Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh tại TPHCM , (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu được dùng trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo hướng thuận tiện. Nhà nghiên cứu chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu. Đồng thời, mẫu thuận tiện khơng phản ánh hết tính chất của đám đơng.

Theo Green (1991) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến tối thiểu là N ≥ 50 +8p, trong đó p là số biến độc lập. Thêm vào đó, theo Hair &ctg (2006) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011), số lượng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá là tối thiểu là năm lần của tổng số biến quan sát. Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 34, vậy số mẫu tối thiểu cho phân tích này là 34*5, tức là 170 mẫu. Do đó kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải là N ≥ max (50+8*5; 34*5) tức là 170 mẫu. Nghiên cứu này sử dụng nhân viên kinh doanh tại các công ty hoạt động trên địa bàn TP. HCM làm đối tượng khảo sát.

Tác giả muốn có được hơn 200 mẫu để kết quả xử lý có ý nghĩa hơn. Để đạt được kích thước mẫu trên, tác giả đã gửi 200 phiếu khảo sát trực tiếp đến các nhân viên kinh doanh. Vì đối tượng nhân viên kinh doanh không tập trung mà nằm rải rác nên tác giả phải dùng nhiều kênh để tiếp cận bao gồm đến các lớp học của trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM, đến các công ty có người quen làm kinh doanh, khách hàng, đối tác của công ty, mối quan hệ cá nhân… Tác giả đã thu lại được 130 phiếu khảo sát. Trong số 130 phiếu khảo sát thu về được, có 8 bảng không đánh đủ số câu hỏi nên không hợp lệ và bị loại. Đồng thời, công cụ Google Documents được sử dụng để khảo sát thêm. Kết quả, tác giả thu thập thêm được 110 mẫu hợp lệ. Như vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 232.

Một số đặc điểm nhân khẩu học

Các biến nhân khẩu học được đưa vào trong bảng câu hỏi với mục đích mơ tả mẫu. Các biến này được đưa vào phần mềm thông kê bằng việc mã hóa, cụ thể

như sau:

Giới tính = nam (0), nữ (1);

Tuổi = 20-25 (1), 26-30 (2), 31-35 (3), 35-40 (4), trên 40 (5); Chức vụ = Nhân viên (1), Trưởng/ phó phịng (2), Khác (3);

Mức thu nhập = < 10 triệu đồng/tháng (1), 10-15 triệu đồng/tháng (2), 16-20 triệu đồng/tháng (3), > 20 triệu đồng/tháng (4).

(Chi tiết đặc điểm mẫu xem tại chương 4)

Tóm tắt

Chương này trình bày các nội dung sau: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Các biến nghiên cứu và thang đo; (3) Chọn mẫu, kích cỡ mẫu lấy mẫu.

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định giả thuyết. Phương pháp nghiên cứu

được thực hiện qua hai bước – nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Qui trình nghiên cứu, cách hình thành thang đo và đáng giá thang đo, và cách thức chọn mẫu cho nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm mô tả mẫu, đánh giá thang đo, phân tích tương quan để kiểm định giả thuyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh tại TPHCM , (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)