Kết quả hồi quy Pooled regression với biến phụ thuộc NIM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 110)

Giá trị Prob (F-statistic) bằng 0,047884 < 0,05, do đó ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0 : Mơ hình là khơng phù hợp  Tức là mơ hình hồi quy ta đang xem xét là phù hợp và có thể sử

dụng được. Giá trị R-squared đạt 20,24%, có nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình đã giải thích được 20,24% sự biến động của NIM. Cịn 79,76% còn lại sự biến động của NIM chưa được giải thích là do sai số và bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mơ hình.

Bảng kết quả hồi quy cho thấy rằng biến NPLR (tỷ lệ nợ xấu : Nợ xấu / Tổng dư nợ)

và biến LDR (Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động) khơng có ý nghĩa thống kê; trong khi đó, biến LLPR (Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng / Nợ q hạn) thì lại có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì :

Với mức ý nghĩa 5%, khi tỷ lệ Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Nợ quá hạn

(LLPR) của các ngân hàng tăng (giảm) 1% thì NIM trung bình của 09 ngân hàng tăng (giảm) 0,016076% (β3= 0,016076). Như vậy, ta thấy rằng tỷ lệ này có tác động đồng biến lên NIM của các NHTMCP.

 Nhận xét chung từ kết quả hồi quy:

Thông qua các kết quả hồi quy dữ liệu bảng ở trên, ta thấy rằng kết quả nghiên cứu tìm được đã phần nào có sự trùng khớp với một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới. Cụ thể như sau :

- Tỷ lệ nợ xấu (biến NPLR) có tác động nghịch chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với các kết quả thực nghiệm thực hiện bởi các tác giả Felix và Claudine (2008), Kargi (2011), Oke và các cộng sự (2012), và Ogboi và Unuafe (2013) tại Nigeria; Hosna và các cộng sự (2009) tại Thụy Điển; Epure và Lafuente (2012) tại Costa Rica; và Kaaya và Pastory (2013) tại Tanzania.

- Tỷ lệ Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động (biến LDR) có tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Điều này tương đồng với kết quả thực nghiệm mới đây của Ogboi và Unuafe (2013) thực hiện tại Nigeria.

- Tỷ lệ Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Nợ q hạn (biến LLPR) có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam. Điều này cũng trùng khớp với nghiên cứu thực nghiệm tại Nigeria của hai tác giả Ogboi và Unuafe (2013).

 Như vậy, sau khi kiểm định thực nghiệm tại Việt Nam, ta có thể khẳng định rằng

rủi ro tín dụng thực sự có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Căn cứ vào các hệ số hồi quy, ta thấy rằng trong 03 biến đại diện cho rủi ro tín dụng thì biến tỷ lệ nợ xấu là có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, trong đó, mức độ tác động của tỷ lệ nợ xấu lên ROE rất mạnh so với lên ROA.

2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

2.3.1. Nhận xét chung

Từ kết quả hồi quy, ta thấy rằng rủi ro tín dụng (cụ thể là tỷ lệ nợ xấu) có tác động nghịch chiều lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả này là tương đồng với thực trạng diễn ra đối với các NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua. Thực vậy, trong hai năm gần đây 2012 - 2013, đa số các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu đều có tỷ lệ nợ xấu gia tăng, tức rủi ro tín dụng đã gia tăng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA, ROE) của đa số ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2013 bị giảm sút.

Từ thực trạng cũng kết quả phân tích hồi quy về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, ta có thể thấy rằng rủi ro tín dụng thực sự là một trong những yếu tố có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tác động này là nghịch chiều : rủi ro tín dụng tăng khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP bị giảm sút.

2.3.2. Những mặt đạt được trong công tác hạn chế tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

 Trong thời gian qua, các NHTMCP đã áp dụng một số công cụ quản lý rủi ro có

hiệu quả nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Các ngân hàng đã và đang thực hiện cơng tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng; phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó, các NHTMCP cịn thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN; quy chế cho vay và chủ trương đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư; thành lập phịng Quản lý rủi ro;… Những việc làm này đã góp phần khơng nhỏ trong việc giúp các ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng.

