Khái quát về SCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 32 - 35)

2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.1.1 Khái quát về SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 theo Quyết định số 2716/QĐ-NHNN ngày 26/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước trên cơ sở tự nguyện hợp nhất của ba ngân hàng TMCP: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB cũ), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Việc hợp nhất này dựa trên tinh thần tự nguyện của HĐQT ba ngân hàng nêu trên, là sự kiện sáp nhập/hợp nhất đầu tiên trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam và nhằm thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách tái cơ cấu của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN). Theo đó SCB đã được NHNN phê duyệt đề án tái cơ cấu bộ máy nguồn vốn hoạt động, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được NHNN chỉ định đại diện vốn nhà nước hỗ trợ SCB thực hiện đề án tái cơ cấu.

Kế thừa thành quả của các Ngân hàng trước hợp nhất, SCB hiện đang có trên 230 điểm giao dịch trải dài từ Nam ra Bắc phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất. Theo đó tại thời điểm SCB hợp nhất (01/01/2012), SCB có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam theo tiêu chí vốn điều lệ. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Bên cạnh những thành quả nêu trên SCB còn phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu trên 7% và ở mức báo động cao của NHNN, điều này đồng nghĩa với việc SCB thuộc diện chịu kiểm soát trực tiếp của NHNN và SCB phải tự tổ chức cơ cấu lại bảng cân đối tài chính đảm bảo thu hồi nợ và phát triển bền vững.

Được sự hỗ trợ vốn và chia sẻ kinh nghiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Hội đồng Quản Trị của SCB đã từng bước điều hành hoạt động ngân hàng theo đúng lộ trình đề án cơ cấu đã được NHNN chấp thuận.

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động năm 2012-2013 của SCB (Trích theo báo cáo tài chính 2013- SCB)

Tính đến 31/12/2013, giá trị tổng tài sản (hợp nhất) của SCB đạt 181.019 tỷ đồng, tăng 31.813 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,3% so với đầu năm. Tăng trưởng tổng tài sản trong năm 2013 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vồn huy động từ

dân cư và tổ chức kinh tế (huy động TT1). Điều này đã góp phần nâng cao tính bền vững và chất lượng của bảng tổng kết tài sản.

Cơ cấu tài sản trong năm 2013 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng dư nợ cho vay và tăng giá trị các khoản đầu tư, chủ yếu do tăng trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu của TCTD và trái phiếu VAMC. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của SCB trong việc cải thiện chất lượng xử lý nợ xấu, từ đó góp phần đẩy nhanh q trình tái cơ cấu tài chính của SCB.

Trong năm 2013, SCB đã chi trả 11.921,9 tỷ đồng khoản vay tái cấp vốn; trong đó gốc là 9.772,3 tỷ đồng và lãi là 2.149,6 tỷ đồng. Theo đó, SCB đã hồn thành sớm việc chi trả toàn bộ các khoản vay tái cấp vốn với tổng giá trị các khoản vay tái cấp vốn đã trả là 21.803,9 tỷ đồng; trong đó gốc là 19.250 tỷ đồng và lãi là 2.553,9 tỷ đồng. SCB đã bình thường hóa quan hệ và thực hiện đúng các cam kết với các TCTD trên thị trường liên ngân hàng, tiếp tục mở rộng và khôi phục hoạt động kinh doanh liên ngân hàng.

Để nâng cao năng lực tài chính của SCB, SCB đã tích cực kêu gọi các cổ đơng bổ sung tăng vốn điều lệ. HĐQT đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ số 20/PA-SCB-HĐQT.13 ngày 02/03/2013 và được NHNN chấp thuận theo văn bản số 1792/NHNN-TTGSNH ngày 19/03/2013. Đồng thời, theo Nghị quyết số 172/2013/NQ-SCB- ĐHĐCĐ ngày 26/04/2013 ĐHĐCĐ cũng đã ủy quyền cho HĐQT tiếp tục triển khai, điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ số 20/PA-SCB-HĐQT.13 và hoàn tất các thủ tục liên quan để tăng vốn điều lệ trong năm 2013. Ngồi ra, SCB đã tích cực tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài để mời gọi họ đầu tư, cùng tham gia tái cơ cấu thông qua các dự án mà SCB đang tài trợ, nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn thiện để cung cấp cho thị trường, góp phần phát triển kinh tế tại khu vực TP.Hồ Chí Minh.

Tính đến cuối năm 2013, các cổ đơng đã góp được tổng cộng 1.711 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ của SCB lên 12.295 tỷ đồng từ ngày 30/09/2013. Với việc tăng vốn thêm 1.711 tỷ đồng, SCB đã bổ sung và nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hệ số

CAR và giúp các khách hàng có thêm niềm tin vào SCB, vào sự quyết tâm của các cổ đông SCB trong việc đưa SCB vượt qua giai đoạn khó khăn. Hệ số an tồn vốn CAR của SCB đến cuối năm 2013 ở mức 9,95%, cao hơn 0,95% so với mức quy định tối thiểu 9%.

Trước bối cảnh kinh tế cịn nhiều khó khăn, thị trường tài chính – tiền tệ diễn biến phức tạp, năm 2013, toàn thể CBNV SCB vẫn nỗ lực để hoàn thành hầu hết các mục tiêu hoạt động và đạt tổng lợi nhuận trước thuế 60 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những thành công của SCB trong giai đoạn vừa qua khi hầu hết các hoạt động đều tập trung tái cơ cấu toàn diện theo chủ trương của NHNN, chú trọng hơn về chất lượng, đảm bảo phát triển đi đơi với an tồn, bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)