Tóm tắt các kết quả thống kê mơ tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt lên hiệu quả hoạt động và giá trị của các doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 45 - 47)

niêm yết trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2012.

Biến Số quan sát Mean Std. Dev. Min Max

LIQ 524 0.1048 0.1034 0.0004 0.5321 MTB 524 0.8521 0.7264 0.1149 10.7195 RSIZE 524 27.8817 1.1719 25.5950 31.6532 LEV 524 0.4765 0.2096 0.0648 0.8747 OCF 524 0.0601 0.1479 -0.6959 1.1893 NWC 524 0.1068 0.1792 -0.3979 0.6240 CAPEX 524 0.0413 0.1003 -0.9470 0.7130 ICF 524 -0.0485 0.0992 -0.5674 0.4918 FIN 524 0.0036 0.1609 -1.3400 0.5899 VAROCF 524 1.0235 12.8632 0.0066 208.6599 ROA 524 0.0737 0.0868 -0.6491 0.5010 PBR 524 0.5909 0.5395 0.0164 3.724

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11

Như kết quả trình bày ở bảng 2, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của 131 cơng ty niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 10.48%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Attaullah Shah (2011) với mức 8.61% cho các doanh nghiệp phi tài chính tại một quốc gia đang phát triển là Pakistan, cao hơn

Kim và các cộng sự (1999) với mức 8.1%. Nghiên cứu của Opler và các cộng sự (1999) công bố tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình cao hơn tại mức 17%. So với các nghiên cứu thực nghiệm gần đây, nghiên cứu của Lee và Powell (2010) báo cáo tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình rất cao tại mức 26%, và nghiên cứu năm 2008 của Dittmar và Mahrt-Smith báo cáo tỷ lệ 22%. Tuy nhiên, khi nghiên cứu 839 công ty tại Vương quốc Anh trong giai đoạn 1995 -1999, Ozkan và Ozkan (2004) công bố tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình tại mức 9.9%, mức nắm giữ này được xem là tương đương với tỷ lệ 10.48% của bài nghiên cứu này.

Hình 1: Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình trong giai đoạn 2009 -2012

Tỷ số tiền trung bình của các doanh nghiệp có xu hướng giảm từ sau khủng hoảng, trong năm 2009, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình ở mức 11.5% sau đó giảm xuống cịn 10.4% trong năm 2010. Tuy có sự gia tăng nhẹ trong năm 2011 với 15%, nhưng trong năm 2012, tỷ lệ này đã giảm xuống tương đối đáng kể cịn 9.5%. Có thể lý giải sự sụt giảm trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các doanh nghiệp do lợi nhuận theo năm của có xu hướng giảm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế sau khủng hoảng.

Và nhìn chung, khơng có sự phân hóa rõ rệt giữa các ngành trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.

Bảng 3 trình bày tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình (LIQ) theo ngành của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt lên hiệu quả hoạt động và giá trị của các doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)