Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của Vietcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 39 - 42)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Huy động từ dân cư 121.587 162.080 173.142

Tổng huy động 241.700 303.942 334.259

Tỷ trọng HĐ từ dân cư 50,30% 53,33% 51,80%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank”

Đồ thị 2.1: Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư

“Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank”

Năm 2010 được xem là năm các ngân hàng trong hệ thống phải đối diện với nhiều khó khăn như: sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an toàn theo thơng tư 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT-NHNN. Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2010, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hố các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống cơng nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn, chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt với mức huy động đạt được cao nhất trong vòng 5 năm.

51.80% 48.20% Năm 2013 Tỷ trọng HĐ từ dân cư Tỷ trọng HĐ từ TCKT & liên NH 50.30% 49.70% Năm 2011 Tỷ trọng HĐ từ dân cư Tỷ trọng HĐ từ TCKT & liên NH 53.33% 46.67% Năm 2012 Tỷ trọng HĐ từ dân cư Tỷ trọng HĐ từ TCKT & liên NH

Năm 2011, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn cá nhân phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo Vietcombank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm huy động … Bên cạnh đó, Vietcombank cịn chủ động huy động vốn từ nước ngồi, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Tính đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ quy đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,3% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank.

Tiếp tục phát huy lợi thế trong cơng tác huy động vốn, tính đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011. Trong đó, huy động vốn từ dân cư đạt 162.080 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 53,33% trong tổng huy động vốn từ nền kinh tế. Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng cao thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank, cũng như khẳng định Vietcombank đã đi đúng định hướng của chiến lược phát triển bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn định. Năm 2013, Vietcombank luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 334.259 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, vượt mức kế hoạch 12% đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, tỷ trọng huy động vốn từ dân cư vẫn duy trì ổn định, chiếm 51,8%, cho thấy trọng tâm trong mục tiêu huy động vốn vẫn được đảm bảo.

2.2.1.2 Về hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)