Phương diện học hỏi và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vinatex tp HCM (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM

1.2. Bảng cân bằng điểm và tổ chức công

1.2.5.4. Phương diện học hỏi và phát triển

Đây là phương diện gốc rể của các tổ chức, phương diện học hỏi và phát triển xác định những mục tiêu liên quan đến nhân viên, công nghệ thông tin, liên kết tổ chức…

Nguồn lực giảng viên và đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng và

quyết định đến sự thành công trong mọi chiến lược của các tổ chức. Mơi trường giáo dục có một sự đặc biệt hơn đó là nguồn lực giảng viên. Đây là nguồn lực cực kỳ quan trong để làm nên thương hiệu, danh tiếng các tổ chức giáo dục.

Nguồn lực giảng viên phải có chất lượng tốt, tâm huyết với nghề nghiệp. Đồng thời với quá trình đào tạo thì việc quản lý của nhân viên cũng phải thực hiện một cách khoa học. Cho nên đội ngũ nhân viên cũng phải được đào tạo và nâng cao kỹ năng, kiến thức.

Văn hóa tổ chức: Yếu tố văn hóa đã tạo nên sự thành cơng cho rất nhiều tổ

chức tư nhân cũng như tổ chức công. Đối với cơ sở giáo dục cũng vậy. Nó đã tạo nên một sức mạnh gắng kết mọi nhân viên với nhau. Nhưng vấn đề đo lường yếu tố này cực kỳ khó khăn tại vì đây là yếu tố liên quan đến tài sản vơ hình ở các tổ chức. Với những mục tiêu như sau:

- Liên kết các mục tiêu của nhân viên tới sự thành công. - Chia sẽ những giá trị thành công.

Ứng dụng công nghệ thông tin đã và sẽ trở thành những yếu tố quan trọng góp phần vào thành cơng các tổ chức cho nên phải đầu tư những trang thiết bị tốt về cơng nghệ thơng tin để đảm bảo cho q trình hoạt động đào tạo, quản lý một cách tốt nhất tạo ra năng suất hiệu quả cao nhất. Minh họa một số thước đo Đí h kèm phụ lục 4)

1.2.5.5. Bản đồ chiến lược các mục tiêu

Theo Kaplan (2012) thì Bản đồ chiến lược là một bức tranh để diễn tả mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu chiến lược thông qua bốn phương diện của Bảng cân bằng điểm.

Để thực hiện được chiến lược thì lãnh đạo cấp cao cần cụ thể hóa chiến lược để cho tồn bộ tổ chức hành động thực hiện. Và để thực hiện thành cơng chiến lược thì điều đầu tiên đó là phải làm cho các nhân viên – những người thực hiện chiến lược – hiểu được chiến lược của tổ chức. Để thực hiện được điều này cần đến một công cụ tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả đó là Bản đồ chiến lược các mục tiêu. Chiến lược sẽ được diễn giải thành các mục tiêu có mối quan hệ nhân quả với nhau ở bốn phương diện. Các mục tiêu phải được lựa chọn một cách khoa học, khách quan phù hợp với chiến lược được đưa ra.

Việc triển khai các Bản đồ chiến lược phụ thuộc vào các chiến lược của các tổ chức. Đối với chiến lược các tổ chức khác nhau có sự khác nhau rất lớn điều đó sẽ quyết định đến mục tiêu và Phương diện nằm trên cùng của Bản đồ chiến lược.

Giảm chi phí TÀI CHÍNH HỌC HỎI & PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH NỘI BỘ Lợi nhuận Nâng cao hiệu quả hoạt động Tăng chất lượng

đào tào,chất lượng dịch vụ cho sv Đầu tư và Phát

triển chương trình mới

Nâng cao sự hài lịng của khách hàng

Nâng cao uy tín, chất lượng giảng dạy Tăng số lượng khách hàng

Tăng nguồn thu

Nâng cao kiến thức, kỹ năng nhân viên Ứng dụng công nghệ thông tin vào

giảng dạy, quản lý Đẩy mạnh văn hóa và liên kết tổ chức Tăng cường nghiên cứu khoa học KHÁCH HÀNG Sứ mệnh

Nâng cao thu nhập CB – GV- CNV

1.2.6. Các thước đo của Bảng cân bằng điểm và mối quan hệ giữa các thước đo 1.2.6.1. Các thước đo

Thời gian đầu tiên khi Kaplan và Norton phát triển Bảng cân bằng điểm nhằm mục đích là đo lường thành quả hoạt động. Để cho việc đo lường thành công thì một trong những yếu tố quan trọng đó là thước đo.

Thước đo là tiêu chuẩn đo lường mà hiệu quả, hiệu suất, sự tiến bộ, hoặc chất lượng của một kế hoạch, quy trình, hoặc sản phẩm có thể được đánh giá. (http://www.businessdictionary.com/definition/metrics.html) .

Theo Parmenter (2007) thì có 3 loại thước đo là

Chỉ số kết quả cốt yếu (Key Result Indicatosr-KRIs): Cho biết bạn đã làm

được gì với một chỉ tiêu.

Đặc điểm chung của chỉ số đo lường này là kết quả của nhiều hoạt động, cho thấy bạn có đi đúng hướng hay khơng. Nhưng khơng cho bạn biết cần phải làm gì để cải thiện những kết quả trên. Chỉ số này cung cấp thông tin lý tưởng cho hội đồng quản trị. Ví dụ như thước đo về thị phần.

Chỉ số hiệu quả hoạt động (Performance indicators- PIs): Cho biết bạn cần

làm gì và gắn với từng cá nhân. Đây là những thước đo phi tài chính được quyết định bởi các cấp quản lý cơ sở. ví dụ như số lần khách hàng khiếu nại.

Chỉ số hiệu quả cốt yếu (Key Performance indicators- KPIs): Cho biết bạn

cần phải làm gì để tăng hiệu quả lên một cách đáng kể. KPI đóng vai trị quan trọng đối với quá trình đo lường trong tổ chức tại vì KPI sẽ ảnh hưởng và tác động đến nhiều chỉ số hiệu quả hoạt động.

“KPI biểu thị một tập hợp các thước đo tập trung vào các phương diện hoạt động của tổ chức điều đóng vai trị quan trọng cho thành cơng hiện tại và tương lai của tổ chức”( Parmenter, 2007, trang 3). KPI có đặc điểm là các chỉ số được đánh giá thường xuyên, chịu tác động của đội ngũ quản trị cấp cao, gắn trách nhiệm cho

từng cá nhân hoặc từng nhóm, có tác động lớn và có tác động một cách tích cực lên tất cả các chỉ số đo lường kết quả khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm (balanced scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vinatex tp HCM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)