Tổng vốn chủ sở hữu của một số NHTMCP giai đoạn 2008 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

ĐVT: Tỷ đồng Tổng Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ CAGR 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Vietinbank 12.336 12.572 18.201 28.491 33.625 54.075 34,4% 2.Vietcombank 13.946 16.710 20.737 28.639 41.547 42.386 24,9% 3.ACB 7.766 10.106 11.377 11.959 12.624 12.504 10,0% 4.Sacombank 7.759 10.547 14.018 14.547 13.699 17.064 17,1% 5.Eximbank 12.844 13.353 13.511 16.303 15.812 14.680 2,7% 6.MB 4.424 6.888 8.882 9.642 12.864 15.148 27,9% 7.Techcombank 5.625 7.324 9.389 12.516 13.290 13.920 19,9% 8.SHB 2.267 2.417 4.183 5.831 9.506 10.356 35,5% 9.DongA Bank 3.515 4.201 5.420 5.814 6.104 5.885 10,9% Tổng cộng 70.482 84.118 105.718 133.742 159.071 186.018 21,4%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Nhìn vào Bảng 2.4, ta thấy rằng hầu hết các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu đều có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu khá cao, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt từ 10% trở lên, riêng Eximbank khơng có nhiều thay đổi đáng kể trong vốn chủ sở hữu của mình, tỷ lệ CAGR chỉ đạt ở mức 2,7%. Một lần nữa, ta thấy rằng Vietinbank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong vốn chủ sở hữu, với tỷ

lệ tăng trưởng ấn tượng 34,4%. Riêng đối với trường hợp của SHB, một trong những lý do khiến cho tỷ lệ CAGR của ngân hàng này đạt đến 35,5% chính là do thương vụ M&A với Habubank, làm cho vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh sau khi M&A.

Tương tự với diễn biến tăng trưởng của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP nằm trong xu hướng tăng từ 2008 – 2010. Tuy nhiên từ năm 2011 đến 2013, xuất hiện một vài trường hợp sụt giảm vốn chủ sở hữu tại một số NHTMCP như Eximbank, Sacombank và ACB, thế nhưng sự sụt giảm này là tương đối nhỏ.

 Dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động

Bên cạnh những tăng trưởng ấn tượng về tài sản, nguồn vốn thì các NHTMCP cũng đã có nhiều tăng trưởng đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng và huy động vốn trong giai đoạn 2008 – 2013. Bảng 2.5 thể hiện dư nợ tín dụng, nguồn vốn huy động cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân hàng của dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động của 09 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu từ năm 2008 đến 2013.

Xét về tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng, nhìn chung ta thấy rằng trong giai đoạn 2008 – 2013, các NHTMCP đều có mức tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng, nổi bật nhất là SHB với tỷ lệ CAGR là 65%, MB (40,9%) và Eximbank (31,5%). Ngồi Ngân hàng Đơng Á chỉ có mức tăng trưởng kép hàng năm đạt khoảng 16% thì các ngân hàng cịn lại trong mẫu đều có mức tăng trưởng từ 20% – 25%. Tín dụng tăng trưởng tốt trong những năm vừa qua đã góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế vực dậy sau khủng hoảng.

Xét về tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động, ngoại trừ SHB có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 62% và MB là 32,8% thì hầu hết các NHTMCP cịn lại đều có tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân trong khoảng 15% – 25%. Tuy nhiên, khi xét về giá trị tuyệt đối qua các năm, ta thấy rằng trong vài năm gần đây, 2012 – 2013, có một số ngân hàng chứng kiến sự giảm sút nguồn vốn huy động của mình. Cụ thể là ACB có sự sụt giảm vốn huy động hơn 30%, từ 235 nghìn tỷ (2011) xuống cịn 151 nghìn tỷ (2013). Bên cạnh đó, Eximbank và Techcombank cũng bị

Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động của một số NHTMCP giai đoạn 2008 – 2013. ĐVT: Tỷ đồng Dư nợ tín dụng Tỷ lệ CAGR 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Vietinbank 120.752 163.170 234.205 293.434 333.356 376.289 25,5% 2.Vietcombank 112.793 141.621 176.814 209.418 241.163 274.314 19,5% 3.ACB 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815 107.190 25,2% 4.Sacombank 35.009 59.657 82.485 80.539 96.334 110.566 25,9% 5.Eximbank 21.232 38.382 62.346 74.663 74.922 83.354 31,5% 6.MB 15.740 29.588 48.797 59.045 73.912 87.278 40,9% 7.Techcombank 26.343 42.093 52.928 63.451 68.261 70.275 21,7% 8.SHB 6.253 12.829 24.376 29.162 56.940 76.510 65,0% 9.DongA Bank 25.571 34.356 38.321 44.003 50.650 53.049 15,7% Tổng 398.526 584.053 807.465 956.525 1.098.354 1.238.825 25,5% Nguồn vốn huy động Tỷ lệ CAGR 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Vietinbank 174.905 220.591 339.699 420.212 460.082 511.670 23,9% 2.Vietcombank 159.989 169.457 208.320 241.700 303.942 334.259 15,9% 3.ACB 91.174 134.988 183.132 234.503 159.500 150.988 10,6% 4.Sacombank 58.635 86.335 126.203 111.513 123.753 140.770 19,1% 5.Eximbank 32.331 46.989 70.705 72.777 85.519 82.650 20,6% 6.MB 38.666 59.279 96.954 120.954 152.358 159.690 32,8% 7.Techcombank 51.582 79.363 130.052 160.127 161.211 140.983 22,3% 8.SHB 11.743 24.616 44.651 61.900 97.475 130.952 62,0% 9.DongA Bank 29.797 36.714 47.756 48.120 61.691 67.421 17,7% Tổng 648.822 858.331 1.247.472 1.471.806 1.605.531 1.719.383 21,5%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng.

 Về lợi nhuận thuần trong năm

Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.1 thể hiện lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2008 – 2013 của một số NHTMCP lớn tại Việt Nam. Trong số 09 NHTMCP được lựa chọn để xem xét thì khối các NHTMNN đã cổ phần hóa vẫn đạt mức lợi nhuận cao nhất và vượt trội hẳn so với các ngân hàng cịn lại. Nhìn một cách tổng quát, lợi nhuận của các ngân hàng đã dần có sự phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế và nằm trong xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2011. Tuy nhiên, trong hai năm sau đó, 2012 –

2013, lợi nhuận của các ngân hàng có sự biến động phức tạp hơn. Đa số các ngân hàng đều chịu sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận trong hai năm gần đây, ngoại trừ Vietinbank với mức lợi nhuận sau thuế chỉ giảm nhẹ, còn Vietcombank và MB thì đạt được sự gia tăng trong lợi nhuận sau thuế, so với năm 2011. Một trong những lý do cho việc sụt giảm lợi nhuận này có thể kể đến chính là tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ngày một tăng cao và diễn biến khá phức tạp, buộc các ngân hàng phải trích lập dự phịng để xử lý và từ đó làm cho lợi nhuận kinh doanh bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)