 Cơng tác quản trị cho vay ngày càng hiệu quả đã đóng vai trị quan trọng hàng đầu

cho sự phát triển ổn định và bền vững với lợi nhuận ngày càng tăng đối với các NHTMCP. Nhờ vào hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả đã giúp cho lợi nhuận của các ngân hàng có sự phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và nằm trong xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2011 và đồng thời cũng đã giúp các ngân hàng tránh được sự sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận trong hai năm gần đây khi mà tình hình nợ xấu diễn biến vơ cùng phức tạp.

 Sự ra đời của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO) làm cho quản trị cho vay

ngày càng chuyên nghiệp hơn theo thông lệ quốc tế, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Về khía cạnh quản trị rủi ro tín dụng, Hội đồng ALCO của mỗi NHTM sẽ chịu trách nhiệm thực thi việc xây dựng chính sách, chiến lược quản trị tín dụng; xác định các giới hạn trong quản trị tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng; phân tích tình hình thực hiện của bộ phận chức năng thực hiện; kiểm soát, đo lường các rủi ro về tín dụng và dự kiến các biện pháp phịng ngừa, xử lý và thực hiện điều chỉnh trong chính sách quản lý cho vay cho phù hợp. Bên cạnh đó, Hội đồng ALCO cịn

thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với tồn bộ hệ thống NHTMCP. Với quy trình hoạt động như thế, Hội đồng này đã góp phần khơng nhỏ vào cơng tác hạn chế tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua.

 Thông qua việc các NHTMCP chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống

ngân hàng trong thời gian qua với nhiều cách khác nhau như sáp nhập, hợp nhất, xử lý nợ xấu, tìm kiếm nhà đầu tư nước ngồi để nâng cao năng lực tài chính, quản trị… đã góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng và hạn chế tác động tiêu cực của loại rủi ro này đến hiệu quả hoạt động của mình.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 – 2015”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng; phấn đấu đến cuối năm 2015, hình thành được ít nhất một đến hai ngân hàng thương mại có trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực. Chính phủ khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mơ lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, màng lưới phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động…

 Bên cạnh đó, sự ra đời của Cơng ty Quản lý tài sản (VAMC), được NHNN thành

lập vào tháng 7/2013 cũng là một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung cũng như quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng

nói riêng. VAMC sẽ giúp giãn thời gian ghi nhận nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy, duy trì được sự ổn định của hệ hống và giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Hơn nữa, VAMC còn giúp các ngân hàng làm sạch báo cáo tài chính và có thêm nguồn vốn hỗ trợ hoạt động (từ khoản vay tái cấp vốn. Tính đến tháng 05/2014, theo thống kê từ Phó chủ tịch VAMC, ơng Nguyễn Quốc Hùng thì VAMC đã mua trên 45.000 tỷ đồng nợ xấu và đang tiến hành phân loại, sắp xếp và từng bước xử lý. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đang chững lại, bởi các ngân hàng đã mạnh dạn bán nợ cho VAMC và VAMC cũng mạnh dạn mua nợ từ các ngân hàng.

 Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các NHTMCP Việt Nam cũng đã từng bước triển

khai hệ thống Core banking, góp phần thúc đẩy việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, quản lý nội bộ và đặc biệt là quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Một trong những tiện ích của Core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp… với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng. Hiện nay, đa số các NHTMCP lớn đều có triển khai hệ thống Core banking trong hệ thống ngân hàng của mình, chẳng hạn như Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank, MB, … Chính nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ này mà các ngân hàng đã rút ngắn được thời gian xử lý công việc nhưng đem lại hiệu quả cao và chính xác. Đặc biệt, hệ thống này đã góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc quản trị các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình.

