Về dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52 - 54)

1.3 .3Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các dịch vụ NHBL

2.2 Thực trạng hoạt động NHBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

2.2.2.4 Về dịch vụ thẻ

Theo báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2012, tính đến 31/12/2012, tồn thị trường có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm 2011).

Trong đó, các ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank và ACB được xem là những ngân hàng đi đầu trong dịch vụ phát hành và sử dụng thẻ. Thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn 92,31% trong khi thẻ quốc tế chỉ chiếm 7,69%. Điều này cho thấy, thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng. Ngân hàng có số lượng thẻ lớn nhất vẫn là Vietinbank với 12,6 triệu thẻ, chiếm 23,09% thị phần. Agribank đứng vị trí thứ hai với hơn 10,6 triệu thẻ, tăng 27% so với năm 2011, chiếm 20% thị phần. Vietcombank chỉ đứng vị trí thứ ba về lượng thẻ phát hành tuy nhiên đây cũng nằm trong chiến lược kinh doanh thẻ từ năm 2010 của Vietcombank khi xác định mục tiêu tăng trưởng thẻ không phải là số lượng thẻ phát triển mới mà là doanh số thanh toán, lượng người sử dụng thẻ thực tế và đặc

biệt là hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là năm 2012 hoạt động thanh toán thẻ quốc tế tăng 21% so với năm 2011 và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về thanh toán thẻ quốc tế, chiếm 50% thị trường thẻ.

Tính đến 31/12/2013, tổng số lượng thẻ phát hành của 50 tổ chức phát hành đạt hơn 66,2 triệu thẻ, tăng hơn 20% so với 2012, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92,3%, thẻ tín dụng 3,67% và thẻ trả trước 4,03%. Vietinbank tiếp tục chiếm giữ vị trí đứng đầu thị trường với 23% thị phần thẻ ATM và 35% thị phần thẻ tín dụng quốc tế. Trong khi đó, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ quốc tế với 44% thị phần tại thị trường thẻ.

Về cơ sở hạ tầng phục cho thanh tốn, tồn hệ thống có 46 ngân hàng thương mại đã trang bị máy ATM và máy POS với số lượng đạt trên 14.400 máy ATM và hơn 104.400 máy POS. Trong đó, Vietinbank đứng đầu về thị phần máy ATM trong hệ thống chiếm 15% thị phần, đứng thứ hai là Agribank với hơn 14% thị phần. Vietcombank đứng vị trí thứ ba với 12,86% thị phần.

Bảng 2.10: Thị phần máy ATM của các ngân hàng năm 2012 Ngân hàng Vietinbank Agribank Vietcombank BIDV Ngân hàng Vietinbank Agribank Vietcombank BIDV

Thị phần 15% 14,5% 12,86% 9%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”

Trong nhiều năm qua, Vietcombank ln duy trì và giữ vững vị trí ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất nước với số lượng máy POS vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 31/12/2012 Vietcombank phải nhường vị trí dẫn đầu này cho Vietinbank khi ngân hàng này vươn lên chiếm 30% thị phần, Vietcombank vẫn theo sát với 32.178 máy chiếm hơn 29% thị phần cả nước.

Bảng 2.11: Thị phần máy POS của các ngân hàng năm 2012 Ngân hàng Vietinbank Vietcombank Agribank BIDV Ngân hàng Vietinbank Vietcombank Agribank BIDV

Thị phần 30% 29% 6,7% 5%

2.2.2.5 Về hoạt động ngân hàng điện tử

Tính đến 31/12/2012, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB khoảng hơn 1,6 triệu, chiếm trên 25% thị phần.

Tuy nhiên, các mảng kinh doanh truyền thống của ngân hàng như huy động vốn và cho vay đang dần bị thu hẹp vì vậy các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh mảng dịch vụ phi truyền thống và ngân hàng điện tử là một trong những mảng dịch vụ nằm trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Mặc dù Vietcombank là một trong những ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm và đã từng chiếm vị trí dẫn đầu vào năm 2010 với khoảng 895.343 khách hàng, chiếm 35% thị phần nhưng hiện nay Vietinbank đã giành được vị trí dẫn đầu với gần 3 triệu khách hàng. Vietcombank đang mất dần ưu thế của mình khi ngân hàng điện tử trở thành mảng dịch vụ nằm trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng TMCP khi hoạt động huy động và cho vay không thể cạnh tranh được với khối ngân hàng quốc doanh.

2.2.2.6 Về dịch vụ chuyển tiền kiều hối

Vietcombank nằm trong nhóm các ngân hàng có dịch vụ chuyển tiền kiều hối tốt nhất Việt Nam với lượng tiền kiều hối thu hút được tính đến cuối năm 2012 đạt 1,23 tỷ USD, chiếm khoảng 12% thị phần. Mặc dù nằm trong nhóm ngân hàng thu hút lượng tiền kiều hối lớn nhưng Vietcombank phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về thị phần với các đối thủ chính như Vietinbank (1,2 tỷ USD), ngân hàng Đông Á (1,5 tỷ USD) và Sacombank (1,3 tỷ USD).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)