Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại ngân hàng techcombank chi nhánh cà mau (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

2.5 Thực trạng hoạt động ngân hàng Techcombank

2.5.2 Đối thủ cạnh tranh

“Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cơng bố cho thấy, đến cuối năm 2015, hệ thống các tổ chức tín

dụng Việt Nam đang có tổng cộng 118 tổ chức tín dụng thành viên, chia làm 4 nhóm: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài; Cơng ty tài chính; Ngân hàng hợp tác xã (quỹ tín dụng nhân dân)”…

“Chiếm số lượng lớn nhất trong số đó là nhóm Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài với 55 tổ chức; kế đến nhóm các Cơng ty tài chính với 27 tổ chức; nhóm các NHTM Cổ phần có 28 tổ chức; nhóm các Ngân hàng thương mại Nhà nước là 7 tổ chức; và có duy nhất 1 Ngân hàng Hợp tác xã, điều đó khiến cho sức ép cạnh tranh của các ngân hàng trong nước rất lớn”.

“Techcombank trong số 28 Ngân hàng TMCP trong nước, phải cạnh tranh với những ngân hàng hàng đầu vì thị trường mục tiêu, định hướng có nhiều nét tương đồng. Ngồi ra, hầu hết các dịch vụ mà Techcombank cung cấp thì những Ngân hàng TMCP khác đều có. Điển hình, đối thủ nặng ký nhất đối với Techcombank đó là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)”.

Điểm mạnh của Vietcombank:

Ngân hàng Vietcombank được xem là một trong 04 ngân hàng TMCP nhà nước có quy mơ lớn, uy tín hàng đầu trong lực tài chính ngân hàng Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt 787.907 tỷ đồng, tăng 17% so năm 2015.

Dư nợ cho vay khách hàng đạt 460.808 tỷ đồng, tăng 8 % so với năm 2015. Huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 643.733 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức 2%, thấp hơn so với mức đại hội cổ đông giao và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành.

Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của Techcombank chỉ có 235.363 tỷ đồng tăng 43.370 tỷ đồng so với thời điểm năm 2015; Số dư tiền gửi khách hàng tại thời điểm 31/12/2016 là 173.449 tỷ đồng tăng trưởng ổn định 21,94% so với năm 2015

Nhân sự của Vietcombank được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung tồn ngành, có trình độ chun mơn cao,

được tiếp cận các kiến thức hiện đại

Ngân hàng Vietcombank có nhiều khách hàng truyền thống lớn và mạng lưới rộng khắp 50/64 tỉnh thành. Ngồi ra ngân hàng cịn nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngânhàng nhà nước trong các dự án lớn chính phủ.

Ngân hàng Vietcombank có mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất Việt Nam và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam.

Điểm yếu của Vietcombank:

Hoạt động chưa hiệu quả tối đa do bộ máy quản lý cồng kềnh, khiến cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi suất và trên thị trường tín dụng, do cấu phần đóng góp vào lợi nhuận vietcombank chưa thực sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ.

Tính đến cuối năm 2015, Vietcombank có một trụ sở chính và 96 chi nhánh với 368 phịng giao dịch hoạt động tại 50/64 tỉnh thành phố trong cả nước. Điều này khiến cho khách hàng Vietcombank gặp tình trạng quá tải vào những giờ cao điểm ở một vài chi nhánh khiến cho khách hàng không thuận tiện trong việc giao dịch với ngân hàng

Ngồi ra Techcombank cịn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đó là các ngân hàng TMCP tư nhân như ACB; Sacombank... NHTM Cổ phần DIDV, Vietinbank... ; Các ngân hàng nước ngoài; Ngân hàng liên doanh nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại ngân hàng techcombank chi nhánh cà mau (Trang 27 - 29)