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.3.1. Những mặt hạn chế 2.3.3.1. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà các NHTMCP đã đạt được trong thời gian qua thì cũng cịn tồn tại khơng ít mặt hạn chế.

 Việc quản lý rủi ro của các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách

hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh, từ đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.

 Hiện nay, các ngân hàng vẫn dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo khi cho vay, nhưng

ít thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo, cộng với những vướng mắt, bất cập liên quan đến tài sản đảm bảo trong quá trình thanh lý, dẫn đến khi khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.

 Công tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề của nhiều ngân hàng còn tồn tại

nhiều bất cập. Nhiều ngân hàng vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu nhằm cảnh báo rủi ro tín dụng, do đó dẫn đến việc chậm phát hiện ra rủi ro. Hơn nữa, việc xây dựng một quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp xử lý nợ đối với khách hàng cịn chưa được hồn thiện. Chính vì thế cán bộ ngân hàng cịn nhiều lúng túng khi xử lý các khoản nợ xấu, thời gian xử lý kéo dài.

 Việc quản trị cho vay so với các danh mục khác trong tài sản có của các NHTMCP

chưa hợp lý. Thực tế cho thấy công tác quản trị cho vay so với các danh mục khác trong tài sản có của các NHTMCP chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn đầu tư vào chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết, thành lập cơng ty con,… so với dư nợ cho vay chưa hợp lý. Đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm, giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng khiến cho các ngân hàng e dè hơn trong việc đầu tư của mình. Ví dụ điển hình, theo thống kê của VPBS, trong giai đoạn 2011 - 2012, tỷ trọng danh mục “cho vay và ứng trước khách hàng” của các ngân hàng chiếm khoảng gần 60% tổng tài sản có, trong khi đó khoản mục “góp vốn và đầu tư dài hạn” chỉ chiếm hơn 10% tổng tài sản. Chính việc tập trung quá vào khoản mục tín dụng sẽ khiến cho các ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro cao hơn khi nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi.

 Một số ngân hàng vẫn còn chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của công tác quản

trị rủi ro tín dụng. Theo ơng Hubert Knapp - Giám đốc điều hành Dịch vụ tư vấn tài chính của Ernst &Young tại Việt Nam, các cán bộ ngân hàng thường coi quản trị rủi ro là công việc thường nhật, mang tính chất thủ tục nhiều hơn. Ví dụ, khi có khách hàng đến xin vay thì sẽ có một danh sách những điều kiện cần kiểm tra và chỉ đánh dấu vào đó, xem là cái gì có, cái gì chưa có... Trên thực tế, cơng tác quản trị rủi ro không đơn giản như vậy. Nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn coi mảng quản trị rủi ro tín dụng chỉ là một hoạt động hỗ trợ, đặc biệt khâu kiểm sốt tín dụng sau cho vay còn lỏng lẻo, vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

 Số liệu về nợ xấu được các ngân hàng cơng bố chưa thực sự chính xác và minh

bạch. Trong một báo cáo vừa qua, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service giữ nguyên triển vọng ‘tiêu cực’ về hệ thống ngân hàng của Việt Nam và cho rằng, nợ xấu trong các ngân hàng thương mại của Việt Nam cao hơn nhiều so với con số chính thức được cơng bố. Theo ước tính mà Moody’s đưa ra, tài sản có vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam phải chiếm ít nhất 15% tổng tài sản, cao hơn nhiều so với con số nợ xấu 4,7% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào tháng 10/2013. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch cũng cho rằng, mức nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải là 15%, mức cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á được Fitch theo dõi. Theo TS. Lê Đăng Doanh, lý do của sự chênh lệch về số liệu nợ xấu xuất phát từ việc chúng ta không áp dụng tiêu chuẩn giống nhau để xác định nợ xấu. NHNN cũng cho rằng vấn đề nằm ở chỗ do khơng có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)