Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2004 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 56)

Từ Biểu đồ 2.5, kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng vẫn nằm trong mạch tăng, đỉnh điểm lên tới 4,08% vào năm 2012 và sau đó hạ nhiệt xuống cịn 3,61% vào cuối năm 2013. Một trong những lý do giải thích cho sự hạ nhiệt này chính là việc các ngân hàng thương mại đã áp dụng hàng loạt giải pháp để giải quyết vấn đề nợ xấu như tái cấu trúc khoản vay; dùng trích lập dự phịng rủi ro để xóa nợ; và đặc biệt đó là sự ra đời của Cơng ty Quản lý tài sản (VAMC) được NHNN thành lập vào tháng 7/2013.

Điểm tích cực của VAMC là giúp giãn thời gian ghi nhận nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy, duy trì được sự ổn định của hệ hống và giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Hơn nữa, VAMC còn giúp các ngân hàng làm sạch báo cáo tài chính và có thêm nguồn vốn hỗ trợ hoạt động

2,90% 3,20% 3,00% 2,00% 3,50% 2,20% 2,60% 3,40% 4,08% 3,61% 0,0% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 2,5% 3,0% 3,5% 4,0% 4,5%

(từ khoản vay tái cấp vốn). Nhờ đó các ngân hàng có thêm dư địa để thúc đẩy hoạt động tín dụng. Tính đến cuối năm 2013, VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng và đã “địi” được khoảng 200 tỷ đồng nợ xấu.

Biểu đồ 2.6 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP lớn trong giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế đến năm 2013. Cả Vietinbank và Vietcombank đều có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm khủng hoảng 2008 thế nhưng tỷ lệ này đã giảm thấp trong 5 năm tiếp sau đó. Cũng tương tự như với tỷ lệ nợ quá hạn, Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn tương đối nhiều so với Vietcombank và cũng là ngân hàng có rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1%, ngoại trừ năm 2012 là 1,46%. Trong khi đó, mặc dù biên độ dao động tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cũng khá thấp tuy nhiên ngân hàng này lại có tỷ lệ nợ xấu cao hơn, nằm trong khoảng 2% - 3%, và vẫn trong xu hướng tăng kể từ năm 2011.

Sự kiện xảy ra đối với ACB năm 2012 cũng đã phần nào khiến cho rủi ro tín dụng của ngân hàng này tăng cao từ 0,89% (năm 2011) lên đến 2,46% (năm 2012) và tiếp tục tăng đến 3,03% vào năm 2013. Qua đó cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tại ACB vẫn cịn khá lớn. Tương tự, với thương vụ M&A của mình, SHB đã gánh thêm nợ xấu của Habubank khiến cho nợ xấu đang dưới mức 3% trong giai đoạn trước đó đã tăng mạnh lên đến 8,8% vào năm 2012, tỷ lệ này tuy đã giảm mạnh còn 5,66% một năm sau đó nhưng rủi ro tại SHB vẫn cịn khá cao.

Sacombank và MB là hai NHTMCP có rủi ro tín dụng ở mức thấp trong giai đoạn 2008 - 2013, mặc dù hai năm gần nhất thì tỷ lệ nợ xấu của hai ngân hàng này có tăng cao, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ln thấp hơn mức 3%. Trong khi đó, rủi ro tín dụng lại có xu hướng tăng đối với Techcombank và Đông Á, khi mà tỷ lệ nợ xấu trong 2012 – 2013 tăng cao so với giai đoạn trước đó, vượt qua mức 3%.

Nhìn chung, qua một số phân tích về tỷ lệ nợ xấu, ta thấy rằng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP đang có xu hướng tăng trong vài năm gần đây, nguyên nhân có thể xuất phát từ bản thân mỗi ngân hàng cũng như nguyên nhân khách quan từ mơi trường kinh tế bên ngồi, nhưng sự gia tăng rủi ro này sẽ làm tăng nguy cơ mất vốn, cũng

như gia tăng khả năng sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực cho toàn hệ thống cũng như cho nền kinh tế.

Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)