.78 1.358 Vừa phải FC3 1 7 4.14 1.548 Vừa phải FC4 1 7 3.99 1.490 Thấp FC5 1 7 4.85 1.435 Vừa phải
Từ bảng thống kê trung bình và độ lệch chuẩn của các biến ta thấy các biến có trung bình nằm trong khoảng [3.61; 4.85], trong đó đa số các biến là có tác động vừa phải, cao nhất là biến FC5- Phải làm việc với những khách hàng có tính khí thất thường- với trung bình 4.85. Tiếp theo sau là các biến FC2- Phải tiếp nhận nhiều than phiền của khách hàng về giá cả; FN4- Gặp khó khăn trong việc thu hồi cơng nợ đúng hạn- với trung bình tương ứng là 4.78 và 4.74. Có 4 biến ở mức độ thấp đó là FC4- Khách hàng than phiền về chất lượng dịch vụ sau bán, bảo hành- có giá trị trung bình là 3.99 và 3 biến ở nhóm căng thẳng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên bao gồm CR1- Gặp khó khăn trong việc trao đổi với cấp trên về các vấn đề trong công việc, CR4- Không thấy sự đồng cảm, hỗ trợ của đồng nghiệp trong cơng việc và CR5- Gặp khó khăn trong việc trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đề trong công việc với giá trị trung bình tương ứng là 3.94, 3.69 và 3.61.
4.3.3 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
Phân tích tương quan được thực hiện giữa tất cả các biến trong mơ hình. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự tương quan, mối liên hệ giữa các thành phần gây căng thẳng và kết quả công việc.
Bảng 4.8: Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Căng thẳng trong mối quan hệ Quá tải Các chỉ tiêu cơng nợ Từ phía khách hàng Kết quả cơng việc (tài chính) Kết quả cơng việc (năng lực) Căng thẳng trong mối quan hệ 1 .435** .364** .408** -.040 -.017 Quá tải 1 .344** .330** .038 .116 Căng thẳng từ các chỉ tiêu công nợ 1 .236** -.141* .063 Từ phía khách hàng 1 -.063 .060
Kết quả cơng việc (tài chính)
1 .377*
Kết quả công việc (năng lực)
**. Tương quan ở mức ý nghĩa 99% (2-tailed). *. Tương quan ở mức ý nghĩa 95% (2-tailed).
Tương quan giữa các thành phần gây căng thẳng và kết quả công việc (đo bằng các chỉ tiêu tài chính).
Các yếu tố gây căng thẳng có mối quan hệ tương quan mạnh với nhau và có ý nghĩa thống kê (sig <0.01). Các chỉ tiêu công nợ có mối quan hệ âm có ý nghĩa thống kê lên kết quả cơng việc (sig <0.05) (Xem hình 4.2). Cịn những yếu tố cịn lại thuộc nhóm các yếu tố gây căng thẳng trong cơng việc khơng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chỉ có giả thuyết H3 là được chấp nhận: Căng thẳng từ các chỉ tiêu cơng nợ của cơng ty có mối liên hệ với kết quả thực hiện công việc và đây là mối liên hệ âm. Các giả thuyết H1, H2, H4 bị bác bỏ. Có thể nhận thấy, mức độ căng thẳng của mẫu khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ở mức trung bình. Chính vì vậy mối liên hệ giữa căng thẳng trong công việc và kết quả cơng việc đưa được định hình rõ ràng.
Tương quan giữa các thành phần gây căng thẳng và kết quả công việc (đo thông qua năng lực).
Ta thấy, các yếu tố căng thẳng trong cơng việc khơng có tương quan có ý nghĩa thống kê với kết quả cơng việc (đo lường thông qua khả năng, năng lực của nhân viên kinh doanh). Điều này cho thấy năng lực của nhân viên là khá ổn định, và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây căng thẳng và các yếu tố bên ngồi.
Hình 4.2: Kết quả mơ hình nghiên cứu
(-0.141) Các chỉ tiêu cơng
nợ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CƠNG VIỆC